Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ngỡ ngàng lý do mẹ Nhật không cho con học ở phòng riêng

    Trong khi nhiều gia đình cố cho con học phòng riêng để "tập trung", mẹ Nhật sẽ làm ngược lại.

    Trong khi nhiều cha mẹ Việt cố gắng sắp xếp để con có được một góc học tập riêng biệt, với điều kiện tốt nhất có thể, thường sẽ là hẳn một phòng riêng. Chúng ta cho rằng môi trường yên tĩnh có thể khiến trẻ em tập trung vào việc học. Vậy nhưng tại sao trong một đất nước coi trọng giáo dục như Nhật Bản, các bậc cha mẹ lại không làm như vậy?

    Trong quá trình sống ở Nhật Bản, tôi thường đến thăm nhà một số người bạn của tôi. Qua thời gian, tôi dần phát hiện ra rằng rất nhiều gia đình ở Nhật Bản không dành phòng riêng cho trẻ để học bài mà thường là người lớn trẻ con đều ở chung trong phòng khách hoặc các phòng chung của gia đình, ai làm việc nấy, trẻ con cũng học bài làm bài ở đó luôn.

    Điều này khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và bắt đầu có ý muốn tìm hiểu. Một người bạn Nhật của tôi đã giải thích rằng, trước đây trẻ em Nhật cũng được cha mẹ cung cấp cho phòng riêng để học tập. Vậy nhưng sau đó, họ phát hiện ra rằng nếu để con học trong phòng kín, trẻ không những không tập trung vào đọc mà thậm chí, không có sự giám sát của người lớn, trẻ còn sẽ bí mật chơi trò chơi hoặc chat với bạn bè qua điện thoại di động.



    Tệ hơn nữa là nhiều nghiên cứu còn cho thấy những đứa trẻ con một đã thường có thói quen nghĩ mình là trung tâm, cả gia đình phải để ý chiều chuộng thì khi ở phòng riêng để học tập sẽ càng phát triển nhiều thói quen xấu. Người Nhật cảm thấy điều tồi tệ nhất khi một đứa trẻ có phòng riêng, đó là nó sẽ cản trở bọn trẻ cùng các thành viên khác trong gia đình trò chuyện giao tiếp.

    Nhiều trẻ sau khi ăn tối sẽ ngay lập tức nói, "Con về phòng học bài đây", không hăng hái giúp cha mẹ dọn dẹp rửa bát, cũng không giao tiếp nhiều, khoảng cách thế hệ sẽ càng xa.

    Nghĩ đến gia đình mình, cứ cơm nước xong mẹ tôi lại bận rộn trong bếp, bố ở phòng khách ngồi sofa xem tivi, con ở trong phòng không biết làm gì. Suốt một thời gian dài như vậy, cuộc sống gia đình vô cùng tẻ nhạt.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Trong khi nhiều gia đình cố cho con học phòng riêng để "tập trung", mẹ Nhật sẽ làm ngược lại.

    Với người Nhật, cha mẹ có quan niệm sau bữa cơm cả nhà sẽ cùng ở phòng khách, cha mẹ đọc sách báo, nghỉ ngơi, làm một số công việc trong ngày, trẻ nhỏ cũng học bài ở đấy luôn. Họ quan niệm việc cha mẹ luôn xuất hiện trước mặt con cái cũng sẽ làm gương cho con, để con thấy sau một ngày mệt nhọc, cha mẹ vẫn tiếp tục tìm hiểu, làm việc đều làm giàu kiến thức hay kiếm tiền cho gia đình. Trẻ cũng vì thế mà chăm chỉ hơn.

    Mặt khác, việc học tập trong phòng khách cũng giúp trẻ có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau và tăng khả năng tập trung bởi sau này khi bạn bắt tay vào một công việc nào đó trong xá hội, nó cũng sẽ là không gian mở chứ không phải khép kín.

    Trong không gian chung, các con sẽ nhìn thấy mẹ nấu ăn, làm việc nhà, và cha cũng đang làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Và quan trọng nhất, việc trò chuyện của trẻ em và cha mẹ sẽ được tăng cường, cả gia đình sẽ được gần gũi hài hòa hơn. Người Nhật nói việc giáo dục trẻ em như vậy mới là đúng đắn.


    Theo Xiao Ming (Khám Phá)
     
    Đang tải...


  2. me_xuhao

    me_xuhao Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    17/6/2014
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Giờ để tập cho con tập tự lập khó quá, bé nhà em đặt xuống là thức ôm ấm là ngủ ngon lành luôn.
     
  3. Rau củ quả sạch

    Rau củ quả sạch Thành viên mới

    Tham gia:
    21/12/2015
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Công ty Cổ Phần XNK & SX Nông Sản Sạch VietGarden,chuyên cung cấp rau,củ,quả hữu cơ sạch cho các siêu thị,công ty và các hộ gia đình,cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 5 không,có chứng nhận của bộ y tế và các ban ngành.hiện bên em đang mở rộng sản xuất và kinh doanh ở hà nội,vậy các chị,các mẹ nếu có nhu cầu sử dụng rau củ quả hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình thì liên hệ em nhé,
    +Cam kết:
    -không phân bón hóa học.
    -không phun thuốc bảo vệ thực vật.
    -không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng.
    -không sử dụng thuốc diệt cỏ.
    -không sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

    Trang web công ty:http://organickitchen.com.vn/
    Địa chỉ:Số 8B,lô 10B đường trung yên 9,trung hòa-cầu giấy-hà nội.
    LH Đoàn :0986056982-0946846235.(có ship hàng free toàn hà nội).
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Mách bạn cách xử lý khi con bị chọc ghẹo


    Bị những người bạn cùng trang lứa trêu đùa, chọc ghẹo một cách cố ý là điều khó tránh khỏi với các bé. Khi bé nhà bạn gặp phải những tình huống như vậy, những lời khuyên có ích từ bạn chính là điều bé cần hơn bao giờ hết.

    Việc bị chòng ghẹo là điều khó tránh khỏi, một khi bạn không quá bảo bọc bé và khi bé tập hòa nhập với môi trường xung quanh. Tình trạng chọc ghẹo một cách cố ý thậm chí còn xảy ra thường xuyên với những bé gặp phải các khiếm khuyết về ngoại hình, ví dụ như những bé bị còi hay bị thừa cân… Khi gặp phải những tình huống bị trêu đùa, nhiều bé sẽ không biết phải phản ứng như thế nào để ngừng trò đùa lại mà thường im lặng chịu trận hoặc khóc và chạy về … mách mẹ. Đây đều là những tình huống mà bất cứ bà mẹ nào đều gặp phải.

