Câu chuyện văn hóa

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi minh_nguyet1965, 24/9/2006.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Những câu chuyện này mình thấy rất sâu sắc , ngay chính bản thân những bậc làm cha mẹ cũng sai mà chính họ cũng không biết , mà chính con cái lại học từ ba mẹ từ những việc nhỏ nhặt nhất từ cách nói ...nghe ...nhìn thấy , post lên mọi người cùng để rút kinh nghiệm trong việc dạy con cái


    Tiếng mẹ

    Tôi theo người mẹ vào một phòng khách sang trọng.Theo lời giới thiệu của một người bạn trước là học viên của tôi, bố mẹ em mời tôi làm gia sư cho em.

    Em đứng lên bắt tay, chào tôi bằng tiếng Anh rất chuẩn. Mở một quyển trong bộ Get Set Go, tôi hỏi, em trả lời thật rõ ràng. Mẹ em hãnh diện khoe em học tại một trung tâm lớn. Năm nay em vào lớp 6, cần cho em luyện đặc biệt để có thể vào lớp tiếng Anh tăng cường. Xong phần kiểm tra, tôi hỏi em bằng tiếng Việt: “Em ăn cơm chưa?” - “Dạ, ăn “gồi”, ở nhà “oại””. Tôi sửng sốt: “Sao em phát âm kỳ vậy? Trong lớp cô giáo không sửa sao?”. Mẹ em đỡ lời: “Ôi, tiếng Việt mà, nhằm nhò gì”. Bố em thêm vào: “Tiếng Việt đâu có đào ra tiền”.

    Tôi chợt nhớ năm thứ ba đại học, ông thầy tự hào có bằng tiến sĩ giáo dục tại Mỹ đã tuyên bố: “Tiếng Việt tôi không rành”. Chúng tôi đã bất mãn, sự kính trọng ông giảm đi hơn nửa.

    Nhà văn Pháp Alphonse Daudet từng viết: "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù". Một đất nước độc lập mà người dân luôn tôn sùng ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ sẽ về đâu?

    Trở lại với cô học trò nhỏ của mình, tôi nói rõ từng chữ một: “Học với cô, em sẽ được luyện không chỉ tiếng Anh qua băng đĩa mà còn cả tiếng Việt nữa. Muốn giỏi bất cứ thứ tiếng nào cũng cần phải giỏi tiếng mẹ đẻ. Phần luyện tiếng Việt này là trách nhiệm của cô, cô không đòi thêm thù lao đâu. Đồng ý chứ?”. Mắt em sáng ngời: “Dạ…”.

    Tôi biết tất cả đều do người lớn…

    NGUYỄN NGỌC HÀ
    Tuổi trẻ Online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minh_nguyet1965
    Đang tải...


  2. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Bài học tạm biệt

    Buổi sáng, một ông bố mặc áo thun, quần xà lỏn, chở con gái mặc đồng phục xinh xắn đi học. Đến cổng trường, con gái xuống xe, xòe tay, nói khẽ một con số, ông bố đặt vào tay con tờ polymer. Con gái quay người đi thẳng vào trường, ông bố cũng vòng xe lại trong im lặng.

    Buổi trưa, một cậu học sinh cấp II ngồi sau lưng mẹ, tay cầm quyển vở mở rộng, miệng lẩm nhẩm ôn bài. Chiếc xe máy dừng ở cổng, ngẩng mặt lên một giây ghi nhận “đã đến trường”, cậu bé xuống xe, chân bước, đầu cúi, tay không rời vở, miệng tiếp tục lẩm nhẩm. Người mẹ định nói gì nhưng lại thôi.

    Trời nắng chang chang, một ông cụ cót két xe đạp chở đứa cháu gái thướt tha áo dài đến lớp. Đến nơi, đứa cháu xuống xe, nhắm thẳng cửa lớp mà tiến. Ông nhìn theo cháu một lúc rồi chậm chạp bẻ tay lái, vòng xe.

