Kinh nghiệm: Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Beautymom06, 2/12/2013.

  1. Beautymom06

    Beautymom06 Banned

    Tham gia:
    29/11/2013
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

    p76591 Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm lạnh?

    Bé sẽ ra sao khi bị cảm lạnh?

    Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

    Cảm lạnh có lây lan?

    Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

    Có thể phòng ngừa cảmlạnh?

    Cho đến nay con người chưa thể phát triển văcxin phòng cảm lạnh do có rất nhiều loại virus rhino gây bệnh. Tuy nhiên, có thể giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

    - Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng dễ bị cảm lạnh nếu hút thuốc lá thụ động.

    - Thường xuyên rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi

    - Che mũi hoặc miệng khi co hoặc hắt hơi

    - Không dùng chung khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.

    - Không uống chung cốc, can, hoặc chai với bệnh nhân. Bạn sẽ không bao giờ biết ai sẽ bị cảm lạnh và sẵn sàng truyền virus.

    - Không cầm vào khăn giấy mà người khác đã sử dụng

    Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bao nhiêu, song rõ ràng là nếu dùng liều cao hằng ngày thì có nguy cơ bị phản ứng phụ.

    Về thảo dược chữa cảm lạnh, ví dụ như hoa cúc, cho đến nay phần lớn các nghiên cứu đều phủ nhận hoặc không đi đến kết luận cuối cùng. Có rất ít nghiên cứu khoa học về liệu pháp trị cảm lạnh bằng thảo dược được tiến hành trên trẻ em. Tốt nhất là hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.

    Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?

    Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Các em dễ truyền bệnh nhất trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó với mức độ yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều sạch bệnh chỉ trong 1 tuần.

    Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm?

    1. Điều chỉnh chế độ ăn

    Thông thường, trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

    Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tạm thời không cho bé ăn các thực phẩm như thịt, cá, tôm và kị đồ lạnh.

    2. Đặt thuốc ở rốn

    Có thể đặt thuốc ở rốn trẻ để trị các chứng cảm nóng hoặc cảm lạnh.

    Chứng cảm nóng: giã nát 30g hành trắng với 15g liên kiều, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Chờ một lúc rồi cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi.

    Chứng cảm lạnh: giã nát 30g hành trắng, 1 lát gừng tươi, cùng 5-7 hạt hồ tiêu, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Sau đó cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi khử hàn.

    Với cả 2 loại cảm trên, các mẹ nhớ bỏ túi vải ra khỏi rốn bé sau khi bé đã ra mồ hôi.

    3. Nắm thuốc trong bàn tay

    Khi trẻ sơ sinh bị cảm do trúng hàn: Dùng 15g bạc hà, 15g phòng phong, 2 lát gừng tươi. Giã nát bạc hà và phòng phong, sau đó giã dập gừng tươi, cho 1 thìa nhỏ nước, rồi bỏ tất cả vào 2 túi vải dài khoảng 7-10cm, đặt vào 2 lòng bàn tay bé. Bên ngoài dùng vải mềm để cố định. Sau 15-20 phút bỏ ra.

    Khi trẻ bị cảm mạo, hơi sốt, hoặc ho: Giã nát 9g bạc hà, 9g liên kiều, 6g trần bì, cho 1 thìa nhỏ nước, sau đó cho vào 2 túi vải khác nhau, đặt vào tay bé giống như ở trên.

    Các mẹ cần chú ý đặt đúng tâm lòng bàn tay bé để thuốc có hiệu quả.

    4. Cải thiện hệ hô hấp

    Trước khi ngủ, dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

    Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Beautymom06
    Đang tải...


Chia sẻ trang này