    Khi đưa ra lời khuyên cho trẻ, điều đầu tiên bạn cần nhớ là giúp trẻ nhận thức rằng những hành động chọc ghẹo, trêu đùa quá đáng không phải là điều tốt. Đó là những hành động xấu, không công bằng và gây tổn thương cho người khác. Nếu biết bé đang là nạn nhân của hành động xấu này, bạn nên khuyến khích bé kể hết mọi sự tình và lắng nghe lời bé nói để tường tận câu chuyện. Sau những lời tâm sự của bé, bạn nên cho bé biết bạn hiểu cảm giác của bé như thế nào và dần đưa ra một số gợi ý để bé xử lý với những tình huống tương tự về sau.

    http://imgs.********/Share/Image/2015/12/24/1231ddbullying-171908241.jpg

    Bạn có thể đưa ra một số cách xử lý như sau:

    - Phản ứng lại với chất giọng tự tin, nói với những kẻ trêu ghẹo chấm dứt trò đùa.
    - Thể hiện sự thờ ơ và bình tĩnh, chậm rãi bước tránh xa khỏi những người trêu đùa
    - Tránh thể hiện sự buồn bã, tổn thương hoặc bất cứ phản ứng thái quá nào khiến đám người kia thỏa mãn về hành động của mình.
    - Dạy bé một số từ ngữ, lời nói bông đùa để phản ứng lại.
    - Đi xa khỏi đám người kia và rủ một người bạn đi cùng.
    - Trong những trường hợp căng thẳng, nói chuyện với giáo viên hoặc người lớn nhờ giúp đỡ.

    Với những cách xử lý như trên, bạn cũng cần bàn bạc với bé hay thậm chí đóng một màn kịch nhỏ cùng bé để xem những cách nào phù hợp với bé nhất. Tuyệt đối không dạy bé “chơi xấu” lại những người trêu ghẹo mình bằng cách nói ra những lời tệ hại hay thậm chí dùng bạo lực vì điều đó có thể khiến cho tình huống trở nên tệ hại hơn.

    Ngoài những phương pháp xử lý nói trên, bạn cũng nên giúp bé bạo dạn hơn bằng cách khuyến khích bé kết bạn, cho bé tham gia nhiều hoạt động có ích phát triển thế mạnh và sự tự tin bản thân. Hãy lắng nghe lời bé nói và giúp bé tập trung vào những điều vui vẻ hơn là những khoảnh khắc gặp khó khăn của bé.

    Trang Lưu - nguồn: LH
    (Theo Congluan)
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    5 câu bố mẹ nói hàng ngày giúp bé thông minh hơn

    Để giúp trẻ rèn luyện trí não, bố mẹ hãy nói với con những câu sau thường xuyên hơn.

    Nuôi con mạnh khỏe đã khó nhưng dạy con thông minh, thành tài còn khó hơn rất nhiều. Cha mẹ cần chú ý tới những thói quen, cách cư xử hàng ngày của mình vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển não bộ của con cái. Để giúp con tăng cường trí thông minh, đừng bỏ qua những câu nói đơn giản nhưng cần thiết dưới đây:

    Câu nói đề cao ý kiến của trẻ

    “Theo ý con thì trong trường hợp này mình nên làm thế nào?”, “Nếu là con thì con định làm gì?”,...

    Những câu nói này nhấn mạnh vào việc bố mẹ rất quan tâm tới ý kiến của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, tin tưởng. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần mạnh dạn, dám đề xuất ý tưởng, dám suy nghĩ và hành động ở trẻ từ nhỏ và kích thích não bộ trẻ phát triển.

    Câu nói đặt niềm tin vào trẻ

    “Con làm được mà”, “Mẹ tin là con có thể làm tốt chuyện này”, “Bố biết là con thực hiện được”,...

    Những câu nói rất đơn giản ở trên thể hiện sự tin tưởng của bố mẹ vào con cái, khiến trẻ có thêm động lực hơn, não bộ cũng có cơ hội phát triển tốt hơn rất nhiều. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bộ não của trẻ phát triển tốt nhất khi được nuôi dưỡng trong một môi trường làm trẻ có cảm giác an toàn, yên tâm và tin tưởng.

    Câu đố khơi gợi tính tò mò, khám phá

    “Đố con biết quả này có tên là gì?”, “Con nghĩ người ta dùng cái máy này để làm gì?”,...

    Hãy đặt ra những câu hỏi, câu đố theo kiểu trên để trẻ động não, suy nghĩ từ các sự vật xung quanh. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ rất cần bố mẹ thường xuyên tận dụng những giây phút hàng ngày bên con để dạy con khám phá, học hỏi càng nhiều càng tốt.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, tin tưởng sẽ kích thích não bộ trẻ phát triển. (Ảnh minh họa)

    Câu hỏi mang tính gợi mở

    Hãy nói với bé “Chúng ta nên làm gì khi chơi xong đồ chơi nhỉ?”, thay vì bảo ngay với con “Bây giờ cất đồ chơi đi.”

    Câu thứ hai mang ý nghĩa trực tiếp, chỉ dẫn bé chính xác phải làm điều gì, điều này có thể khiến bé thụ động trong những tình huống cần tư duy. Trong khi đó, câu nói thứ nhất mang tính gợi mở, đòi hỏi bé phải động não, nhờ đó mà kĩ năng giải quyết, xử lí vấn đề của bé cũng được rèn luyện hơn, giúp bé tăng tính tự lập hơn.

    Vì thế, bố mẹ cần lưu ý, đừng vội vàng chỉ bảo con chi tiết mà cần đưa ra những câu nói gợi mở, kích thích bé tư duy, phát triển bộ não.

    Câu khen ngợi nỗ lực, không phải tố chất

    Hãy nói “Con đã cố gắng rất tốt!” thay vì liên tục khen “Con thông minh lắm!”.

    Nghe có vẻ vô lí nhưng thực sự, khen con thông minh không giúp trẻ thông minh lên. Chính việc cha mẹ nói với con trẻ về việc con đã nỗ lực làm việc như thế nào, mới giúp trẻ học được rằng, thành công là kết quả của sự cố gắng, quyết tâm, chứ không phải do bản tính thông minh sẵn có. Điều này rất cần thiết để phát triển đức tính kiên nhẫn và luôn nỗ lực vươn lên ở trẻ.


    Theo Gia Thành (parenting) (Khám Phá)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 hóa chất cực độc “ẩn” trong các sản phẩm trẻ em

    Khi mua sữa tắm, dầu gội, bỉm tã,... cho con, mẹ nhớ tránh xa những sản phẩm có chứa những chất dưới đây.

    Rất nhiều hóa chất độc hại ẩn mình trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, kem chống hăm, kem chống nắng, bỉm tã,... mà hàng ngày mẹ vẫn chọn mua và sử dụng cho con. Để bé yêu không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chúng, mẹ cần chú ý tránh xa các sản phẩm có ghi những chất sau trên bao bì ở mục “Ingredients” (Thành phần):

    Fragrance hoặc Parfum (Hương liệu)

    Một trong những “chiêu trò” của các hãng sản xuất khi muốn che giấu những hóa chất bị cấm sử dụng chính là “đậy” chúng dưới cái tên rất chung chung: hương liệu (fragrance hoặc parfum).