    Tôi lại nhớ những ngày tôi “một mình, một cặp” đến trường vì người lớn hay bận bịu. Mỗi khi thấy bạn bè vòng tay chào: “Thưa ba (thưa má) con vào lớp!”, tôi thèm ứa nước mắt. Bài học tạm biệt giản dị ấy đã bị lãng quên, xem nhẹ, bị cho là “sến” hay chỉ còn dành cho những học sinh mầm non, tiểu học?

    PHỤNG ANH (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
    Tuổi trẻ Online



    Thật đáng buồn " Tiên học lễ . Hậu học văn " " Đi thưa về trình "hình như chả được áp dụng mấy ở môi trường trung học , con nhà mình hiện học lớp 8 phải nhắc mới nhớ thưa mẹ ( ba ) con đi học còn không nhắc thì chả bao giờ nhớ .
     
  3. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    “Sao lắm kẻ cắp thế?”!

    Lâu lắm rồi cha con tôi mới có dịp rời quê ra thành phố chơi. Cháu năm tuổi, học mẫu giáo lớn trường làng. Ra thành phố thấy cái gì cũng lạ, cũng hay nên hỏi han thắc mắc luôn miệng.

    Lúc cha con đến một ngã tư người xe như mắc cửi, tắc đường phải dừng lại chờ; cháu nghiêng ngó rồi chỉ tay vào dãy biển sắt nho nhỏ dựng sát trên hè phố: “Bố ơi, những tấm biển gì mà... đẹp thế?”. Lúc này tôi mới để ý: dọc từ ngoại thành vào đến nội thành là những tấm biển sắt sơn đỏ, kẻ chữ màu vàng rất đẹp với nội dung “Đề phòng kẻ cắp!”.

    Thậm chí trên tường bưu điện, công sở, ở chỗ gửi xe, ngoài cổng chợ, trên gốc cây... cũng treo những tấm biển nhỏ “Đề phòng kẻ cắp”. Tôi bảo cháu: “Đấy là chữ đề phòng kẻ cắp để nhắc nhở mọi người... đề phòng kẻ cắp đấy, con ạ!”.

    Cháu tần ngần:

    - Sao lắm kẻ cắp thế hả bố? Hay bố con mình... về quê đi!

    Tim tôi nhói đau. Ra thành phố kẻ cắp chưa thấy đâu mà những hàng chữ tưởng như rất văn hóa ấy đã làm con tôi sợ! Trước hôm bố con tôi lên đường, vợ tôi dặn đi dặn lại: “Nếu đi xe buýt phải nắm chặt cả hai tay lên cái xà dọc trên nóc xe."

    Tôi cười, hỏi làm sao thì cô ấy bảo: “Kẻo lúc có kẻ cắp, người ta lại... túm nhầm tay mình”. Thảo nào lúc tôi chen vào sát một ông trung niên để mua tờ báo, ông ta giật mình lùi lại, tay vội sờ lên cái ví nơi túi ngực, rồi nhìn tôi chòng chọc qua gọng kính trễ. Trên bức tường của quầy báo cũng có tấm biển “Đề phòng kẻ cắp!”.

    Thiết nghĩ ở đâu cũng có thể có kẻ cắp. Song chẳng lẽ ai cũng có thể là kẻ cắp? Không phải vậy, nhưng những tấm biển nho nhỏ kia lại khiến người ta tin như vậy. Đấy là một điều khủng khiếp.

    Ngạn ngữ có câu “Mất tiền là mất ít, mất tình bạn là mất nhiều, mất lòng tin là mất tất cả”. Giáo dục cho người ta ý thức cảnh giác là cần thiết, song giáo dục lòng tin cho mọi người - nhất là con trẻ - là điều còn cần thiết và quan trọng hơn nhiều!

    Lúc ở thành phố trở về quê, thấy con gái tôi cứ buồn buồn...

