Thông tin: Chị ấy đã mách bạn các bệnh trẻ hay mắc vào mùa thu chưa?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Mẹ cu Kít, 13/10/2014.

  1. Mẹ cu Kít

    Mẹ cu Kít Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/8/2014
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Thời tiết mùa thu là thời tiết mà mọi người dễ ốm nhất đặc biệt là trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc bệnh. Dưới đây là những bệnh trẻ dễ mắc phải, cha mẹ cần chú ý để đề phòng cho trẻ.

    1. Cảm cúm

    Dấu hiệu: Bé có thể sốt, ngạt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
    Phòng tránh: Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
    Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
    Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
    Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng.
    Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

    2. Sốt phát ban

    Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào.
    Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh.
    Triệu chứng: Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ.
    Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.
    Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay.
    Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

    3. Viêm đường hô hấp

    Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.
    Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng.
    Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
    Dấu hiệu:Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
    Phòng tránh: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng.
    Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người.
    Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
    Không nên cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước, kể cả nước ấm.

    4. Sốt xuất huyết

    Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, hoặc khi không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi.
    Dấu hiệu:Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…
    Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.
    Phòng tránh: Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho bé, các mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày; không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé; đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
    Các gia đình cần phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ…); thay nước bình hoa mỗi ngày; đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào bát nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi.

    5. Viêm phế quản

    Dấu hiệu: Đây là bệnh hay gặp ở bé, nhất là 3-6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít.
    Nếu bé có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Chú ý cho bé ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Để giúp bé dễ thở và bú tốt hơn thì cần làm thông thoáng mũi cho bé, có thể bằng cách rửa mũi bằng nước muối Nacl 0,9%
    Khi bé có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng cần cho bé nhập viện để điều trị.
    Phòng tránh: Để ngừa sự tái phát bệnh, biện pháp tốt nhất là không để con tiếp xúc với nguồn bệnh bằng tuân thủ các biện pháp đơn giản sau:
    Rửa tay bằng xà phòng trước khi săn sóc con.
    Không hôn con.
    Tránh để bé sơ sinh, 2-3 tháng tuổi tiếp xúc với môi trường đông người hoặc môi trường không khí quá tù hãm (duy trì sự thông thoáng của phòng bé).
    Nếu bé bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi cho con bằng dung dịch muối sinh lý nhằm ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản.
    Không cho con tiếp cận với những người đang có chứng sổ mũi hoặc dùng chung các dụng cụ của bé khác.
    Không hút thuốc trong phòng của bé.

    6. Tiêu chảy

    Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng.
    Dấu hiệu:Thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
    Biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì thế, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Còn nếu thấy bé mệt quá, không ăn uống gì, không chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.
    Ngoài ra, không nên kiêng khem quá mức trong việc ăn uống. Cần cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, chuối tiêu, vẫn có thể uống sữa bình thường…
    Phòng bệnh: Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm văcxin.
    Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé trong ăn uống. Thức ăn vừa nấu xong, nên cho bé ăn ngay.
    Với thức ăn chưa dùng hết, bảo quản tủ lạnh, nếu muốn dùng cho bé vào bữa sau thì cũng cần đun sôi kỹ lại.
    Ngoài ra, cũng cần cảnh giác không cho bé tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà hay như cả những loài vật không có lông khác như: Rùa, ốc, ba ba bởi đây là những loài động vật thường chứa mầm bệnh có thể lây truyền từ động vật qua bàn tay vào thức ăn.


    Sưu tầm

    Xem thêm những mẹo hay về làm đẹp và chăm sóc gia đình tại: https://www.facebook.com/events/343847192460692/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ cu Kít
    Đang tải...


  2. Mẹ cu Kít

    Mẹ cu Kít Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/8/2014
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Chị ấy đã mách bạn những bài học mẹ cần dạy con từ sớm chưa?

    Biết giữ vệ sinh

    Rất nhiều nguyên tắc, kĩ năng về vệ sinh mà trẻ có thể học ngay từ khi còn nhỏ, đó là học cách phân biệt sạch – bẩn, học cách xử lý với các vết bẩn như thế nào. Bố mẹ nên rèn cho con thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, sau khi dùng tay che miệng lúc ho hoặc hắt xì, dạy cho bé cách rửa tay thế nào là đúng.
    Trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên mặt, dụi mắt, cho vào mũi hay mút tay… đó là những thói quen không tốt dễ khiến trẻ bị lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, các bệnh về hô hấp… Vì thế, cần hạn chế tối đa việc trẻ đưa tay lên miệng bằng cách dặn dò trẻ và luôn giữ tay trẻ thật sạch sẽ. Đối với trẻ lớn hơn việc giữ vệ sinh thể hiện ở sự ngăn nắp, gọn gàng trong sinh hoạt, điều tối thiểu trẻ cần được học là phải thu dọn những mớ bừa bộn do mình bày ra trước khi chuyển sang làm việc khác.