    Mặc dù hương liệu thường dùng để mang đến cho các lại sữa tắm, dầu gội, tã bỉm,... mùi thơm đặc trưng, đánh bật những mùi hôi khó chịu nhưng hầu hết các chất này đều là hóa chất tổng hợp độc hại, có loại có khả năng gây dị ứng, ung thư hoặc làm tổn hại tới hệ thần kinh trung ương.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Hóa chất "Parfum" ẩn mình trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, kem chống hăm, kem chống nắng, bỉm tã,... (Ảnh minh họa)

    Mineral Oil (Dầu khoáng)

    (Còn có thể xuất hiện trên nhãn mác sản phẩm với các tên gọi: petrolatum, paraffinum, parrafinum liquididum)

    Đây là một chất làm từ dầu mỏ, được sử dụng rất phổ biến như chất dưỡng ẩm, làm ẩm, giúp da chống mất nước trong các sản phẩm cho trẻ em.

    Tuy nhiên, chính vì tác dụng trên mà Mineral Oil (Dầu khoáng) được các nhà khoa học cảnh báo là có tác động tạo thành một lớp mỏng không thấm nước trên da, làm tắc lỗ chân lông, khiến cho da giảm khả năng đào thải chất độc. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư từ hóa chất mang tên Mineral Oil này.

    Paraben

    (Còn có thể xuất hiện trên nhãn mác sản phẩm với các tên gọi: Ethylparaben, butylparaben, methylparaben, propylparaben, hoặc bất cứ hóa chất nào có đuôi ở phần tên là “paraben”)

    Paraben ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn vi trùng nên hay được sử dụng trong các sản phẩm cho trẻ em như một chất bản quản. Hóa chất này có thể gây kích ứng cho làn da non nớt của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất của paraben là khả năng gây rối loạn hooc môn trong cơ thể. Chất này cũng liên quan tới việc gia tăng nguy cư ung thư vú và sản sinh độc tố. Vì hệ thống hooc môn của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện đầy đủ, paraben có thể gây ra những thương tổn không thể thay thế cho sự phát triển của tuyến nội tiết.

    Bột talc

    Bột talc là thành phần phổ biến nhất được tìm thấy trong các loại phấn rôm dành cho trẻ nhỏ, tạo cảm giác khô thoáng. Tuy nhiên, chất này được cảnh báo là cực kì độc hại, trẻ nhỏ hít vào sẽ bị kích thích phổi, thậm chí còn tăng khả năng mắc ung thư. Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ. Tốt nhất, nên sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên như dầu dừa hoặc baking soda khi trẻ bị hăm tã.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bột talc hay paraben đều là những hóa chất độc hại xuất hiện rộng rãi trong các sản phẩm cho trẻ em. (Ảnh minh họa)

    Ceteareth

    Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong các công thức sữa tắm và kem chống nắng cho trẻ em, Ceteareth bị nghi ngờ là có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, bao gồm ngụy cơ làm tổn thương nội tạng, kích ứng da và ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh.

    Polyethylene glycol

    Nếu chứa Polyethylene glycol, trên nhãn mác sản phẩm thường sẽ có dòng chữ PEG – kèm theo một con số. Con số càng nhỏ thì khả năng hợp chất này thẩm thấu vào da càng lớn.

    PEG (Polyethylene glycol) là một hợp chất có tác dụng làm ẩm nhưng có thể gây dị ứng cho làn da em bé và tạo điều kiện thuận lợi cho những hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua lớp biểu bì.



    Theo Gia Thành (healthychild) (Khám phá)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Chiêu nhận biết tôm, bò, gà bơm hoá chất, tránh mua cho con

    Nếu tinh ý quan sát và lựa chọn, mẹ sẽ tránh được việc mua phải tôm bơm hoá chất hay thịt lợn sề giả bò để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

    Mua phải thịt ôi thiu hay ngâm hoá chất luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em khi đi chợ, nhất là những bà mẹ đang chọn đồ để chuẩn bị một bát cháo ngon cho con ăn dặm. Tuy nhiên, chỉ cần một chút tinh ý quan sát, mẹ có thể tránh khỏi những thực phẩm kém chất lượng này.

    Xin mách cách nhận biết tôm, bò, gà bơm hoá chất, không nên mua cho con ăn dặm

    Tôm bơm hoá chất

    Hiện nay tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đang ngày càng tinh vi và khó bị phát hiện. Theo công bố được đưa ra trong Quyết định số 177/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu, biểu hiện của tôm có tạp chất thường là:

    - Phù đầu,

    - Đuôi xoè,

    - Thân hơi căng hoặc căng tròn rất đẹp mắt chứ không như tôm bình thường: thân mềm, cong và hơi phẳng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Tôm có tạp chất nhô đầu (ảnh Bộ NN và PTNT)

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Tôm có tạp chất: xoè đuôi (ảnh Bộ NN và PTNT)

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Tôm có tạp chất: gai vểnh (ảnh Bộ NN và PTNT)

    Với tôm sú, mẹ nên chọn tôm có vỏ bóng, thịt gắn chắc vào vỏ. Tôm sắt không nên chọn tôm có màu hồng đậm, đây là loại tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.

    Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

    Để "chắc ăn" nhất, khi mua tôm cho con, mẹ nên tìm mua tôm còn tươi, "nhảy tanh tách", không rớt chân, càng. Đây là loại tôm khoẻ và tốt nhất cho trẻ ăn dặm.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Thịt lợn sề "phù phép" thành thịt bò

    Tình trạng thịt lợn sề "đội lốt" thì bò không mới nhưng vẫn gây hoang mang cho các bà mẹ khi lựa thịt cho con. Bằng cảm quan khi đi mua thịt, mẹ có thể phân biệt như sau:

    Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm, thớ thịt nhỏ, mỡ vàng. Thịt lợn giả thịt bò sẽ có thớ thịt to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục. Ngoài ra khi ấn nhẹ vào miệng thịt, thịt bò thật dẻo hơn, ít tính đàn hồi, cảm giác thịt dính theo tay. Nếu là thịt lợn giả thịt bò ấn vào sẽ thấy mềm bở, thịt không dính theo tay.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm, thớ thịt nhỏ, mỡ vàng. (ảnh minh hoạ)

    Thịt gà bơm nước

    Một số người buôn bán gà vịt hay mách nhau: nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm. Do đó khi chọn gà nấu ăn dặm cho con, mẹ nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà. Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, chị em cầm dốc ngược con gà, vịt lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.

    Cũng chia sẻ kinh nghiệm, PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt, gà quá béo, chị em chỉ cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm (ảnh minh hoạ)


    Theo Anh Minh (Khampha)
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những trường hợp cho trẻ ăn váng sữa là hại con

    Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng đã có những lời khuyên về cách cho trẻ ăn váng sữa đúng nhất.

    Váng sữa là một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và được nhiều ông bố và mẹ tin dùng. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách sử dụng và tác dụng thực sự của váng sữa đối với sức khỏe của con.

    Thầy thuốc Ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ đưa ra câu trả lời tốt nhất dành cho các ông bố bà mẹ về cách sử dụng váng sữa lấy tối đa chất bổ cho con, những trường hợp không nên cho trẻ ăn váng sữa và sai lầm cần tránh khi bảo quản váng sữa.