    THANH NHUẬN (Hà Nội)
    Tuổi trẻ Online


    Đọc bài này mới thấy những dòng chữ cảnh giác đó không ổn mấy các mẹ nhỉ :roll: , cứ nghĩ đơn giản ghi vậy ở : bệnh viện , trạm xe buyt , chợ ...những nơi đông người sẽ tốt hơn cho mọi người , nhưng với các cháu thì thật là nan giải đây khi phải giải thích cho chúng hiểu đúng được vấn đề ???
     
  4. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Lời chào của người câm

    Xe buýt số 27 khá đông người. Đến bến xe số 2 trên đường Nguyễn Chí Thanh, xe dừng lại trả khách. “Ơ... ơ... ớ... ơ!” - âm thanh lạ, thứ âm thanh phát ra từ cuống họng không thành tiếng khiến tôi đang ngồi ghế trên giật mình quay lại.

    Một thanh niên độ 25 tuổi, chân tay đều bị khoèo vừa bước xuống. Xe tiếp tục chạy. Bác phụ xe cười buồn nói: “Người ta vừa câm vừa điếc nhưng trước khi xuống xe vẫn cố nói lời chào, lời cảm ơn vì cho đi nhờ xe không lấy tiền vé. Đám thanh niên bây giờ, cứ bước lên xe, chìa vé tháng áp sát mặt người bán vé, vênh mặt lên. Buồn thật!”.

    Tôi ngồi lặng im, không dám nói câu gì. Chính tôi hình như cũng chưa lần nào lên xe buýt mà chào bác lái hay người bán vé dù chỉ bằng một nụ cười thân thiện.

    PHẠM MAI
    (K48 báo chí - ĐH KHXH&NV Hà Nội)
    Tuổi trẻ Online
     
  5. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Vết thương

    Một chiều thứ bảy. Một nhà hàng sang trọng trên phố núi cao nguyên tấp nập khách vào ra. Một đôi vợ chồng trẻ và cô con gái chừng sáu, bảy tuổi thủng thẳng bước vào chọn một bàn ăn đặt cạnh chuồng nhốt những con thú, dường để tận hưởng cái thú của nghệ thuật ẩm thực nơi rừng núi.

    Quả thật, thực khách vào nhà hàng này có thể vừa ăn vừa ngắm, thậm chí đùa giỡn với những con thú rừng đang run rẩy chờ giây phút lên bàn nhậu làm mồi cho "thượng đế".

    Bỗng có tiếng hét: "Con ranh con kia, bỏ tay ra ngay!". Các "thượng đế" nhốn nháo cả lên. Chưa kịp định thần thì đã nghe tiếng đứa bé thét lên đau đớn: "Ba má ơi! Cứu con với". Đôi vợ chồng trẻ bỏ bàn nhậu, lao ngay về phía con gái. Để mặc mọi người xúm xít băng bó bàn tay đầy máu của cháu bé, mấy nhân viên nhà hàng cầm gậy hò nhau đuổi bắt hai con chồn hương vừa xổng chuồng. Thì ra, cô bé đem kẹo đến cho hai con chồn hương. Hai con chồn hương lại không tin vào sự thân thiện của con người. Cô bé vừa mở cửa chuồng (vốn chỉ được cài chốt bằng chiếc đũa tre) đưa tay vào đút kẹo, chỉ chờ có vậy, hai con chồn hương vụt lao ra ngoài sau khi đã cào rách tay cháu bé.

    Cả chủ và khách bắt đầu to tiếng với nhau. Người ta thi nhau trút mọi lỗi lầm lên đầu cháu bé: chính con bé nghịch ngợm mở cửa chuồng mới làm xổng hai con chồn hương và mới bị thương...

    Màn đêm buông xuống, cháu bé vẫn tấm tức khóc mặc cho ba má hết sức dỗ dành. Có lẽ em không thể hiểu tại sao mình đã làm điều tốt với hai con chồn hương lại còn bị chúng cào chảy máu và bị người lớn quở trách! Vết rách trên tay đứa bé rồi sẽ sớm lành nhưng nỗi kinh hãi trong lòng chắc sẽ còn lâu mới khỏi.

