Chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support, 30/1/2013.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Thời gian gần đây, số người bị mắc thủy đậu có dấu hiệu gia tăng. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo. Tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu khỏi và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

    Cần cách ly trẻ

    Bệnh gây ra do virút Varicella zoster gây ra, virút này phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói… và một khi không may hít phải sẽ theo vào cơ thể, sinh sôi nảy nở và gây bệnh.

    Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Do đó nếu trẻ bị mắc thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.

    [​IMG]
    Khi bị thủy đậu cần cách ly trẻ​

    Cách vệ sinh chăm sóc trẻ

    Việc đầu tiên là chăm sóc da khi bé bị thủy đậu vì khi lên những nốt đỏ có bọng nước, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ dịch chảy ra dễ lan rộng, da trầy xước khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn và sau này sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong. Để giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ cần rửa tay và cắt ngắn móng tay. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay. Nếu nốt thủy đậu vỡ bôi thuốc xanh methylen để làm se nốt mụn thủy đậu, chống bội không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

    Nhiều người cho rằng khi trẻ mắc bệnh thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không lau rửa cho trẻ là một sai lầm mà cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

    Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

    Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,… Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.

    Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm
    Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


Chia sẻ trang này