    Thành phần dinh dưỡng trong váng sữa: thường 50% là chất béo!

    Váng sữa là một chế phẩm được sản xuất từ sữa tươi. Cứ 100kg sữa tươi sẽ sản xuất ra được 1,25kg váng sữa. Vì thế, váng sữa thực sự rất ít và hiếm. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại váng sữa.

    Bác sĩ Tường Vi chỉ rõ thành phần dinh dưỡng có trong váng sữa:

    Có loại váng sữa có thành phần chính là sữa chiếm 50-60%; có loại nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò).

    Vì trên nhãn hộp váng sữa không công bố hàm lượng các dưỡng chất khác nên rất khó đánh giá được thành phần dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, tỉ lệ chất béo (lipid) trong váng sữa thường chiếm khoảng 50%, tổng năng lượng, chất bột đường (carbohydrate) khoảng 40%, còn chất đạm (protein) chỉ khoảng 6-7%, còn vitamin và khoáng chất thấp”,

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    100kg sữa tươi mới sản xuất ra được 1,25kg váng sữa (ảnh minh họa)

    Cho trẻ ăn váng sữa thế nào thì đúng cách?

    Bác sĩ Tường Vi cho biết thêm, chỉ nên sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa cho trẻ ăn trong ngày cần phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ từ 7-12 tháng tuổi có thể ăn ăn ½ - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nhất thiết ngày nào cũng dùng vì khi ăn quá nhiều, trẻ có thể bị đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao. Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

    Vì hàm lượng chất béo cao nên váng sữa cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, có thể bổ sung cho trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng làm bữa ăn phụ cho trẻ”, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.



    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Chỉ nên dùng váng sữa cho bé ăn bổ sung và có thể cho bé sử dụng từ tháng 7 trở đi (ảnh minh họa)

    Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng có thể sử dụng váng sữa. Và chỉ nên dùng làm bữa ăn phụ.

    Những trường hợp cho trẻ ăn váng sữa sai cách

    - Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi

    - Khi trẻ thừa cân, đang bị tiêu chảy, dị ứng với sữa bò,…

    - Cho trẻ ăn quá nhiều, gây đầy bụng, tiêu chảy cho hàm lượng chất béo quá cao.

    - Cho trẻ ăn trước bữa ăn

    Bác sĩ Tường Vi nhấn mạnh: “Không nên cho trẻ ăn trước bữa ăn vì làm bé ngang dạ sẽ bỏ bữa ăn chính. Nên cho ăn sau bữa ăn sáng hoặc trưa, không nên ăn vào bữa tối sẽ làm bé đầy bụng khó ngủ”

    - Cho trẻ ăn váng sữa thay thế sữa mẹ

    Vì thành phần dinh dưỡng trong váng sữa chủ yếu là chất béo nên đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng rất cao từ chất béo là chính. Bên cạnh đó, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Vì vậy, không nên dùng váng sữa thay thế cho sữa mẹ.

    Theo bác sĩ Tường Vi: “Chỉ nên dùng váng sữa cho bé ăn bổ sung và có thể cho bé sử dụng từ tháng 7 trở đi. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng,… do thiếu các vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt, do váng sữa có năng lượng cao nên lạm dụng cho trẻ thừa cân sẽ khiến bé càng tăng cân dẫn đến béo phì và các bệnh mãn tính khác”.

    Sai lầm cần tránh khi bảo quản váng sữa

    Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần bảo quàn trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh, vì khi mở cửa tủ thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt, chú ý xem hạn sử dụng trên hộp.



    Theo Vân Anh (Khám Phá)
     
  9. BO MOTHER

    BO MOTHER Thành viên mới

    Tham gia:
    28/12/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    dạo này tôi thấy lúc bé đi nhìn từ phía sau khập khiểng sao ấy, nhìn kĩ thì thấy bàn chân bé bị phẳng, k biết sau này bé phát triển có sao không mọi người. ai biết gì về bàn chân không, mấy mẹ giúp tôi với ạ
     
    hienbt79 thích bài này.
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Hiểm hoạ không ngờ khi con ngồi xoè kiểu chữ W

    Nếu thấy con hay ngồi kiểu này, mẹ cần phải ngừng ngay!

    Tư thế ngồi xoè hai chân hay ở nước ngoài gọi là ngồi kiểu chữ W là một trong những tư thế ngồi thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trong khi trẻ ngồi chơi. Nếu bạn nhìn thấy con mình đang ngồi kiểu này, tốt nhất cha mẹ nên ngay lập tức sửa tư thế của bé để đảm bảo nó không trở thành một thói quen.

    Theo bác sĩ nhi khoa McNamara, sở dĩ trẻ nhỏ thích ngồi kiểu này là bởi vì nó khiến các bé có cảm giác thăng bằng, đặc biệt tiện khi chơi đồ chơi vì nếu phải với món đồ cũng không bị ngã người, giúp trẻ chuyên tâm hơn vào việc muốn làm. Tuy nhiên, tư thế này lại ẩn chứa nhiều hiểm hoạ không ngờ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Tư thế ngồi xoè hai chân hay ở nước ngoài gọi là ngồi kiểu chữ W là một trong những tư thế ngồi thường gặp nhất ở trẻ em.

    1. Vấn đề chỉnh hình.

    Ngồi xoè hai chân kiểu chữ W có thể khiến một đứa trẻ bị trật khớp hông, vì nó dồn quá nhiều áp lực cho cơ chân, hông và khớp gối. Đặc biệt với những trẻ đã bị tật từ trước thì càng nên tránh tư thế này.

    2. Dễ bị co rút

    Vị trí này ép cơ hông, cơ chân và các dây chằng lại vào cùng một phạm vi hẹp, do đó khiến trẻ dễ bị co rút.

    3. Có ảnh hướng đến thần kinh/chậm phát triển

    Những em bé quen ngồi kiểu chữ W sau này sẽ dễ gặp phải các vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế kĩ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn trên bàn học.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Tư thế ngồi yêu thích của trẻ em lại ẩn chứa nhiều hiểm hoạ không ngờ.

    Vậy làm thế nào để chỉnh tư thế ngồi của trẻ, mẹ cần lưu ý hai điều quan trọng:

    1.

    Dạy con hiểu sự khác biệt giữa ngồi xoè hai chân ra ngoài và ngồi khoanh hai chân vào trong. Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W và cũng là vị trí phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Nói với con, nhấn mạnh tầm quan trọng của "chân ở phía trước" là cách ngồi này vừa thăng bằng lại tốt cho sức khoẻ và khả năng nhận thức, học tập của trẻ.



    2.

    Bố mẹ nên ngồi làm mẫu cho con và trẻ sẽ học theo. Mẹ thậm chí có thể biến nó thành một trò chơi, bất cứ ai khoanh chân nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Khuyến khích con ngồi khoanh chân và vươn người lên trước để kéo giãn lưng, hông và cơ bắp.

    3.