    YHÁN ÊBAN
    Tuổi trẻ Online
     
  6. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Lắng nghe lời con trẻ

    Đứa con, từ lâu đã không còn trên cõi đời này, nhưng ký ức về con thì bộn bề, sống mãi. Mắt anh thường đỏ hoe mỗi khi nhắc về đứa con đã đi xa. Những mẩu chuyện rời, nếu viết lại, ghép lại có thể thành một tập sách mỏng. Xin được trích ra đây một mẩu:

    “Chiều đó, mình đang ngồi ở nhà đọc sách thì nghe tiếng la lối dữ dội bên nhà hàng xóm. Rồi có một người chạy đến trước cửa bù lu bù loa kêu rằng thằng con mình nghịch quá, ác quá. Ai đời con người ta đang cầm chén cơm ăn mà nó vung tay đánh văng chén cơm xuống đất…

    Mình chạy ra sân. Thằng con mình mặt tái mét. Còn đứa bé gái kia thì đang khóc nấc lên. Chén cơm văng dưới đất tung tóe. Mình nói vội lời xin lỗi rồi lôi thằng bé vào nhà. Tay mình nắm chặt cây roi…

    “Con nói đi. Tại sao con lại đánh đổ chén cơm của em bé? Ai dạy con vậy hả?”. Thằng bé run rẩy, tái xanh, cổ họng tắc nghẹn. Mình chỉ muốn quất cho cu cậu vài roi, nhưng kìm lại được. “Con nói đi, tại sao?”.

    Mãi lâu sao thằng bé mới lấy được bình tĩnh, nó đưa tay gạt nước mắt, giọng nghẹn ngào: “Tại em bé để chén cơm dưới đất, con chó đã liếm vào. Con nói bỏ đi mà nó không nghe cứ cầm lên ăn. Nên con…”. Cơn giận dữ trong lòng mình tan biến, nhưng nỗi ân hận thì dâng lên…”.

    Anh càng ân hận khi đứa con mất đi. Dù chưa đánh con roi nào. Nhưng không rút lại được cái ánh mắt giận dữ; không rút lại được cái nắm tay siết đau, lôi mạnh; không rút lại được sự đánh mất niềm tin, dù trong chốc lát về đứa con ngoan…

    Và lạ lùng thay, suốt bao năm qua anh vẫn không “minh oan” cho hành động được xem là “ác” của con mình. Anh giữ nó vào lòng như một bài học nhắc nhớ: “Hãy luôn lắng nghe lời con trẻ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.

    TRẦN NHÃ THỤY
    Tuổi trẻ Online
     
  7. beampc

    beampc Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/8/2006
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    em rất thích đọc những bài chị post . Cám ơn chị nhiều
     
  8. Ba miumiu

    Ba miumiu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/10/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Me Too,hehehehe :lol:
    Ba MM
     
  9. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    :roll: :roll: :?: :?: , Ba miumiu nhe răng heeee thế có nghĩa gì ????
     
  10. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Người lớn và trẻ con

    Một buổi chiều, tại điểm đón khách ở chợ Gò Vấp, TP.HCM, trong nhóm hành khách lên xe buýt có một cậu bé nhỏ người, thoạt nhìn chỉ khoảng chừng 9-10 tuổi, lưng đeo một chiếc cặp to đùng trông thật tội nghiệp.

    Ngồi xuống chỗ trống kế bên tôi, cậu bé thở mạnh một cái rõ to như để trút hết mọi mệt mỏi. Anh lơ xe sau khi thu tiền vé các vị khách, tiến đến chỗ cậu bé, giọng nửa đùa nửa thật:

    - “Đến đâu vậy nhóc?”. “Dạ, con về Hiệp Thành” - cậu bé lễ phép trả lời.

