Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm Công văn số 4716/TCT-CS giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 151/2014/TT-BTC I. Về thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Bổ sung quy định doanh nghiệp được trính khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN toàn bộ giá trị đối với xe ô tô làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô có giá trị trên 1,6 tỷ đồng. 2. Bổ sung quy định doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động.Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. 3. Bổ sung quy định không thu thuế TNDN đối với khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản đối với trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. 4.Tăng thời gian được miễn thuế đối với thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 5. Sửa đổi, bổ sung thu nhập được miễn thuế bao gồm “quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”. 6.Bổ sung hướng dẫn xác định ưu đãi thuế đối với dự án phân kỳ đầu tư và dự án trang bị bổ sung máy móc thường xuyên 7.Sửa đổi, bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp được hưởng ưu đãi thuế bao gồm cả các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009. 8. Về chuyển tiếp ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp dệt may bị ngừng ưu đãi thuế theo cam kết WTO do được hưởng ưu đãi thuế theo điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu và chuyển sang điều kiện ưu đãi khác thực tế doanh nghiệp đáp ứng. II - Về thuế giá trị gia tăng 1.Bổ sung đối tượng không chịu thuế đối với trường hợp bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT 2.Bổ sung quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định là ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô được khấu trừ toàn bộ 3.Sửa đổi, bổ sung về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên III - Về thuế thu nhập cá nhân 1. Về khoản lợi ích về nhà ở cho người lao động: Khoản lợi ích về nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng, cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động được trừ khỏi thu nhập chịu thuế TNCN. 2. Về các trường hợp không phải quyết toán thuế: cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này 3. Về chuyển nhượng bất động sản: Bổ sung hướng dẫn về thuế TNCN đối với trường hợp người sử dụng bất động sản do nhận chuyển nhượng trước ngày 01 tháng 7 năm 1994, nếu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì không thu thuế thu nhập cá nhân
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm Thời gian và cách phân bổ công cụ dụng cụ Khi mua tài sản về công ty dùng cho sản xuất kinh doanh (không phải để bán), nếu nguyên giá của tài sản không đủ 30.000.000 để làm tài sản cố định, thì kế toán xác định đó là công cụ dụng cụ.phân bổ công cụ dụng cụ Theo thông tư 78/2014/TT-BTC về thuế Thu nhập doanh nghiệp thì: “Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.” Như vậy, thời gian phân bổ công cụ dụng không được quá 36 tháng (tức là không được quá 3 năm). Nếu không chi phí phân bổ đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN. Có hai phương pháp phân bổ CCDC là: Phân bổ theo thời gian và phân bổ hai lần. + Phân bổ theo thời gian là chia đều cho các kỳ (số kỳ sử dụng), hàng tháng sẽ trích vào chi phí giá trị như nhau. Ngoài thực tế doanh nghiệp thường hay sử dụng phương pháp phân bổ này. + Phân bổ hai lần là phân bổ vào lúc xuất dùng và lần báo hỏng theo tỷ lệ 50:50 Nhưng nếu CCDC có giá trị nhỏ, là vật rẻ tiền, mau hỏng thì có thể hạch toán thẳng vào chi phí và không cần phải nhập - xuất kho. Khi đó kế toán ghi: Nợ 627/641/642, Có 331/111/…Việc này đơn vị cần ban hành quy định về quản lý CCDC. Thí dụ, nếu CCDC có giá trị dưới 1 triệu thì hạch toán hết vào chi phí. Ghi chú: Các trường hợp mua CCDC chuyển thẳng vào sử dụng chỉ phù hợp cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ hay thương mại; các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng cần thiết thông qua nhập và xuất kho CCDC. Phương pháp hạch toán vài nghiệp vụ chủ yếu: 1) Mua công cụ dụng cụ Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận tiêu dùng. + Nếu là mua hàng nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153, Có TK 331/111/ … + Nếu là mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi: Nợ TK 142, Có TK 331/ 111/ … 2) Xuất dùng Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi: Nợ TK 