    Một số ít trẻ gặp các vấn đề về chỉnh hình hoặc thần kinh khiến trẻ chỉ có thể ngồi được kiểu chữ W, và rất khó khăn khi đổi kiểu ngồi. Nếu con gặp một trong hai vấn đề đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi dạy con ngồi theo tư thế khác.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Ngồi khoanh hai chân vào trong là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W và cũng là vị trí phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển.


    Theo Anh Minh (huffingtonpost) (Khám Phá)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Thế gọi là chân bẹt chị ạ, dưới 8 tuổi có thể sửa được mà k phải phẫu thuật, hình như là mua giày điều chỉnh thì phải.
     
  12. BO MOTHER

    BO MOTHER Thành viên mới

    Tham gia:
    28/12/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    vâng, tôi thấy có bên ACC thì giá đến 5triu8 1 đôi đế lót mà hơi bất tiện vì cứ dán vào giày dép mà mang, còn có bên của hãng spenco thì giá tốt hơn có 800k là có đế rồi , lại có dép chỉnh hình bàn chân luôn, nhưng hok biết bên nào hiệu quả hơn nữa mẹ ơi. nhiều người khuyên nên chọn Spenco thì ok hơn, mình thì k biết về khoảng này nhiều lắm, mấy mẹ cho ý kiến nhé
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những bộ phận của gà dù ngon nhưng có hại cho trẻ

    Hầu hết các bộ phận của gà đều ngon nhưng không phải cái gì cũng tốt, đặc biệt là cho trẻ em.

    Một con gà có rất nhiều bộ phận có thể chế biến thành thức ăn cho trẻ nhỏ. Nhiều chị em thường hay cho con ăn đùi, một số lại nghĩ cho con ăn ức mới tốt, thậm chí, có những em bé lại chỉ thích ăn riêng một bộ phận của gà như cánh, phao câu, cổ hay lòng mề....Hầu hết các bộ phận của gà đều ngon nhưng không phải cái gì cũng tốt, đặc biệt là cho trẻ em.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Hầu hết các bộ phận của gà đều ngon nhưng không phải cái gì cũng tốt, đặc biệt là cho trẻ em. (ảnh minh hoạ)

    Mẹ nên tránh cho con ăn những bộ phận này của gà:

    1. Phao câu:

    Nhiều bà mẹ hay cho con ăn phao câu gà vì nghĩ rằng nó rất béo, lại có mùi mỡ gà đặc trưng. Tuy nhiên, đây lại được coi là một trong những bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.



    Tốt nhất, mẹ nên loại bỏ bộ phận này trước khi chế biến thịt gà. Vì chất dịch ở phao câu cũng khá là hôi hám và khó chịu.

    2. Cổ gà:

    Phần cổ gà rất ít thịt nhưng là tập trung nhiều mạch máu và hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết lại là nơi tập trung nhiều độc tố, có thể là các chất độc có trong quá trình cho gà ăn thức ăn chăn nuôi có chứa kích thích tố đọng lại ở cổ. Do đó nếu mẹ cho bé gặm cổ gà chính là mẹ đang nạp chất độc vào người con.



    3. Da gà:

    Da gà là mới có chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao, lại có hàm lượng chất gây ô nhiễm lớn. Tuy nhiều trẻ thích ăn da gà nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con ăn thịt gà bỏ da là tốt nhất.

    4. Mề gà:

    Mề gà thực chất chính là dạ dày gà, nó có nhiệm vụ lưu trữ và nghiền nhuyễn thức ăn. Chính vì vậy, mề cũng là nơi lượng chất độc hại dư thừa có thể đọng lại tại đây.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Mề gà thực chất chính là dạ dày gà, nó có nhiệm vụ lưu trữ và nghiền nhuyễn thức ăn. Chính vì vậy, mề cũng là nơi lượng chất độc hại dư thừa có thể đọng lại tại đây. (ảnh minh hoạ)

    5. Thận gà:

    Thận cũng là nơi các chất gây hại tập trung chủ yếu bới sau khi gan lọc các chất độc hại, thận sẽ làm tiếp nhiệm vụ bài tiết, loại bỏ độc tố này. Nếu trẻ ăn thận có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

    Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý tốt nhất không cho con ăn phần đầu gà, cổ gà, thịt gà nên bỏ da là tốt nhất và các bộ phận nội tạng như mề gà, gan gà, thận...đều nên hạn chế.  

    Cách chọn gà cho trẻ cũng nên được mẹ lưu ý như sau:

    1. Cảm nhận da, độ tươi

    Nếu con gà có lớp ngoài da ngoài hơi khô, không dính, khi mẹ ấn vào thịt ngay lập tức khôi phục hình dạng bạn đầu, không có mùi hôi thì là gà tươi.

    2. Nhận biết gà nuôi và gà thả vườn

    Thịt gà thả vườn thường đắt hơn gà nuôi con nghiệp khá nhiều. Phương pháp giúp mẹ nhận dạng gà thả vườn là nhìn vào chân gà. Gà thả vườn thường các móng chân gà mỏng và sắc nét, chân gầy, dài, trong khi chân gà nuôi thường ngắn, mập, móng dầy.

    3. Nhận biết gà tiêm

    Kiểm tra gà có bị tiêm nước để tăng trọng lượng hay không bằng cách lật cánh gà lên kiểm tra dưới nách, nếu nách có nhiều chấm đỏ nhỏ, xung quanh vết tiêm nước phồng lên có màu đen, sau 1 thời gian màu đen đó lan rộng ra xung quanh thì chứng tỏ gà đã bị tiêm thuốc, tiêm nước tăng trọng lượng, tuyệt đối không được mua loại gà này.


    Theo Anh Minh (dailymail) (Khám Phá)
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    5 ‘tật xấu’ của cha mẹ Việt khi dạy con làm hư trẻ

    ‘Trẻ con thì biết cái gì’, ‘Làm vậy người ta cười cho’,... cứ thế, cha mẹ Việt đang tạo ra những đứa trẻ càng ngày càng hư.

    Tôi không phải là một người “sính ngoại”, ưa tắm “ao người” hơn “ao ta” hay “cuồng” văn hóa, lối sống nước ngoài mà chê bai dân tộc nước mình. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người đã có nhiều năm sống và làm việc ở châu Âu, tôi thấy người Việt chúng ta có nhiều thứ đáng học hỏi từ nước bạn, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ em. Dưới đây là những kiểu dạy con khiến trẻ càng ngày càng hư còn tồn tại khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam nhưng không được ủng hộ bên trời Tây:

    Kiểu coi thường suy nghĩ của trẻ con

    “Con còn bé lắm, không hiểu được đâu.” “Trẻ con thì biết gì, ra chỗ khác chơi.” Nhiều người lớn có xu hướng không tôn trọng ý kiến hay sự có mặt của con trẻ, coi mọi suy nghĩ của chúng là vặt vãnh, không chấp. Điều này không những tạo cho trẻ cảm giác tự ti, không được tôn trọng mà còn có thể kìm hãm và giết chết tính sáng tạo, ham học hỏi ở trẻ.