    Biết đề nghị và biết từ chối

    Để dạy con được kĩ năng này, trước hết, bố mẹ cần học cách tôn trọng nhu cầu của con, ngay cả khi con còn rất nhỏ, khi trao cho con hoặc muốn làm điều gì đó với con, hãy luôn nhắc mình “thăm dò” cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng của con bằng một câu hỏi “Con có muốn…. không?”. Tất nhiên, trong nhiều tình huống, bạn sẽ nhận được cái lắc đầu hay câu từ chối thẳng thừng của con, như vậy cũng tốt, vì bạn sẽ có cơ hội để giải thích và thuyết phục cho con biết vì sao bạn lại muốn như vậy. Điều này sẽ rất có ích trong việc khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ, mong muốn của mình một cách chính xác và rành mạch với sự gợi ý và lắng nghe của cha mẹ.

    Biết tự phục vụ bản thân

    Ngay từ nhỏ, bạn nên trao cho con cơ hội để làm những việc nhỏ vì lợi ích của chính bản thân chúng, ví dụ tự đi lấy đồ chơi, tự chọn cuốn sách yêu thích, tự đi/tháo giày dép, tự mặc/cởi quần áo. Bằng cách khích lệ, cổ vũ và chỉ ra những cái lợi rõ ràng cho con, dần dần bạn sẽ giúp con hiểu được rằng, tự mình làm được việc gì đó là một điều cực kì thoải mái và dễ chịu, về lâu dài, việc này chính là cơ sở vững vàng giúp trẻ hình thành tính cách độc lập, sự tự tin và thái độ tích cực cũng như trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
    Ngoài ra, việc khuyến khích con thực hiện những công việc phù hợp với lứa tuổi ngay từ khi con còn nhỏ còn giúp trẻ phát triển toàn diện hơn sự khéo léo của tay, chân và các kĩ năng vận động thô. Đối với trẻ lớn, để con tự xử lý các vấn đề của mình cũng là một cách cha mẹ thể hiện sự tôn trọng đối với con và để con tự hào về điều đó.

    Biết tự bảo vệ mình

    Không bao giờ là quá sớm khi bạn dạy cho con những kĩ năng để tự bảo vệ mình vì môi trường xung quanh đầy rẫy những nguy cơ và bạn thì không thể ở bên con mãi. Những kĩ năng tự bảo vệ cơ bản xuất phát từ việc trẻ hiểu rõ về cơ thể mình và các kĩ năng xử lý tình huống khi trẻ bị tấn công hoặc gặp bất trắc.
    Từ nhỏ, nên dạy con về những vùng đặc biệt trên cơ thể của bé và những “quy định” đối với nó như chỉ mẹ mới được con cho phép chạm vào “vùng quần chip” của con; dạy con về những phản ứng với người lạ, khi được người lạ cho đồ ăn hoặc rủ đi chơi; dạy con cách xử lý khi bị đi lạc, dạy con học bơi, những quy tắc an toàn khi ở nhà một mình…

    Sưu tầm
     
  3. Miss Tran

    Miss Tran Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/2/2012
    Bài viết:
    6,885
    Đã được thích:
    1,893
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chị ấy đã mách bạn các bệnh trẻ hay mắc vào mùa thu chưa?

    Mẹ con nhà em đang bị cúm đây ạ, đúng là giao mùa thời tiết khó chịu quá :(
     
  4. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Chị ấy đã mách bạn các bệnh trẻ hay mắc vào mùa thu chưa?

    sao dạo này cứ có cái tiêu đề" Chị ấy đã mách bạn ..." ý nhỉ?
     
  5. Mẹ cu Kít

    Mẹ cu Kít Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/8/2014
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Chị ấy đã mách bạn 16 mối nguy hiểm cho trẻ từ trong nhà bếp chưa?