142, Có 153 Ghi chú: Bước này có thể bỏ qua nếu ở bước 1 đã thực hiện việc chuyển thẳng cho tiêu dùng. 3) Quản lý danh mục CCDC & xác định phương pháp phân bổ: Kế toán CCDC phải lập danh mục CCDC, khai báo các thông tin như: số kỳ phân bổ, tài khoản phân bổ, tính chất chi phí, phòng ban quản lý,… Ghi chú: Bước này kế toán chỉ lập sổ theo dõi CCDC mà thôi, chứ không phát sinh bút toán. 4) Phân bổ CCDC Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 3 mà chúng ta sinh bút toán phân bổ chi phí, bút toán đó là: Nợ TK 627/641/642, Có TK 142 5. Thanh lý công cụ dụng cụ: Đối với công cụ dụng cụ khi thanh lý các bạn xuất hóa đơn như thanh lý TSCĐ nhé Nợ TK 111 số tiền thu được Có TK 3331 Thuế (nếu DN hạch toán theo phương pháp khấu trừ) Có TK 711 Với giá trị còn lại của công cụ dụng cụ các bạn cho vào chi phí luôn trong kỳ thanh lý đó: Nợ TK 627/641/642: giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC Có TK 142 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC 6) Báo hỏng CCDC Bước này có thể không xảy ra, nếu không hỏng. Nếu có CCDC bị báo hỏng thì kỳ đó sẽ trích toàn bộ giá trị còn lại (số dư 142 tương ứng với CCDC) vào chi phí. Ghi chú: Việc báo hỏng không làm phát sinh bút toán, việc này được thực hiện trong tháng và trước khi thực hiện phân bổ cho tháng đó.
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm mình mới làm thêm về kế toán thuế cho công ty kinh doanh quán bar, hàng hóa bán ra chủ yếu là r*** , thuốc lá, hoa quả, ko biết phải sử dụng tài khoản nào và hạch toán thế nào? bạn nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chỉ cho mình với, thanks?
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm Xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn Trích thông tư 39/2014/TT-BTC - Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014 Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập 1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai. 2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định. 3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). 4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.[/QUOTE]
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm Công việc kế toán cần làm vào dịp cuối năm 2014 và đầu năm 2015 Vào khoảng thời gian cuối năm 2014 và đầu năm 2015 này kế toán sẽ rất tất bật với các công việc như quyết toán thuế TNCN, TNDN, nộp thuế môn bài, nộp báo cáo tài chính...Dưới đây kế toán 68 xin chia sẻ tóm tắt các công việc mà 1 kế toán phải làm từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015 để các bạn chuẩn bị thật tốt cho thời gian bận rộn sắp tới. 1/ Trong tháng 12/2014: - Chậm nhất ngày 20/12/2014, NỘP MẪU 06/GTGT đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho 2 năm 2015+2016, nếu doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2014. - Chậm nhất 31/12/2014, nộp lại TỜ KHAI THUẾ MÔN BÀI, nếu trong năm 2014 có thay đổi vốn dẫn đến thay đổi bậc môn bài. - Rà sót lại sổ sách, chứng từ, cân đối doanh thu, chi phí, chuẩn bị cho BCTC năm 2014. Thời gian tháng 12 này cực kỳ quan trọng trong việc bổ sung các chứng từ thiếu cho cả năm. Tại ngày 31/12/2014: + Thực hiện việc kiểm kê tài sản cuối năm 2014 bao gồm NVL, hàng hóa, CCDC, TSCĐ… + Thực hiện chốt và đối chiếu các khoản công nợ cuối năm 2014, bao gồm tất cả các khoản công nợ phải thu, phải trả… 2/ Trong tháng 01/2015: - Chậm nhất ngày 30/01/2015: nộp TIỀN THUẾ MÔN BÀI cho năm 2015. - Chậm nhất ngày 20/01/2015: nộp các loại tờ khai và tiền thuế theo THÁNG (cho tháng 12/2014): thuế GTGT tháng 12/2014, thuế TNCN tháng 12/2014, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12/2014 và các tờ khai theo tháng khác (nếu có). - Chậm nhất ngày 30/01/2015: nộp các loại tờ khai và tiền thuế theo QUÝ (cho quý 04/2014): thuế GTGT quý 4/2014, thuế TNCN quý 4/2014, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4/2014 và các tờ khai theo quý khác (nếu có). Riêng thuế TNDN chỉ nộp TIỀN THUẾ mà KHÔNG phải nộp tờ khai quý 04/2014. 3/ Trong tháng 03/2015 - Chậm nhất 31/03/2015: NỘP BCTC năm 2014 cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan đăng ký kinh doanh. - Chậm nhất 31/03/2015: nộp tờ khai QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN + TNCN và các tờ khai QT năm khác (nếu có). Nộp bổ sung tiền thuế TNDN + TNCN nếu quyết toán có chênh lệch so với tạm tính quý. 4/ Lịch nộp các báo cáo và Tiền BHXH, BHYT (Báo cáo nộp theo tháng và có phát sinh mới phải nộp) Báo tăng lao động: Tất cả các ngày trong tháng Báo giảm lao động: Nộp hồ sơ trước ngày 05 của tháng giảm lao động. Chú ý: Nộp thẻ BHYT Nộp tiền Bảo hiểm: Nộp trong tháng. Hàng năm: Gia hạn thẻ BHYT từ 01/11 – 30/11 của năm trước. Làm gia hạn thẻ BHYT càng sớm càng tốt vì thường sau 30 ngày mới có thẻ mớ