    - “Học lớp mấy rồi nhóc?”. “Dạ, con học lớp 6”.

    - “Vậy thì 2.000 đồng/vé nhé” - anh lơ xe vừa nói vừa cười trước vẻ mặt thật thà của cậu bé. Bất giác, mọi người xung quanh cười ồ lên. Tôi cũng bật cười theo.

    - “Cho con gửi tiền vé” - cậu bé đưa tiền và đón lấy chiếc vé xe, vẻ mặt có vẻ như thích thú điều gì đó.

    Khi anh lơ xe đi rồi, một anh thanh niên quay xuống hỏi: “Sao em thật thà thế, nếu nói nhỏ tuổi hơn là khỏi phải mua vé rồi?” (do học sinh tiểu học được miễn vé xe buýt).

    “Không - giọng cậu bé cương quyết - Em đã lớn rồi thì phải mua vé, chỉ có con nít mới được miễn vé thôi”.

    Gương mặt cậu bé hãnh diện khi chứng tỏ được mình là “người lớn”! Người lớn chúng ta đôi khi có thể nói dối một cách dễ dàng để tìm kiếm một lợi ích nhỏ nhoi nào đó, nhưng trong thế giới trẻ thơ, “người lớn” là một cái gì đó thật vĩ đại và chuẩn mực.

    NGUYỄN QUỐC THÁI
    Tuổi trẻ Online


    Đọc câu chuyện làm mình cũng tự kiểm xem mình đã nói dối với những cái lợi ích nhỏ bao nhiêu lần nhỉ :roll: , một bài học cho người lớn tự nhắc mình nên làm gương cho con trẻ từ những thứ nhỏ nhặt nhất ...nhưng là hành trang lớn cho cuộc sống các cháu sau này
     
    Hienhaquyen thích bài này.
  11. Ba miumiu

    Ba miumiu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/10/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    :lol: :lol: :lol: .Thằng em cười a dua," đồng lõa" với nhận định chính xác của Mẹ beam Pc mà . Hehehehe :lol: .
    Ba MM
     
  12. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Cái thùng rác

    Một Tây balô đi lang thang trên hè phố, hết nhìn người buôn bán anh lại nhìn chòng chọc vào những làn xe vun vút trên đường. Rồi anh móc túi lấy ra một thỏi chewinggum lột vỏ, bỏ vào miệng.

    Cầm vỏ chewinggum trên tay, mắt anh ngó nghiêng tìm thùng rác. Sau khi thấy phía trước có thùng rác đặt bên lề đường, anh bước vội tới. Đi gần đến thùng rác, bỗng một luồng gió thổi qua, một mùi hôi nồng bốc lên. Anh đưa tay bịt mũi, tránh xa thùng rác độ vài bước, rồi vượt lên, cố ném vỏ chewinggum vào thùng rác, nhưng cơn gió đã thổi tạt miếng vỏ chewinggum ra ngoài.

    Anh quay đầu lại, tiến đến cái vỏ chewinggum bị gió thổi còn nằm trên lề đường, cúi xuống lượm lên. Rồi một tay anh bịt mũi, một tay cầm vỏ chewinggum bước lại gần thùng rác hơn, cố ném vô thùng rác một lần nữa, và lần này anh ném trúng. Anh lại tiếp tục đi lang thang trên đường...

    Một vài người bán hàng gần đó thấy vậy bụm miệng cười. Một người nhìn theo bước chân anh ta như là nhìn người từ trên trời rơi xuống...

    KIỀU TRANG (Đồng Tháp)
    Tuổi trẻ Online
     
  13. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Câu chuyện trong công viên

    Một buổi chiều... trong công viên... Dù đã cố gắng hết sức người mẹ vẫn không thể làm hài lòng cô con gái. Bà tung vợt lên giao cầu. Lúc thì nó lượn dưới thấp. Lúc nó bay cái vèo trên không. Mặt cô con gái 18 tuổi tối sầm lại. Nhăn nhó. Khó chịu.

