Hiện nay, tình trạng trẻ nhỏ bị mắc bệnh là không hề hiếm gặp. Với gia đoạn đầu này việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, trẻ em là đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, trong trường hợp trẻ chưa có giấy khai sinh trẻ sẽ được cấp 1 mã thẻ BHYT tạm thời để phục vụ việc khám chữa bệnh. Chi tiết về vấn đề này các bậc bố mẹ có thể tham khảo trong bài viết dưới đây nhé. Quy định của pháp luật Căn cứ theo Thông tư 30/2020/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/12/2020 hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP về BHYT. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2021 Cách ghi mã thẻ BHYT tạm thời cho trẻ chưa có giấy khai sinh Theo quy định Khoản 1, Điều 10, Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ em sau khi sinh chưa được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi mã thẻ BHYT tạm thời, gồm các nội dung: Mã đối tượng: ghi ký hiệu là TE; Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế: ghi ký hiệu là số 1; Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg) nơi người mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Mã định danh y tế: ghi theo quy định tại Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế (sau đây gọi là Quyết định số 2153/QĐ-BYT). Cấp mã thẻ BHYT tạm thời phục vụ cho việc quản lý hồ sơ bệnh án Đối với việc cấp mã thẻ BHYT tạm thời cho trẻ em chưa có giấy khai sinh có ý nghĩa quan trọng. Khi có mã thẻ BHYT tạm thời đơn vị khám chữa bệnh có thể dễ dàng ghi tên trong hồ sơ bệnh án để khám bệnh, chữa bệnh và trích chuyển dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với trẻ sơ sinh chưa có họ và tên. Việc thực hiện ghi thông tin của trẻ là bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án tạm thời được thực hiện ghi theo nguyên tắc sau: Trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha (bố): ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha (bố); Trường hợp trẻ sơ sinh không có mẹ hoặc cha (bố) nhưng có người giám hộ: ghi theo họ và tên của người giám hộ; Trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT đặc biệt lưu ý về thời gian áp dụng quy định mới về cấp thẻ BHYT tạm thời cho trẻ nêu trên để đảm bảo lợi ích cho các bé và quản lý, làm hồ sơ bệnh án dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bố mẹ các bé hoặc người giám hộ cho trẻ cũng cần lưu ý về thủ tục này khi làm các thủ tục khám chữa bệnh cho trẻ. Nguồn tham khảo >> https://sum.vn/NTLVE