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm Em cám ơn rất nhiều. Topic rất hay. Em mới ra trường đi làm chưa biết gì mong chị giúp đỡ.
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm LƯU Ý VỀ THUẾ GTGT: I. Đối với hóa đơn đầu ra: Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn. Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên khi doah nghiệp xuất hóa đơn giá trị gia tăng phải hợp lý, chặt chẽ và đúng nguyên tắc theo quy định của luật và cơ quan tài chính thì hóa đơn đó mới được cơ quan thuế chấp nhận. A. Các chứng từ cần thiết đối với một hoá đơn GTGT mua vào hoặc bán ra: Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa (Hợp đồng mua bán hàng hoá), trong trường hợp Hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra); Phiếu xuất kho; phiếu nhập kho đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào; Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào; Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán; B. Một số lưu ý đặc biệt: Tại các văn bản và chứng từ nêu trên đều phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo đúng qui định của pháp luật; Chỉ xuất hoá đơn đối với các hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi xuất hóa đơn phải ghi đúng mức thuế xuất áp dụng theo quy định của Bộ tài chính đối với những hàng hóa, dịch vụ đó. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%. Một thao tác nhỏ giúp doanh nghiệp kiểm tra bạn hàng, doanh nghiệp có thể vào trang web của Sở Kế hoạch và đầu tư ( www.hapi.gov.vn) và vào website của Tổng cục thuế (www.gdt.gov.vn) để kiểm tra đối tác hoạt động trong lĩnh vực nào và tình trạng hoạt động của đối tác. C. Đối với hóa đơn đầu vào: Để hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thuế hiện hành doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc biệt dối với hóa đơn giá trị tăng tăng đầu vào của doanh nghiệp. II. Đối với hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu trở lên: Điều kiện bắt buộc với hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số lưu ý cụ thể: + Hóa đơn được thanh toán làm nhiều lần: Khi thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào. + Đối với hóa đơn mua cùng trong một ngày: Trường hợp trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do đó cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày cần rà soát tránh trường hợp số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng. + Chuyển tiền qua ngân hàng: Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Tài khoản chuyển khoản thanh toán phải được đăng ký theo mẫu 08 với cơ quan thuế theo qui định tại Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 18/12/2013. + Thời điểm thanh toán: Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ. 1. Lưu ý khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với tài sản cố định: Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ. 2. Đối với hóa đơn thuê văn phòng, trụ sở: Nhiều doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ, nhà của các cá nhân không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng. Do đó bên cho thuê phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ. Loại thuế này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán. 3. Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán: Đối với hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ. 4. Xử lý tình huống khi bị mất hóa đơn đầu vào: Trường hợp doanh nghiệp mất hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào thì phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn. Tuy vậy, phần thuế giá trị gia tăng của hóa đơn bị mất này sẽ không được khấu trừ. 5. Tra cứu thông tin hóa đơn của đối tác: Một thao tác nhỏ giúp doanh nghiệp kiểm tra việc phát hành hóa đơn của bạn hàng, doanh nghiệp đối tác là kiểm tra tại trang web: www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn. Trong mọi trường hợp doanh nghiệp không được mua bán hoá đơn, nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Với những lưu ý nhỏ nhưng rất cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp kinh doanh.