    Bà đưa vợt đỡ quả cầu. Một cú hụt. Một cú quá nhẹ, không đủ sang phía bên kia. Cô con gái cúi xuống nhặt cầu, không quên ném về phía người mẹ cái liếc chếch sắc lẹm, dữ dằn. Vừa đỡ cầu, người mẹ vừa lấm la lấm lét dò xét mặt con gái. Mỗi lần trượt, ánh mắt bà như nài nỉ van xin con tha tội. Đứa con không thôi bực tức lầm bầm: "Đánh kiểu gì vậy trời?”.

    Một buổi chiều khác... cũng trong công viên...

    Người cha gầy còm. Vai mang balô. Một tay cầm hộp sữa. Một tay dìu đứa con trai đi dạo. Cả hai trông thật khổ sở. Đứa con trai nhích từng bước chậm chạp, thật nặng nề. Hai chân nó cứ líu ríu, run run như muốn đá vào nhau. Bước được vài bước là hai cha con đứng sựng lại cho bé nghỉ ngơi. Thằng bé bị đa tật.

    Hai cha con họ dường như quá nhỏ bé giữa công viên rộng mấy ngàn mét vuông này. Nhưng hai cha con cứ đi, chập chững đi mãi như thế. Chốc chốc họ lại dừng lại. Cha cho con uống sữa. Còn con lấy vạt áo chậm mồ hôi nhễ nhại trên trán người cha. Hai cha con cùng cười....

    YÊN THẢO
    Tuổi trẻ Online


    Ở lứa tuổi 18 mà có cách đối xử với mẹ ở nơi công cộng như vậy thì ở nhà không biết còn chì chiết mẹ như thế nào nữa ?không thể chấp nhận được . Hành động này có phải lổi ở cách giáo dục chính chúng ta không ? Những bậc cha mẹ ? Hay nhà trường ??? Đọc mà thấy bức xúc quá .
     
  14. QD

    QD Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/9/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    18
    Những câu chuyện văn hóa buồn nhiều, vui ít. Tại sao? Xã hội này đang đi lên hay...?
     
  15. bhkien

    bhkien Guest

    Đúng, như vậy là xã hội đang đi lên.

    Mọi người đã nhận ra những điều còn chưa tốt quanh mình. Vấn đề chỉ còn là làm nó tốt hơn thôi.
     
  16. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trước đây là giai đoạn tô hồng trên các phương tiện truyền thông - Sau thời mở cửa là giai đoạn nêu ra những sự thật được phép nói - Và gần đây là đưa ra những tiêu cực ngày một nặng nề hơn, đa dạng hơn, thẳn thắng hơn và đã hình thành được một dư luận của người dân, tạo nên áp lực cho những cơ quan đơn vị và cá nhân phải có sự chấp nhận và sửa đổi - đó là sự đi lên đáng kể của xã hội - Vấn đề là, một mặt chúng ta không chấp nhận và đả kích những hiện tượng tiêu cực, mặt khác mỗi chúng ta cần có những hành động tích cực hơn, vì không ai khác, chính chúng ta là những yếu tố sẽ làm cho xã hội đi lên - Không cần bằng những ngôn từ và hành động đao to búa lớn, hay "liều mạng" "gàn dở" ( vì làm những chuyện này thì cũng dễ nổi tiếng lắm ) - mà chỉ cần bằng những hành động đời thường :
    - Đừng vượt đèn đỏ khi không có bóng CSGT !, chịu khó tìm ra thùng rác để bỏ rác ở những nơi công cộng ( cũng mệt xỉu đấy ) Chịu khó xếp hàng khi mua vé (khó đấy!!!) - Và sau đó là những hoạt động quan tâm, chăm sóc con cái đúng cách hơn - ( bằng cách chịu khó vào web LCM !) - thì sẽ làm cho xã hội biến chuyển tích cực hơn !
     
