Chăm sóc trẻ 1-3 tuổi: Tròn trĩnh có nhỉnh hơn thông minh?

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi anhcuZin, 1/8/2011.

  1. anhcuZin

    anhcuZin Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/10/2010
    Bài viết:
    2,256
    Đã được thích:
    416
    Điểm thành tích:
    173
    Nhiều bà mẹ trẻ thường lo sốt vó khi con mình trong giai đoạn này nhìn cứ “ròm ròm thế nào ấy”. Nhưng nếu phải tham vấn ý kiến của bà, hoặc những bà mẹ đã có kinh nghiệm nuôi con, lời khuyên nhận được hẳn sẽ là: Đừng nôn nóng!

    Mỗi giai đoạn, một cột mốc phát triển khác nhau

    Thực ra, trong những năm tháng đầu đời, cột mốc phát triển chuẩn của trẻ cũng được ưu tiên theo từng giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn, thị giác và thính giác của bé được ưu tiên phát triển từ 0 đến 6 tháng tuổi.

    Nhưng quan trọng hơn hết thảy, sự phát triển về nhận thức của trẻ lại diễn ra mạnh mẽ ở độ tuổi từ 1-3, và đạt mức tột đỉnh ở tháng thứ 18. Nói vậy, không có nghĩa là nhận thức của bé chỉ thăng hoa ở giai đoạn này đâu nhé. Các bà mẹ cứ hình dung đây như là giai đoạn khởi động vậy. Và việc khởi động tốt thì bé sẽ có điểm xuất phát tốt hơn.

    Ở giai đoạn này, bé khám phá và học hỏi rất nhanh. Đây cũng là lúc bé hoàn thiện về trí nhớ, khả năng tập trung, cũng như óc sáng tạo.

    Trong cuốn Giúp trẻ phát triển toàn diện (sách do BS Lê Tấn Đạt dịch), Tiến sĩ Carol Cooper, cũng khẳng định từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn bé phát triển nhận thức đầu tiên mang tính chất quyết định đến trí thông minh của bé trong tương lai, vì thế các bà mẹ cần chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng sao cho con mình có thể phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí não.

    Yếu tố di truyền

    Dĩ nhiên, sự phát triển nhận thức của các bé ở giai đoạn này không giống nhau, và cũng chẳng hề được lập trình trước. Có 2 yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển này: Yếu tố di truyền và tác động ngoại cảnh.

    Và dù có đọc 100 cuốn sách hướng dẫn, các bà mẹ vẫn sẽ lo lắng liệu bé nhà mình có kịp phổng phao, tròn trĩnh… để cao to hơn hẳn bố mẹ trong tương lai không? Phản ứng tự nhiên là các bà mẹ cứ cuống cả lên mà mua hết loại sữa này đến chất bổ kia. Nhưng liệu tròn trĩnh có nhỉnh hơn thông minh trong giai đoạn này?

    Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là cột mốc phát triển một cách toàn diện về thể chất và trí não của trẻ. Một đứa trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 có các chỉ số hình thể vừa phải với khả năng phản ứng linh hoạt với môi trường sẽ được xem là phát triển toàn diện hơn một đứa trẻ bụ bẫm nhưng không hoạt bát hoặc chậm nói. Chính vì vậy, các bà mẹ cần lựa chọn dinh dưỡng và phương pháp nuôi dạy khoa học, hợp lý, giúp trẻ khỏe mạnh, cao lớn, phát huy tối ưu trí thông minh.

    Chăm và chơi đúng cách

    Chăm trẻ trong giai đoạn này, ngoài việc cung cấp đầy đủ các thành tố dinh dưỡng cho sự phát triển thế chất như đạm, béo, vitamin và khoáng chất, các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những dinh dưỡng và hoạt chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Khoa học gần đây chứng minh được rằng, hoạt chất Phospholipid đóng vai trò đặc biệt đến sự phát triển trí não của bé. Đừng ngại vì một cái tên khoa học dài ngoẵng và khó đọc, các bà mẹ hãy yên tâm rằng hoạt chất này vốn hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ. Vì vậy, sữa mẹ vẫn phải là ưu tiên hàng đầu cho những tháng đầu đời của trẻ sơ sinh.
    Bắt đầu từ tháng thứ 6, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần bổ sung thêm các nhóm hoạt chất khác như Luteine, DHA, Omega 3, taurine, choline… Các hoạt chất bổ dưỡng này thường tập trung trong các thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt là các loại sữa công thức chuyên biệt dành cho bé từ 1 đến 3 tuổi được chứng minh lâm sàng có tác động tốt đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.

    Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, cần chú ý dành thời gian để chơi đùa với bé để giúp bé phát triển đúng cách với những trò chơi thích hợp. Khi bé bắt đầu tập leo trèo, hãy bình tĩnh khi lần đầu tiên thấy bé trèo cao hơn bình thường. Các bà mẹ cần theo dõi sát bé, nhưng hãy khuyến khích và để bé tự mình chinh phục những tầm cao mới theo đúng nghĩa đen của nó. Hãy cho bé chơi những trò chơi sắp xếp để bé phát triển mạnh các kỹ năng vận động khéo léo, cho bé tha hồ vẽ nguệch ngoạc bằng chiếc bút chì màu theo tưởng tượng của mình, hoặc khuyến khích bé tự đi giày, mặc quần áo bằng cách giơ hai tay của mình lên…

    Cứ thế, bé sẽ dần cao lớn và thông minh theo sự tìm hiểu và “đầu tư” đúng cách của mẹ theo từng cột mốc phát triển.