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm Tóm tắt những điểm mới của chế độ kế toán 2015 - TT 200/2014/TT-BTC PHẦN 1: CÁC ĐIỂM CHUNG Bỏ tất cả hình thức sổ kế toán, DN tự quyết định hình thức sổ phù hợp với DN (Phụ lục hình thức sổ QĐ15 chỉ mang tính tham khảo). Tất cả DN đều được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán (nếu thoả điều kiện quy định) nhưng phải lập BCTC chuyển đổi theo VNĐ, kiểm toán BCTC VNĐ và sử dụng BCTC VNĐ là Báo cáo pháp lý (trước đây chỉ DN FDI được sử dụng ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán và BCTC bằng ngoại tệ được kiểm toán cũng là BCTC mang tính pháp lý). DN tự quyết định việc ghi nhận vốn kinh doanh cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc là Nợ phải trả (336) hoặc Vốn chủ sở hữu (411). DN phải ghi nhận Doanh thu, giá vốn điều chuyển sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nội bộ nếu việc điều chuyển này tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO HÌNH THỨC CỦA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (Hoá đơn hay Chứng từ luân chuyển nội bộ). PHẦN 2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN: các tài khoản TÀI SẢN không còn phân biệt ngắn hạn, dài hạn . 1. Bỏ các tài khoản Bỏ các tài khoản: 142, 144, 223, 311, 315, 342, 415. Bỏ các tài khoản 129, 139, 159 Bỏ các tài khoản 512, 531, 532 Thêm tài khoản 357-Quỹ bình ổn giá BỎ TOÀN BỘ TÀI SẢN NGOÀI BẢNG CĐKT 2. Kế toán tiền: - 1113: Vàng tiền tệ (trước đây là Vàng bạc, kim khí quý, đá quý) - Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm 112 mà được phản ánh tương tự vay ngân hàng (341-Vay và nợ tài chính, TT 200 đã bỏ 311 và 315) - Thay đổi cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế trong các giao dịch ngoại tệ Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: tại tất cả các thời điểm phải lập BCTC (không bao gồm các khoản nhận trước của người mua hoặc trả trước cho người bán bằng ngoại tệ, Doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước bằng ngoại tệ ). Bổ sung thêm: phải đánh giá lại Các khoản cho vay, đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại hoặc nhận đặt cọc, ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ phải hoàn trả. 3. Kế toán đầu tư tài chính -Tài khoản 121-Chứng khoán kinh doanh (trước đây là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn) Theo quyết định 15/2006 thì TK 121 gồm Chứng khoáng kinh doanh và Chứng khoán nắm giữ chờ đáo hạn dưới 12 tháng. Nay Thông tư 200 thì TK 121 chỉ là Chứng khoáng kinh doanh ; Chứng khoán nắm giữ chờ đáo hạn dưới 12 tháng chuyển sang TK 128 Cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng trên thuyết minh BCTC. -Trường hợp giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ TS và Nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ, phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập. Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào Doanh thu TC hoặc Chi phí TC. -Việc phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu tại công ty mẹ được căn cứ vào mức LNST chưa phân phối thuộc sở hữu của công ty mẹ trên BCTC hợp nhất. 4. Kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): TT 200 nêu rất rõ về các trường hợp của hợp đồng hợp tác kinh doanh so với QĐ 15/2006 Nếu BCC quy định các bên khác tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào KQKD của hợp đồng, trường hợp này mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng là BCC nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản.=> phải ghi nhận theo bản chất là Thuê tài sản 5. Dự phòng tổn thất tài sản (TK 229, trước đây là "Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn): Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do DN nhận vốn góp đầu tư bị lỗ. Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, chỉ trích lập khoản dự phòng BCTC không áp dụng phương pháp VCSH. 6. Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu: nêu rõ ràng nguyên tắc hạch toán giữa tài khoản 131 và 138; 136. Phải thu của khách hàng (TK 131) gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua-bán. Phải thu nội bộ (TK 136) gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc. Phải thu khác (TK 13 gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán. Khi lập BCTC, CĂN CỨ KỲ HẠN CÒN LẠI của các khoản phải thu để phân loại LÀ DÀI HẠN HOẶC NGẮN HẠN. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng CĐKT có thể bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các TK khác. Bên giao uỷ thác xuất khẩu sử dụng TK 131, bên nhận uỷ thác sử dụng TK 138, ngoại trừ phải thu về phí uỷ thác. TK 138 phản ánh các khoản cho bên khác mượn bằng TÀI SẢN PHI TIỀN TỆ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283-Cho vay) 7.Hàng tồn kho: KHÔNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LIFO Bổ sung kỹ thuật tính giá theo PHƯƠNG PHÁP GIÁ BÁN LẺ NÊU CHI TIẾT CÁCH HẠCH TOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP XUẤT KHO KHUYẾN MẠI, QUẢNG CÁO Không vốn hoá lãi vay đối với nhà thầu xây lắp Không áp dụng TK 157 khi chuyển hàng tồn kho cho các đơn vị phụ thuộc (mà sử dụng TK 136) 8. Thuế GTGT được khấu trừ (TK 133): Nêu chi tiết kỹ thuật chia thuế GTGT trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Bỏ các bút toán kê khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong các giao dịch sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi quảng cáo. 9.Nguyên tác kế toán TSCĐ, BĐSĐT và XDCB: Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế thì phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý.Nguyên giá mua TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữ, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường định kỳ được trích trước dự phòng phải trả-TK 352 (không sử dụng TK 335). BĐS đầu tư cho thuê hoạt động phải trích khấu hao; BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá, doanh nghiệp không trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị. Chủ đầu tư xây dựng BĐS sử dụng tài khoản 241 để tập hợp chi phí xây dựng BĐS sử dụng cho nhiều mục đích. Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ cách thức sử dụng tài sản trong thực tế để kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với bản chất của từng loại. 10. Chi phí trả trước: Phải theo dõi chi tiết thời gian trả trước để phân loại trên bảng CĐKT. Chi phí phát hành trái phiếu không ghi nhận là chi phí trả trước. 11. Thuế TN hoãn lại: Không sử dụng khái niệm chênh lệch vĩnh viễn. Được phép Bù trừ trên BCTC khi của cùng DN và cùng cơ quan thuế quản lý. 12. Kế toán các khoản nợ phải trả: tương tự khoản phải thu Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (trực tiếp và gián tiếp), thuế TTĐB, XK, BVMT và các loại thuế gián thu khác phải loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên BCTC hoặc báo cáo khác. 13. Chi phí phải trả: Phân biệt TK 335-Chi phí phải trả và 352-Dự phòng phải trả TK 352: không chắc chắn về mặt thời gian và giá trị; hàng hoá, dịch vụ chưa nhận. 14. Vay và nợ thuê tài chính (TK 341, bỏ TK 311, 315 và gộp vào 341): không bao gồm vay dưới hình thức phát hành trái phiếu. 