    Để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra cho con, chúng ta cần sắp xếp lại nhà bếp một chút cho an toàn. Dưới đây là một số gợi ý cho các bố mẹ để loại bỏ những mối nguy hiểm cho bé từ nhà bếp:

    1. Giám sát chặt chẽ trẻ là cách tốt nhất để giữ cho trẻ an toàn trong bếp. Tuy nhiên, nếu không thể lúc nào cũng để mắt tới con trong khi nấu nướng, mẹ hãy tìm một chỗ khác an toàn để con chơi trong tầm mắt mẹ. Nếu có điều kiện, bố mẹ có thể mua hoặc đóng những chiếc cũi 3D – một loại cũi quây có nhiều cạnh dễ dàng lắp ghép để tạo một không gian đóng an toàn cho trẻ chơi trong đó.

    2. Cất hết các loại bột giặt, thuốc tẩy, nước xả, thuốc diệt côn trùng, hoặc bất cứ thứ hóa chất độc hại vào các ngăn tủ có khóa, và ở trên cao càng tốt vì nhiều trẻ rất tinh ranh trong việc làm thế nào để mở các ngăn tủ khóa.

    3. Nếu có thể, thay vì dùng các loại hóa chất độc hại, bạn hãy chuyển sang dùng những sản phẩm an toàn hơn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chẳng hạn, thay vì dùng nước xịt bếp, ta có thể dùng dấm để lau chùi bếp…

    4. Mua các loại thuốc, vitamin, hoặc bất cứ sản phẩm nào dùng trong bếp được đựng trong những loại lọ có nắp đặc biệt, trẻ nhỏ không thể mở được. Luôn đựng các thứ này trong lọ của chúng, không chuyển sang các loại lọ khác vì có thể xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc.

    5. Cất dao, và các loại dụng cụ sắc nhọn ở các ngăn kéo trên tủ cao.

    6. Các loại đồ gốm sứ, thủy tinh cũng cần được cất trên cao.

    7. Đặt các loại máy pha cà phê, lò nướng, lò vi sóng, và tất cả các thiết bị điện nói chung ra xa khỏi tầm với của trẻ. Tháo và cất dây điện của các thiết bị này khi không dùng đến.

    8. Không bao giờ để đồ thủy tinh, gốm sức, dao, thức ăn, thức uống nóng trên bàn ăn, trên quầy bar khi bạn không có mặt ở đó, ngay cả một vài giây. Cũng đừng dùng khăn trải bàn, khăn lót đĩa vì trẻ có thể kéo chúng và tất cả những gì trên đó xuống người trẻ.

    9. Đừng để những loại hạt cứng, trái nho, đồng xu và tất cả những thứ trẻ có thể nuốt và gây hóc ở trong tầm với của trẻ.

    10. Hãy để riêng một ngăn kéo ở tủ bếp để trẻ có thể tự do mở ra đóng vào và khám phá. Ngăn kéo này phải không quá gần lò nướng, lò vi sóng, bếp nấu. Mẹ nên đặt vào đó một số món đồ an toàn, thú vị để trẻ khám phá như thìa gỗ, thìa nhựa, hộp nhựa nhỏ, đĩa bát nhựa an toàn an toàn nhiều màu sắc… Thỉnh thoảng, mẹ hãy thay đổi những món đồ trong đó để trẻ đỡ bị chán mà quay sang “khám phá” các ngăn tủ khác của mẹ.

    11. Lắp các loại chốt khóa lên lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh… để trẻ không thể mở/bật các thiết bị này lên

    12. Nếu dùng bếp ga, hãy khóa ga ngay khi bạn nấu nướng xong.

    13. Luôn đậy nắp thùng rác, và đựng các loại chai lọ, hộp tái chế được vào các thùng/túi riêng và đặt xa tầm với của trẻ.

    14. Luôn cài dây an toàn khi trẻ ngồi trong ghế ăn, và không bao giờ rời mắt khỏi trẻ.

    15. Mua sẵn một bình dập lửa đa năng có thể dùng để dập điện, cháy do dầu mỡ… Và đảm bảo bạn biết cách dùng nó, và chỉ dùng cho đám cháy nhỏ. Trong trường hợp có hỏa hoạn lớn, bạn không kiểm soát được, hay dẫn trẻ ra khỏi nhà và gọi ngay cứu hỏa.

    16.Khi phải cầm nước nóng trên một tay, đừng bao giờ cố bế trẻ bằng tay kia vì trẻ có thể kéo tay bạn, hoặc bạn sẽ sơ suất mà làm trẻ bị bỏng.

    Xem thêm các thông tin hữu ích về các mẹo vặt, thông tin làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho gia đình tại đây: https://www.facebook.com/events/343847192460692/
     

Chia sẻ trang này