    Người lớn không tôn trọng con trẻ, đừng trách chúng không lễ phép với mình. Người lớn ngăn cản việc trẻ con tò mò, thắc mắc, đừng trách vì sao chúng giấu giếm, tự đi tìm hiểu mà không cần người lớn, để rồi "lầm đường lạc lối".

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Không có ý đánh đồng tất cả, nhưng tôi thấy có khá nhiều kiểu dạy khiến trẻ càng ngày càng hư còn tồn tại trong các gia đình Việt Nam (Ảnh minh họa)

    Kiểu đổ lỗi cho hoàn cảnh

    Các vị phụ huynh thử xem, có phải cảnh tượng này rất quen hay không: Một em bé đang chạy thì bị ngã, chân vấp phải cái bàn, òa lên khóc. Bố mẹ hoặc ông bà lập tức lao ra, xúm xít dỗ dành, cưng nựng và liên tục bảo bé: “À, đánh chừa cái bàn này. Cái bàn làm em đau này!”

    Lỗi là do đứa trẻ chạy nhanh nên vấp ngã, tại sao lại bắt cái bàn phải nhận? Từ nhỏ cha mẹ đã nuôi dưỡng mầm mống thích đổ thừa cho hoàn cảnh trong con thì khi trẻ lớn lên, đừng ngạc nhiên khi thấy chúng bị điểm kém thì đổ lỗi tại giáo viên ra đề quá khó (chứ không phải do không học bài), bị công an phạt thì đổ tại công an chèn ép (chứ không phải do đi sai luật),... Rồi đến những chuyện trọng đại hơn như xây dựng một công trình, tổ chức một kì thi,... lúc xảy ra sai phạm thì người này đổ lỗi cho người kia, không ai chịu trách nhiệm.

    Kiểu bao bọc quá mức

    “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Vâng, vì thương con mà nhiều cha mẹ Việt gánh hết phần vất vả, nặng nhọc về mình, không dám để con cực một giây phút nào.

    Sợ con bẩn nên không dám cho con tự do khám phá thiên nhiên, sợ con làm hỏng đồ nên làm thay con mọi việc nhà, sợ con va vấp sớm với cuộc đời nên chỉ bắt con học, lên đại học cũng không được làm thêm,... Vô tình, với kiểu “thương con” này, con mãi là đứa trẻ bé bỏng, yếu đuối, nhút nhát và ích kỉ, không biết quan tâm, thấu hiểu cho những vất vả của bố mẹ.

    Kiểu coi trọng điều tiếng thiên hạ hơn làm đúng lương tâm

    Không ít lần tôi đã chứng kiến có những ông bố bà mẹ mắng con: “Mày làm thế người ta cười cho.”, “Mày làm thế khác gì bôi gio trát trấu vào mặt bố mẹ.” Coi trọng truyền thống, thanh danh gia đình là điều cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ sợ con cái làm điều khiến thiên hạ bàn tán, dị nghị hơn là sợ con cái làm điều trái với lương tâm.

    Chính kiểu dạy như vậy dẫn đến việc con cái họ sau này bất chấp tất cả, làm những chuyện trái đạo đức, miễn sao không gây ra điều tiếng trong xã hội hoặc sống theo kiểu hình thức, miễn sao “đẹp lòng” thiên hạ.

    Kiểu “thương cho roi cho vọt”

    Mang tâm lý muốn con ngoan, nghe lời, nhiều bậc phụ huynh đã dùng đến đòn roi, nhưng lại không biết rằng càng đánh càng khiến trẻ không ngoan. Đối mặt với đòn roi lâu ngày, trẻ sẽ bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, làm phá vỡ tình cảm gia đình và mối tương quan giữa cha mẹ, con cái. Trẻ cũng có thể trở nên lỳ lợm, bướng bỉnh và vô cảm hơn, thậm chí có xu hướng bạo lực về sau do ảnh hưởng từ những trận đòn roi của bố mẹ, ngoài ra còn sinh tâm lý sống bất cần, dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.

    Như đã nói ở trên, tôi không phải là người cuồng lối sống “Tây hóa” và thích đả kích người Việt mình. Bài viết này chỉ mang tính chất góp ý, rút ra từ những kinh nghiệm thực tế của chính tôi, không có mục đích đánh đồng mọi ông bố bà mẹ mà chỉ mong muốn chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra những thế hệ tương lai Việt Nam tốt đẹp hơn.

    Chia sẻ của độc giả Ngân Hà (Hà Nội)
     
  15. nguyenhongnhung1086

    nguyenhongnhung1086 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/9/2014
    Bài viết:
    1,793
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    103
    Đánh dấu. Rất nhiều thông tin hữu ích
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Bí quyết rèn con thành người chính trực

    Không quá to tát khi nói đến 2 từ "chính trực" với trẻ nhỏ, nhân cách càng rèn luyện sớm thì càng mang lại kết quả khả quan nhất.

    Chính trực, hiểu nôm na là thể hiện sự cởi mở về những khuyết điểm của mình, nhận ra tầm quan trọng của sự thật, kiên định trong hành vi cư xử, đôi lúc chấp nhận hy sinh mình vì lợi ích của sự thật và giữ lời hứa. Ở trẻ nhỏ, khái niệm "chính trực" thực sự rất khó để hiểu theo một cách lý thuyết, giáo điều; nhưng để rèn cho con sự chính trực ấy lại là chuyện khác. Không quá khó, thậm chí trẻ càng nhỏ càng dễ hình định hình nhân cách. Làm sao để con kiên định trong hành vi cư xử, tức là tin tưởng vào quyết định của mình và làm theo mà không dao động, hoang mang hay luôn mất tự tin vào quyết định của mình. Làm sao để con nhận ra tầm quan trọng của sự thật, biết bảo vệ sự thật và giữ lời hứa, điều đó cũng không hề khó khăn, chỉ cần cha mẹ khéo léo trong cư xử, trong cách rèn con mỗi ngày để những đức tính ấy "ngấm" dần vào con, chỉ cần bố mẹ khéo khơi gợi những suy nghĩ tích cực, sự tự tin và bản lĩnh ở trẻ mà thôi.
    Hơn hết, dưới đây là những "bí quyết" để rèn con tính chính trực ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cùng tham khảo nhé!
    http://imgs.********/ThumbImages/Share/Image/2016/01/04/chinh-truc-084804204_700_2041.jpg
    Tuyết Trang (Việt hóa)
    (Theo Congluan)
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những kiểu chăm con làm hỏng vóc dáng của bé

    Rất nhiều cách chăm sóc trẻ nhỏ được các mẹ ‘hồn nhiên’ áp dụng mà không hề biết tới những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển vóc dáng của các bé.

    Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để không ảnh hưởng đến vóc dáng của các bé:

    Quấn tã cho bé quá chặt

    Nếu bố mẹ quấn tã cho bé quá chặt, hai chân của bé bị ép sắt vào nhau theo hướng thẳng xuống, bé sẽ có nguy cơ mắc dị tật vùng khớp háng. Nên ngừng việc quấn tã cho trẻ khi bé đã được 1 tháng tuổi trở đi bởi lúc này, việc quấn tã sẽ cản trở đến sự phát triển và di chuyển của bé. Nếu bố mẹ thấy bé bắt đầu cựa quậy, đạp lớp tã đang quấn, đó là dấu hiệu bé không muốn bị bao bọc trong tã nữa.

    Bế trẻ sai cách

    Trẻ sơ sinh rất yếu ớt và mong manh nên nếu không có cách bế trẻ đúng, hệ xương và vóc dáng của bé sẽ bị ảnh hưởng. Đối với các bé từ 0-2 tháng tuổi, tuyệt đối không dùng hai tay xốc thẳng lưng bé lên, sẽ gây hại cho cổ và xương sống cực kì non nớt của trẻ. Khi bế trẻ, luôn nhớ phải nâng đỡ phần đầu trẻ thật nhẹ nhàng, cẩn thận, kể cả khi lúc đặt trẻ xuống.

    Bắt trẻ tập ngồi, đứng và đi sớm

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Hãy để con trải qua lần lượt các quá trình phát triển vận động một cách bình thường nhất như: lẫy, bò, đứng , đi. (Ảnh minh họa)

    Bắt trẻ ngồi quá sớm không những khiến trẻ bị gù lưng mà còn hạn chế khả năng vận động của trẻ. Chân trẻ rất mềm và yếu nếu bắt trẻ tập đứng và đi sớm thì trọng lượng cơ thể trẻ dồn xuống hai chân khiến hai chân bị biến dạng. Ngoài ra, việc để trẻ đạt các mốc phát triển quá sớm sẽ khiến trẻ bỏ qua giai đoạn vàng khám phá thế giới xung quanh. Đừng coi thường giai đoạn bé tập bò, trườn bởi đây là lúc bé có cơ hội được nhìn và sờ, nắn, khám phá nhiều thứ hơn khi ngồi. Do đó, hãy để con trải qua lần lượt các quá trình phát triển vận động một cách bình thường nhất như: lẫy, bò, đứng , đi. Thông thường,từ tháng thứ 9, 10 trẻ đã có thể vịn ghế đứng dậy, lúc này bố mẹ này có thể tập đứng và đi cho trẻ.

    Cho con ngồi kiểu chữ W

    Tư thế ngồi kiểu chữ W là tư thế khá phổ biến ở trẻ em, nhất là khi trẻ đang ngồi chơi. Tuy nhiên, dáng ngồi này dồn quá nhiều áp lực cho cơ chân, hông và khớp gối, đặc biệt không tốt cho những trẻ đã có tiền sử bị chứng trật khớp háng, trẻ bình thường cũng bị tăng nguy cơ mắc trật khớp háng nếu ngồi theo tư thế này quá thường xuyên. Dáng ngồi kiểu chữ W cũng được cảnh báo là gia tăng các vấn đề liên quan đến dây thần kinh như chứng trương lực thấp (trạng thái cơ không đủ căng, cơ thể dễ mỏi mệt và gặp khó khăn trong việc chuyển động).

    Cho con dùng xe tập đi

    Viện nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics) cảnh báo sử dụng xe tập đi cho trẻ là một lựa chọn vô cùng nguy hiểm. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng xe tập đi giúp trẻ học đi nhưng thực chất, xe tập đi có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm như trượt ngã, lộn nhào, chấn thương. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng xe tập đi có thể cản trở sự phát triển dây thần kinh vận động trong giai đoạn tập ngồi, bò, đi của trẻ bởi trẻ luôn bị bó hẹp trong không gian của chiếc xe.



    Theo La La (tổng hợp) (Khám Phá)
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Bài học dạy con từ... toilet thức tỉnh hàng ngàn cha mẹ Việt

    Nhìn hình ảnh nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản mới thấy, người Việt chúng ta còn phải học hỏi nhiều trong việc dạy con cách cư xử văn minh trong cuộc sống.

    Rất nhiều du học sinh Việt Nam khi tới những nước phát triển đã bị sốc nặng, bị cô lập và xa lánh bởi không được dạy dỗ về cách cư xử kém văn minh khi dùng nhà vệ sinh – đó là băn khoăn và trăn trở được nêu ra trong bài viết “Học ở toilet” của nhà giáo dục Nguyễn Tuấn Hải, người sáng lập một trung tâm đào tạo Anh ngữ tại Hà Nội.

    Đối lập với hình ảnh người Việt ra nước ngoài bị “ghét” chỉ từ những điều nhỏ nhặt như cách dùng nhà vệ sinh là hình ảnh nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản sạch bong, sáng đẹp và ngăn nắp được nêu ra trong bài viết – thức tỉnh hàng ngàn cha mẹ Việt đang chỉ chú tâm vào việc dạy consao cho thật giỏi về kiến thức mà quên mất những kĩ năng sống cần thiết. Chia sẻ của anh Nguyễn Tuấn Hải đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Dưới đây là nguyên văn bài viết:

    "HỌC Ở TOILET

    Cha mẹ Việt chúng ta thường chỉ quan tâm tới việc sao cho con mình GIỎI.

    Chỉ trong HỌC. Và chỉ bằng ĐIỂM.

    Mà không để tâm tới vấn đề giản dị nhưng có ý nghĩa hơn rất nhiều hơn sau đây cho các con :

    MANNER.

    Dịch sang tiếng Việt hơi khó hết được ý nghĩa của từ này. Đại khái nó là cách cư xử và đối xử với người khác và môi trường xung quanh mình. Dạy con trưởng thành (maturity) phải bao gồm manner vào đó.

    Rất nhiều các con khi đi du học ở các nước phát triển đã bị shock rất nặng vì không được dạy dỗ về manner từ nhỏ khi còn ở nhà. Các con bị chủ nhà, bị bạn bè cùng nhà hay cùng phòng cô lập và xa lánh vì chính điều này và một trong những thứ mà khiến cho người có manner và không trở nên xa cách nhau khủng khiếp là câu chuyện của việc sử dụng toilet của trẻ em chúng ta.

    Nhiều con không được dạy dỗ về toilet manner nên :

    1. Không giữ vệ sinh chung.

    2. Đi tiểu tiện (chưa nói đại tiện) không giật nước. Và khi đi đại tiện không biết cách giật nước nhiều hơn 1 lần.

    3. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước sau khi đại tiện.

