Kinh nghiệm: Chế Độ Dinh Dưỡng Cực Chuẩn Theo Từng Tháng Cho Mẹ Bầu Tham Khảo

Thảo luận trong 'Chuẩn bị mang thai' bởi DuongHoa94, 30/11/2017.

  1. DuongHoa94

    DuongHoa94 Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2017
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Chế độ ăn uống là vấn đề mà mọi mẹ bầu đều quan tâm tới. Một chế độ ăn uống khoa học hợp lý không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mà còn đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.

    Hôm nay mình sẽ chia sẻ chế độ ăn uống hợp lý theo từng tháng, mẹ bầu lưu lại để áp dụng nhé


    1. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất
    Trong thời gian đầu mang thai, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thay đổi, lượng hormone nội tiết tố tăng lên khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bụng. Lúc này việc ăn uống sẽ gặp chút khó khăn, do đó mình sẽ mách chomẹ bầu 1 số mẹo ăn uống để giúp giảm những triệu chứng khó chịu đó:

    • Bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate để chống các triệu chứng buồn nôn và khó chịu. Carbohydrate có chứa nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy kho hoặc bánh quy mặn. Mẹ bầu nên để sẵn những loại thực phẩm này trên đầu giường, ăn nhẹ trước khi ra khỏi giường khoảng 15-20 phút.
    • Chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày ( có thể từ 4-6 bữa )
    • Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
    • Bổ sung nhiều nước, nhưng không nên uống nước trong các bữa ăn.
    • Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay vì những thực phẩm này khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu thêm tồi tệ
    Ngoài ra, trong những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung a-xít folic - là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
    Mẹ bầu có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Và tuyệt đối tránh các loại thức ăn tái, chưa được nấu chín.

    2. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
    • Khi mang thai, việc tăng cân sao cho hợp lý là điều mà mẹ bầu cần quan tâm.
    • Đối với 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ cần tăng từ 0.4 kg đến 2 kg là hợp lý.
    • Vì mang thai là phải ăn cho 2 người, dù không phải là ăn gấp đôi nhưng ít nhất phải bổ sung đủ 300 Calo cho mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu nên chăm chút kĩ lưỡng chất lượng món ăn thay vì lo lắng đến số lượng món ăn phải nạp mỗi ngày.
    • Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng:
    - Các loại ngũ cốc, bánh mì,
    - Rau, trái cây
    - Sữa, chế phẩm từ sữa
    - Thịt và các loại đậu.
    - Các thực phẩm chứa nhiều Axit folic ( Trứng, cải bó xôi, cà chua, cam … ) và canxi ( rau cải, cá hồi, vừng, mè, đậu phụ, sữa …
    Ngoài ra cần hạn chế thức ăn chứa quá nhiều Calo, chất béo hay đường.


    3. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3
    • Ở tháng thứ 3, mẹ bầu vẫn cần duy trì ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
    • Vào cuối tháng thứ 3, mẹ bầu nên tăng khoảng từ 0,4-1,7kg. Sau đó, mỗi tuần sẽ tăng khoảng 0,5kg là hợp lý.
    • Ở tháng thứ 3 này:
    - Mẹ bầu cần chú ý ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn
    - Giảm đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến.
    - Tăng các món ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
    - Cố gắng uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
    - Lượng sữa ít béo giàu canxi bổ sung khoảng 3-4 ly mỗi ngày


    4. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4
    • Mẹ bầu cần duy trì và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng.
    • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt từ 10-14Mg mỗi ngày và không quá 45mg mỗi ngày ( sắt có trong thịt gà, đậu, rau xanh đậm …)
    • Nếu cần thiết bác sĩ có thể sẽ yêu cầu uống bổ sung sắt khi mang do sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.
    • Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm vitamin C ( khaonrg 80mg/ngày ) từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày.
    • Tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn.
    • Ít nhất cứ sau 4 giờ đồng hồ, cần nạp thêm thức ăn vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.
    5. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5
    • Đây là thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Trong 4 tháng đầu tiên mang thai, mẹ bầu nên tăng khoảng 3-4kg. Cuối tháng thứ 5, cần tăng thêm 1,5-2kg nữa/
    • Cơ thể mẹ bầu lúc này tích nhiều nước nên sẽ cồng kềnh hơn trước. Vì vậy, nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn
    • Tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
    • Uống nước nhiều giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn, do đó tiếp tục duy trì uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
    • Trong giai đoạn này, nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ tăng, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Lượng canxi cần bổ sung trong tháng này khoảng 1200mg
    • Giai đoạn này bà bầu có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thèm đồ ngọt, cố gắng hạn chế bầu nhé.
    6. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6
    • Ở giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đói liên tục do thai nhi đã lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, mẹ bầu cần tăng được 6-8kg.
    • Ở tháng này mẹ bầu cần:
    -Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.
    -Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nây, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.
    -Bổ sung đầy đủ vitamin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần

    7. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

    Ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ đối mặt khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Do đó hay nhớ kĩ những điều sau nhé:
    • Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên ợ nóng. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, mẹ bầu không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.
    • Phù nề chân tay: để tránh hiện tượng này mẹ bầu nhớ đừng ăn thực phẩm dạng đóng hộp, dưa chua, khoai tây chiên. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.
    • Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón đồng thời uống thật nhiều nước.
    • Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưnglại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, mẹ bầu cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.

    8. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8
    • Giai đoạn này, mẹ bầu nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.
    • Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận trong việc tăng cường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất.
    • Mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Hàm lượng cần thiết là khoảng 200mg mỗi ngày.
    9. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9
    Ở 4 tuần cuối, tahi nhi phát triển nhanh nhất, do đó bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng.
    Đến gần cuối tháng 9, mẹ bầu nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ.
    Ở tháng cuối cùng này mẹ bầu nên:
    • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính.
    • Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
    • Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này ( Mỗi ngày nên uống khoảng 3 -4 ly sữa/ngày)
    • Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
    • Tránh ăn đồ nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ
    • Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.
    • Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
    • Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.
    • Bổ sung vitamin theo yêu cầu của bác sĩ
    • Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

    Ngoài chế độ bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm, mẹ bầu cũng cần chú ý uống bổ sung các vitamin và khoáng chất từ bên ngoài ví dụ như các dạng thực phẩm chức năng bổ bầu. Một trong những thực phẩm chức năng bổ bầu được nhiều các mẹ tin dùng đó là Doppelherz Vital Pregna.
    Sản phẩm này giúp:


    • Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu
    • Tăng cường sức khỏe và thể chất cho bà mẹ trong quá trình chuẩn bị mang thai, đang mang thai và thời kỳ cho con bú
    • Giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật thai nhi


    [​IMG]


    Những vitamin và khoáng chất chính trong Vital Pregna cho sự phát triển của bé trong thai kỳ gồm có Sắt, Acid Folic, Iodine, beta-Carotene và Omega – 3 …

    • Acid Folic – Hàm lượng 400mcg
    • Sắt – Hàm lượng 14mg
    • Vitamin B1 - Hàm lượng 1.2mg
    • Vitamin B2 - Hàm lượng 1.5mg
    • Vitamin B12 - Hàm lượng 2mcg
    • Vitamin C - Hàm lượng 80mg
    • Iodine – Hàm lượng 150 mcg
    • Omega 3 – Hàm lượng 176mg
    • Beta-Carotene – Hàm lượng 2mg
    • Các vitamin và khoáng chất khác ...

    Doppelherz Vital Pregna có cách sử dụng thuận tiện: Với liều dùng 01 viên duy nhất trong ngày. Rõ ràng thuận lợi hơn với việc uống nhiều viên, chia nhiều lần như những nhãn hiệu bổ bầu khác. Và tốt nhất mẹ bầu nên uống Vital Pregna trước khi có thai ít nhất một tháng, trong suốt thai kỳ và trong khi cho con bú.

    Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm mời các bạn xem tại Doppelherz Việt Nam
    Các bạn có thể vào Gr " Chăm sóc sức khỏe " này để được các bác sĩ và các mom nhiều kinh nghiệm tư vấn cho nha !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi DuongHoa94
    Đang tải...


  2. hanquoc123com

    hanquoc123com Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/6/2017
    Bài viết:
    1,055
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    48
    Thông tin rất hữu ích.
     
    DuongHoa94 thích bài này.
  3. conyeume92

    conyeume92 Thành viên mới

    Tham gia:
    16/7/2018
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bài viết rất hữu ích. Đánh dấu để lê dây cót ạ
     
  4. loan44

    loan44 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate để chống các triệu chứng buồn nôn và khó chịu. Carbohydrate có chứa nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy kho hoặc bánh quy mặn
     
  5. babyboy1122

    babyboy1122 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/6/2015
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay vì những thực phẩm này khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu thêm tồi tệ
     
  6. Thịt bò sạch

    Thịt bò sạch Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/5/2018
    Bài viết:
    1,102
    Đã được thích:
    161
    Điểm thành tích:
    103
    bài chia sẻ rất hữu ích, mong chị chia sẻ nhiều kinh nghiệm như thế này để mng học hỏi
     

Chia sẻ trang này