  17. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Không hẳn là buồn nhiều vui ít , có những câu chuyện làm mình cũng thấy rất tự hào đó chứ , cái gì tốt thì học hỏi phát huy , cái gì xấu thì loại ra ( vì cái xấu đó có khi người lớn chúng ta cũng vô tình mắc phải mà không biết ) đến khi đọc mới thấy mình vô tình mà lại là những tác hại không nhỏ cho con cái .
     
  18. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Bờm

    Báo Tuổi Trẻ ngày 24-3-2006 kể về đại sứ nhân dân, một em bé bán hàng rong từ chối nhận tiền người nước ngoài và chỉ nhận đúng giá món hàng em bán. Tôi tự thấy mình cần phải kể câu chuyện đã xảy ra hơn 20 năm.

    Ngày đó kinh tế còn khó khăn, từ Nhà Bè tôi đi đò về Duyên Hải, TP.HCM dự thôi nôi đứa con đầu lòng của một người bạn. Trời nắng như đổ lửa, hơi nước từ sông bốc lên mặn chát. Tôi nghe da mình ram rám, dinh dính, cổ họng khô khốc. Chợt một giọng nói nhỏ nhẹ: “Chị ơi, mua giùm em miếng bánh”.

    Trời, đang thèm ly cà phê đá, đang muốn hét lên vì khát mà thằng bé lại mời mình ăn bánh. Loại bánh đổ khuôn tròn, hai miếng úp lại, có dừa sợi, đường hột bên trong. Bánh được cắt thành tám miếng. Nhìn miếng bột khô khan, ở giữa những hột đường khô khốc lẫn những sợi dừa cong queo dưới cái nắng miền biển, thật không có gì đáng ngán hơn! Tuy nhiên, nhìn chú bé nước da rám nắng, mái tóc cháy khét, tôi thấy tội nghiệp: “Bao nhiêu một miếng vậy?” - “Dạ, 2 đồng”.

    Tôi móc 4 đồng ra: “Chị cho 4 đồng nè. Chị không mua bánh đâu”. Không ngờ thằng bé lộ vẻ hờn dỗi: “Chị mua bánh thì em bán chứ cho tiền em không lấy đâu”. Tôi hơi ngượng, chú bé chỉ khoảng 10 tuổi. Thấy nó dợm bước tôi vội nói: “Thôi cho chị bốn miếng đi”. Chú bé ngần ngừ: “Chị thích ăn thì mua chứ đừng mua vì thương hại em nha”.
    Tôi cười: “Không, chị thích ăn thật mà”. Nó lấy miếng lá chuối cũng cong queo gói bốn miếng bánh cho tôi. Tôi đưa 10 đồng: “Khỏi thối”. Chú bé vẫn móc 2 đồng thối lại, nhẹ nhàng cảm ơn tôi rồi đi bán tiếp. Một người ngồi gần đó nhìn tôi nói: “Thằng bé ấy tên Bờm. Lần nào đi công tác tôi cũng gặp nó cả. Lần đầu, tôi cũng cho nó tiền, nó từ chối. Tôi thấy ngộ quá, hỏi tên, mua giùm nó mấy miếng bánh”.

    Nhìn những miếng bánh trên tay, tôi bỗng thấy đói bụng. Tôi cầm một miếng bánh lên ăn ngon lành!

    Giờ đây, chắc Bờm đã qua tuổi 30. Chú bé thế nào nhỉ? Cho dù chú học hành thành đạt hay chỉ là người nông dân bình thường, tôi chắc chắn chú là một công dân tốt của xã hội.