    4. Các bé trai không kéo nắp ngồi lên khi đi tiểu tiện vào bồn cầu.

    5. Không rửa tay.

    6. Khi rửa tay thì vẩy nước bắn khắp sàn hay bồn rửa mặt.

    7. Không đóng cửa hay bật đèn khi vào nhà vệ sinh.

    8. Không nhường nhau khi vào nhà vệ sinh.

    9. Không biết cách vứt bỏ băng vệ sinh cho đúng cách. Tệ hơn có bạn còn vứt thẳng băng vệ sinh vào bồn cầu.

    10. Khi đi vệ sinh mà vây bẩn thì không thấy có trách nhiệm vệ sinh sạch lại....

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Hình ảnh nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản sạch bong, sáng đẹp và ngăn nắp. (Ảnh minh họa trong bài viết)

    Gần như tất cả những thiếu sót này là những sự việc có thật diễn ra tại trung tâm Anh Ngữ của tôi và một công việc mà tôi hay làm là " rình " các con đi toilet để sau đó vào kiểm tra. Có những con sau đó được tôi gọi riêng ra khỏi phòng học để trao đổi nhẹ nhàng với con về lỗi ở toilet của con và thậm chí cùng con trở lại toilet làm vệ sinh lại.

    Không biết tôi có kỳ cục không nữa khi mà tôi quan tâm tới việc các con đi toilet thế nào hơn việc các con có học tốt tiếng Anh ở trung tâm của tôi.

    Những việc này, ước sao được các cha mẹ Việt coi trọng.

    Thì may mắn làm sao cho các thiên thần của chúng ta.

    Ps. Xin được up lên đây hình ảnh toilet công cộng ở Nhật Bản như 1 tấm gương về việc học ở toilet. Tất tần tật luôn.

    Nhớ lại bao năm dạy học, trong các lớp học tại nhà của mình tôi luôn bảo học trò :"vứt rác là mọi rợ" nhưng thầy vừa quay đi khỏi là tụi nhỏ thả rác xuống sàn 1 cách lén lút và bôi kẹo cao su xuống dưới mặt bàn và ghế...

    Buồn ư?Đau mới đúng."


    Theo Nguyễn Tuấn Hải (Khám phá)
     
  19. xuongmochanoi

    xuongmochanoi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/10/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn những chia sẻ của chủ top, nhưng điều đơn giản nhưng ko phải ai cũng biết.
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    "Chiến thuật" hay giúp trẻ hết biếng ăn

    Đừng ép buộc, đừng bỏ cuộc và đừng lo lắng là lời khuyên cho bố mẹ khi theo đuổi chiến thuật này.

    Trong độ tuổi từ 2 – 3, rất nhiều trẻ nhỏ có biểu hiện biếng ăn, kể cả những trẻ từng rất háu ăn trước đây. Theo các nhà khoa học, trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ sẽ chậm lại, cơ thể của trẻ không còn cần nhiều năng lượng như trước, và lẽ dĩ nhiên, trẻ cũng sẽ ít cảm thấy đói hơn.

    Mặt khác, trẻ ở độ tuổi này có xu hướng sợ những thực phẩm mới (tên khoa học của triệu chứng này là neophobia). Rất nhiều trẻ từ chối ăn những thứ mà chúng chưa từng nhìn thấy trước đây, đặc biệt là rau xanh. Hiện tượng này bắt nguồn từ thời xa xưa, khi tổ tiên của chúng ta sống lang thang khắp nơi và phải ăn rất nhiều thứ lá cây mà rất nhiều trong đó có khả năng có độc.

    Do vậy, đừng quá lo lắng, bởi hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, và rất có thể chỉ là tạm thời. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ hứng thú với ăn uống trở lại vào độ tuổi từ 4 tới 5. Dưới đây là 9 lời khuyên giúp các bậc phụ huynh vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn:

    1. Hãy ăn cùng trẻ

    Bạn hãy dọn đồ ăn của mình và ăn cùng với trẻ. Hãy để trẻ thấy được niềm vui của bạn khi bạn thưởng thức những thực phẩm tốt cho sức khỏe trong phần ăn của mình.

    2. Đừng ép buộc

    Đừng gây áp lực cho trẻ khi bạn muốn trẻ thử ăn một loại đồ ăn mới, ăn hết phần ăn trong bát hoặc đưa ra hình phạt khi trẻ không vâng lời. Điều này khiến cho việc ăn uống – thay vì là một hoạt động vui vẻ và có ích, sẽ trở nên đáng sợ hơn trong mắt trẻ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Đừng gây áp lực cho trẻ khi bạn muốn trẻ thử ăn một loại đồ ăn mới, ăn hết phần ăn trong bát hoặc đưa ra hình phạt khi trẻ không vâng lời. (Ảnh minh họa)

    3. Đừng lẫn lộn

    Hãy luôn chắc chắn rằng có it nhất một món trẻ sẵn sàng ăn trong tất cả các bữa ăn mà bạn chuẩn bị. Tuy nhiên, đừng khiến bữa ăn của cả gia đình bạn trở thành bữa ăn cho trẻ 2 tuổi. Hãy luôn chọn những thực phẩm mà bạn và những người lớn tuổi hơn trong gia đình có thể cùng ăn. Điểm mấu chốt ở đây là bạn nên dạy trẻ cách ăn bữa ăn cùng với gia đình, chứ không phải là khiến cả gia đình bạn phải ăn những thực phẩm như của trẻ 2 tuổi.

    4. Đừng tán dương:

    Điều mọi người nên làm trong bữa ăn chỉ là ăn. Khen ngợi hoặc hứa trao thưởng cho trẻ để trẻ ăn theo cách bạn muốn có thể khiến trẻ hiểu sai về việc ăn uống và làm hư chúng.

    5. Hãy tôn trọng trẻ:

    Trong hầu hết tình huống, bạn nên để trẻ quyết định những thử trẻ muốn và không muốn ăn. Ngay cả những ý kiến của trẻ về cách bạn trang trí đồ ăn cũng nên được lưu tâm.

    6. Đừng bỏ cuộc:

    Nếu con bạn từ chối ăn một loại rau xanh hết lần này đến lần khác, đừng vội từ bỏ. Hãy nấu loại rau ấy theo những cách khác nhau vào những lần sau. Bạn cũng có thể tự mình thưởng thức món ăn ấy và đến một lúc nào đó, trẻ sẽ đồng ý ăn thử chúng. Đừng đánh mất cơ hội để trẻ quyết định lại và sẵn sàng thử ăn những món mới bằng việc loại bỏ những thứ trẻ từng nói không ra khỏi thực đơn.

    7. Hãy làm việc của bạn:

    Và để trẻ làm đúng việc của chúng. Việc của bạn là cung cấp và chuẩn bị cho trẻ những món ăn ngon lành và bổ dưỡng. Và nhiệm vụ của trẻ là quyết định chúng sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu là đủ. Đừng cố gắng làm khó bản thân bằng việc ra quyết định thay trẻ.

    8. Hãy làm những món ăn trở nên hấp dẫn hơn:

    Thông thường những món luộc sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Bạn có thể nấu các món khác nhau với cùng một loại thực phẩm, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt con bạn.

    9. Đừng lo lắng:

    Hãy nhớ rằng, là một phụ huynh, nhiệm vụ của bạn trong dài hạn là dạy và xây dựng ở trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, chứ không phải là khiến trẻ ăn được thịt bò vào bữa tối thứ 3.


    Theo Huyền My (parents) (Khám Phá)
     
    Mưa & Nắng thích bài này.

Chia sẻ trang này