    Theo Sức khỏe - Đời sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anhcuZin
    Đang tải...


  2. anhcuZin

    anhcuZin Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/10/2010
    Bài viết:
    2,256
    Đã được thích:
    416
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Chăm sóc trẻ 1-3 tuổi: Tròn trĩnh có nhỉnh hơn thông minh?

    Khác với phương Tây, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam đều thích con mình mập mạp. Có nhiều lý do để giải thích điều đó.
    Nếu hỏi 100 bà mẹ Việt Nam: “Bạn thích bé gầy hay mập mạp?”, chắc chắn bạn sẽ nhận được 99,9% câu trả lời giống nhau: “Đương nhiên, tôi thích con mập mạp”. Với các bà mẹ phương Tây, câu trả lời thường ngược lại. Tại sao lại như vậy?
    Buổi chiều Chủ Nhật, khu sân chơi của một chung cư ở Q.7, TP. HCM, rộn rã tiếng trẻ con nô đùa. Ở một góc sân, hai bà mẹ của hai em bé, một mảnh mai, một mũm mĩm, đang nói chuyện với nhau:

    - Chị chăm sóc con giỏi thế? Nhìn cô bé chắc như cục bột mà em phát thèm. Chẳng bù cho con em. Gầy như que củi. – Người mẹ có em bé mảnh mai nói.

    Với nét mặt hào hứng vì được khen, người mẹ kia đáp:

    - Để cu cậu mũm mĩm, chị gian nan lắm đấy. Chị phải ép con ăn suốt ngày, ăn đủ thứ. Nhìn con thế này ai cũng thích, mình cũng vui lòng.
    Người mẹ có con mảnh mai lắng nghe một cách chăm chú. Trời sắp tối, họ chia tay nhau với lời hứa hẹn: “Tối mai em sang, chị truyền kinh nghiệm nuôi con cho nhé”.
    Chẳng biết từ bao giờ, các bà mẹ Việt Nam lại thích con mũm mĩm đến thế?

    Suy cho cùng, sự khác nhau về sở thích “mình hạc xương mai” hay mũm mĩm phụ thuộc vào quan niệm về cái đẹp của từng đất nước và từng người.

    Ở các nước phương Tây, nền công nghiệp phát triển và thói quen sử dụng các thức ăn đã khiến tình trạng béo phì gia tăng. Kéo theo điều đó, sức khỏe, khả năng làm việc, hoạt động và cơ hội của người béo phì cũng hạn chế. Thực tế trên khiến hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ nên họ không thích vẻ đẹp mũm mĩm và cho rằng mảnh mai mới là vẻ đẹp đáng mơ ước.
    Ở Việt Nam, hầu hết các bà mẹ đều thích con mũm mĩm. Sự khác nhau này có nguyên nhân sâu xa từ cuộc sống khó khăn của nhiều gia đình trước đó. Sự thiếu thốn đã khiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là trẻ em ở nông thôn. Năm 2009, theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam vẫn còn khá cao.

    Khi nền kinh tế phát triển hơn, nhiều gia đình không còn lo lắng về bữa cơm hàng ngày, nhưng ám ảnh đó vẫn đeo bám các bậc cha mẹ. Cho nên mối quan tâm lớn nhất của họ là tập trung vào bữa ăn cho con càng nhiều càng tốt để tránh tình trạng con bị suy dinh dưỡng.

    Mặt khác, trong nếp nghĩ của không ít người, mảnh mai đồng nghĩa với yếu ớt, bệnh tật, kém thông minh. Một số người khác lại quan niệm mảnh mai là nghèo khó và nuôi con vụng. Để chứng minh con khỏe, thông minh và được chăm sóc tốt nhất, họ đã ra sức vỗ béo cho con.
    Ở phương Tây, người ta thể hiện tình thương yêu với con bằng cách tạo cơ hội cho con phát huy tính tự do, độc lập, vận động ngay từ khi còn nhỏ.
    Ngược lại, hầu hết người Việt Nam thương con theo kiểu bao bọc, chăm sóc con từng ly từng tý, chiều chuộng, dành mọi điều kiện tốt nhất cho con, bắt đầu từ những món ăn ngon nhất trong mâm cơm gia đình.

    Từ những suy nghĩ đó, kèm theo sự hiểu biết còn hạn chế về chế độ dinh dưỡng, nhiều bậc phụ huynh liên tục nạp năng lượng cho bé quá mức cần thiết.

    Các bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo, tình trạng vỗ béo cho con bằng cách áp dụng thực đơn dinh dưỡng thiếu khoa học sẽ sớm đẩy bé đến tình trạng thừa cân, béo phì, một vấn đề nguy hiểm và khó điều trị hơn cả suy dinh dưỡng. Nếu lâm vào tình trạng này, bé không những mặc cảm, mất tự tin về ngoại hình mà còn có nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

    Một số nghiên cứu còn cho thấy, béo phì có thể là nguyên nhân khiến bé dậy thì sớm.

    Muốn bé khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên thay đổi nếp nghĩ và cách chăm sóc con của mình để không lặp lại tình trạng béo phì mà nhiều nước phương Tây đang lo sợ mỗi ngày. Hãy cho bé ăn uống đầy đủ, khoa học chứ đừng ép con ăn vô tội vạ.

    Theo TTGĐ
     

Chia sẻ trang này