Chán Ăn Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi quoccuonggtvt97, 26/10/2017.

  1. quoccuonggtvt97

    quoccuonggtvt97 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/10/2017
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Chán ăn ở trẻ em là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Chán ăn có thể dẫn đến một số hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em như là suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch giảm, chậm phát triển… Do đó tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề vì sao trẻ biếng ăn ? Đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm đặc biệt là các ông bố bà mẹ trẻ. Bài viết này sẽ giúp các ông bố bà mẹ phần nào khắc phục được chứng chán ăn ở trẻ.

    [​IMG]
    Chán ăn ở trẻ em là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh đang gặp phải. (Hình minh họa: Internet)
    Việc trẻ biến ăn có thể sẽ làm ảnh hưởng đến không khí trong gia đình, bố mẹ sẽ căng thẳng và đứa trẻ sống trong môi trường như vậy sẽ lại càng chán ăn, chúng tạo thành một vòng lẩn quẩn trong gia đình.

    Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây chán ăn ở trẻ:
    1.Biếng ăn do tâm lý:
    Là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong việc chán ăn ở trẻ em. Yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng bé bị ép ăn bằng mọi cách gây tâm lý sợ hãi khi đến bữa.
    Các tình huống thường gặp trong thực tế: Trẻ bị ép bú sữa bình trong khi trẻ chỉ thích bú mẹ; mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc, cho ăn; bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn; bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định (vì cha mẹ phải đi làm kẻo trễ); không khí bữa ăn căng thẳng; cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa...

    2.Nguyên nhân chủ yếu thứ hai:
    Là chế độ ăn không hợp lý như khẩu phần ăn chưa phong phú, các bà mẹ chỉ thích cho con ăn theo ý mình, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé, bé ăn không đúng bữa, hay ăn vặt và cha mẹ đôi khi không biết món ngon cho bé biếng ăn là gì ? chỉ bắt trẻ ăn những món mà họ tự cho là hợp lý.
    Hầu hết cha mẹ đều biết việc cần đa dạng các loại thức ăn để giúp bé cảm thấy ngon miệng và ăn uống dễ dàng hơn. Các bữa ăn cần cung cấp đủ đạm, mỡ, đường, vi chất với thành phần cần đối cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: chất lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn nhất định... Điều này dẫn đến một tỷ lệ lớn trẻ biếng ăn kèm theo thiếu hụt vi chất. Báo cáo gần đây của Viện dinh dưỡng cho thấy trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng. Kết quả này thể hiện nhiều điểm bất hợp lý trong khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ hiện nay.

    3.Biếng ăn do bệnh lý như:
    Suy dinh dưỡng; nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan...); nhiễm siêu vi; bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu); loạn khuẩn đường ruột,...Khi virus hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó như: tai, mũi, họng, mắt, miệng, đường tiêu hóa... trẻ sẽ sốt, ho, mệt mỏi..., dẫn đến trẻ không muốn ăn hoặc chỉ ăn với số lượng ít.
    4.Biếng ăn sinh lý:
    Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc bé biết lật, ngồi, đứng, đi, mọc răng... Sau đó trẻ ăn uống lại bình thường.
    5.Biếng ăn do thuốc.
    Kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột; dùng quá nhiều vitamin; dùng “thuốc kích thích ăn’’ (tình trạng biếng ăn sẽ tăng nhiều ngay sau khi ngưng thuốc. Cũng cần chú ý là thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).
    6.Biếng ăn “của cha mẹ”.
    Do quá lo lắng về tăng trưởng của con, khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi thì nghĩ rằng trẻ biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.
    7.Biếng ăn do một số nguyên nhân khác.
    Ít gặp như sau chủng ngừa, sau chấn thương (té ngã...).
    8.Biếng ăn bẩm sinh.
    Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi không bao giờ đòi bú.
    Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ:
    [​IMG]
    Tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ. (Hình minh họa: Internet)
    - Trước tiên, bạn cần tìm nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý và cách khắc phục. Cha mẹ nên tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng... Khi bệnh, bé biếng ăn vì đang sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng... nên cho ăn uống bổ dưỡng nhưng "dễ nuốt" như: sữa, cháo, súp, yaourt...



    - Dinh dưỡng hợp lý: đây chính là giải pháp hàng đầu.

    • Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng răng miệng. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai, nhai tiết ra nước bọt giúp trẻ ăn càng ngon thêm.
    • Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Thực đơn nên đa dạng hóa để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đổi nhiều món, tránh ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ. Bạn cũng cần lưu ý việc trẻ thiếu các vi chất như sắt, kẽm và lysine (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng) cũng là nguyên nhân gây biếng ăn. Mẹ nên chọn những thức ăn hay thực phẩm dinh dưỡng bổ sung các chất này.
    -"Nguyên tắc" cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, bạn cứ nấu cho bé ăn. Chỉ cần bữa ăn vẫn đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó, mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa ăn để bé làm quen dần, đây là cách chữa bênh chán ăn hiệu quả.

    - Vận động thể lực: Muốn bé ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Cha mẹ cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt. Ăn được ngủ được chắc chắn bé sẽ lên cân đều.

    - Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của bé: Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn và vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh)... Điều đó dễ gây kém hấp thu dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, suy giảm sức đề kháng... Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng nên cho bé bổ sung vi khuẩn có ích từ các loại men vi sinh có trong thực phẩm (như sữa chua) hoặc thực phẩm chức năng.

    Nguồn : Tổng hợp.​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi quoccuonggtvt97
    Đang tải...


  2. dochoicaocap

    dochoicaocap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    1,211
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    153
    Cứ cố gắng thôi, còn do thể trạng từng bé. Bọn trẻ con tây mới đầu cũng nhiều đứa gầy ốm lắm, nhưng sau to lớn thế
     

Chia sẻ trang này