15. Kế toán vốn chủ sở hữu: Ghi nhận theo VỐN THỰC GÓP, không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ: khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của DN được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền VND, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào SỐ LƯỢNG NGOẠI TỆ ĐÃ THỰC GÓP, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo giấy phép đầu tư. 16. Kế toán các khoản Doanh thu: Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Trong 1 số T.Hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. Nhấn mạnh: Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tuỳ vào từng tình huống cụ thuể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tuỳ theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hoá đơn bán hàng. Nếu sản phẩm, HH, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành BCTC phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh, phát sinh sau ngày lập bảng CĐKT. Doanh thu bán BĐS của DN là chủ đầu tư: nêu rất kỹ các trường hợp ghi nhận doanh thu. Chìa khoá trao tay: ghi nhận Doanh thu khi trao chìa khoán nhà, không ghi nhận doanh thu khi Khách hàng ứng trước tiền. T.Hợp khách hàng có quyền chọn nhà thầu hoàn thiện nội thất: chủ đầu tư được ghi nhận Doanh thu khi bàn giao phần thô. Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng. 17. Kế toán các khoản chi phí: Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hoá đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. PHẦN 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bổ sung thêm Bảng CĐKT áp dụng cho DN KHÔNG ĐÁP ỨNG GIẢ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC (DN tạm ngưng hoạt động, giải thể...) Bổ sung thêm chỉ tiêu: - IV. Tài sản dở dang dài hạn: 1.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn: các dự án treo, mọc cỏ xanh lâu nay sẽ phải liệt kê vào mục này.---> chỉ tiêu mới - Vốn chủ sở hữu: 11. LNST chưa phân phối: tách chi tiết thành 2 chỉ tiêu LNST chưa phân phối luỹ kế đến cuối kỳ trước.---> chỉ tiêu mới LNST chưa phân phối kỳ này.---> chỉ tiêu mới BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIÁN TIẾP: bổ sung thêm/chỉnh sửa 1 số chỉ tiêu: I.Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trước đây là Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ chưa thực hiện) Các điều chỉnh khác---> chỉ tiêu mới Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh---> chỉ tiêu mới THUYẾT MINH BCTC: I. Đặc điểm hoạt động của DN: 4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường---> chỉ tiêu mới 7. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên BCTC---> chỉ tiêu mới VI.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng CĐKT 3. Phải thu của khách hàng: c) Phải thu của khách hàng là các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng)---> chỉ tiêu mới 5. Tài sản thiếu chờ xử lý (Chi tiết từng loại tài sản thiếu)---> chỉ tiêu mới 6. Nợ xấu---> chỉ tiêu mới 8. Tài sản dở dang dài hạn: dự án treo, công trình chậm tiến độ cỏ mọc hoang phải thuyết minh vào đây---> chỉ tiêu mới 15. Vay và nợ thuê tài chính---> chỉ tiêu mới Số có khả năng trả nợ:; Thuyết minh chi tiết về các khoản vay và nợ thuê TC đối với các bên liên quan. 16. Phải trả người bán: Số có khả năng trả nợ---> chỉ tiêu mới Phải trả người bán là các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng)---> chỉ tiêu mới 17. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Số đã thực nộp trong năm---> chỉ tiêu mới 20. Doanh thu chưa thực hiện Doanh thu nhận trước---> chỉ tiêu mới Khả năng không thực hiện được hợp đồng với khách hàng (chi tiết từng khoản mục, lý do không có khả năng thực hiện)---> chỉ tiêu mới VII.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQKD: 1. Tổng doanh thu BH & CCDV: c) Trường hợp ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản là tổng số tiền nhận trước, DN phải thuyết minh thêm để so sánh sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu theo phương pháp phân bổ dần theo thời gian cho thuê; Khả năng suy giảm lợi nhuận và luồng tiền trong tương lai do đã ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước.----> cung cấp thông tin cho nhà đầu tư để đánh giá EPS của DN. 9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Hướng dẫn rõ tài khoản để lấy chi phí bao gồm cả CĐKT và KQKD.