    NGUYỄN NGỌC HÀ


    Cậu bé Bờm này phải lớn lên trong sự quan tâm giáo dục của gia đình mới có một tư cách tốt như vậy dù cuộc sống thật chật vật phải đi bán dạo từng cái bánh
     
  19. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Đây là câu chuyện ngắn tình cờ đọc trên báo mực tím mấy ngày nay , dự định sẽ gõ lên cho mọi người cùng đọc mà chưa rãnh :

    Củ Khoai

    Trong côn viên, một bà già rao bán khoai lang . Mọi người đi ngang qua bà , ít ai để ý .Chợt , một thanh niên dừng lại , hỏi mua vài củ . Anh đi được một đoạn , đến góc khuất , quẳng mấy củ khoai vào một gốc cây , rồi phủi tay , đi tiếp . Bà cụ cũng đi đến gốc cây đó , vô tình nhìn thấy mấy củ khoai và nhặt lên . Bà sẽ làm gì ? Chửi um lên hay lặng lẻ bỏ vào mâm , rao bán tiếp ? Trước mắt tôi bà phủi phủi đất trên bọc rồi bỏ khoai vào giỏ lẩm nhẩm : " đem về cho mấy đứa nhỏ nó ăn " .
    Nghĩ về câu chuyện trên , tùy thuộc vào mỗi người .Với riêng mình tôi tự hỏi :

    " Phải chăng tình yêu thương cần đi liền với lòng tôn trọng ? "

    Thanh Thu (Bình Dương )


    Cũng là một hành động tốt đó chứ , biết quan tâm đến người già , biết suy nghĩ mua hết cho bà về nghỉ , nếu người thanh niên đó đem mấy củ khoai cho một ai đó đang cần thì lại khác ?Đọc xong câu chuyện nhỏ này mọi người nghĩ gì ạ???
     
  20. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Lời chào

    Gặp thầy trước cổng trường, mình cúi đầu chào. Nhỏ bạn đi bên cạnh bảo: “Thầy đâu có dạy mình? Có chào thì thầy cũng biết mình là ai đâu?”. Mình ngỡ ngàng nhìn bạn. Sao bạn có thể vô tình như thế?

    Hôm đi với bạn ngang qua văn phòng trường, gặp lại cô dạy sử hồi năm nhất, mình cúi đầu chào. Cô mỉm cười nhưng có lẽ không nhận ra mình. Lớp cả trăm sinh viên chứ ít đâu. Mà cũng đã hai năm rồi. Bạn lại nói với mình: "Cô còn dạy mình đâu?”. Câu nói ngắn hơn lần trước. Mình ngơ ngác. Bạn vô tình hay vô tâm?

    Hồi học lớp chín, cũng có lần mình “quên” chào thầy giám thị. Thầy gọi mình lại, dạy cho mình bài học tôn sư. Mình đã bật khóc giữa sân trường vì xấu hổ. Khi ấy mình cũng đã lớn rồi, còn bé dại nữa đâu. Thầy nhẹ nhàng đặt bàn tay lên vai mình và bảo: “Khóc một lần để nhớ, một lời chào dành cho nhau, ta không mất gì mà nhận được rất nhiều đấy em à!”.

    Bài học ngày xưa theo mình đến tận bây giờ. Mỗi lần cúi đầu chào, mình nhận được trọn vẹn nụ cười. Chợt nhớ lời thầy... Ừ, cuộc đời này cần lắm những nụ cười cho nhau.

    Hôm đến trường mẫu giáo đón đứa cháu, các bé tưởng mình là cô giáo mới, bé nào đi ngang qua cũng khoanh tay lễ phép “em chào cô ạ!”. Mình mỉm cười. Tự dưng thấy ấm lòng. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những điều thật bình thường như thế!

    TIỂU QUYÊN (ĐH KHXH&NV TP.HCM)
    Tuổi trẻ Online


    Dạy mãi gặp người lớn phải chào , ai cho gì cám ơn , ai giúp gì cám ơn , ngay từ khi cháu còn rất nhỏ nhưng cũng không hiệu quả mấy cứ quên trước quên sau....Một điều thật bình thường nhưng thật quan trong không kém trong cuộc sống
     

Chia sẻ trang này