Cho con học trước khi vào lớp 1, mạnh ai nấy làm

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi liti85, 1/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Cho con học trước khi vào lớp 1, mạnh ai nấy làm

    Con gái tôi tháng 9 tới sẽ vào lớp 1. Ngay từ đầu năm mẫu giáo lớn, một vài người bạn và phụ huynh trong lớp cháu đã khuyên tôi nên cho cháu đi học ở nhà các cô giáo lớp 1 để chuẩn bị cho cháu năm sau đi học. (Ngọc Bích)
    > Không biết đọc biết viết, trẻ không thể theo nổi lớp 1
    Người gửi: Hoàng Ngọc Bích
    Có lẽ vì không có thời gian đưa đón cháu đi học, cũng có lẽ tại tôi không muốn cháu phải lo lắng về học hành ngay từ khi còn ở cái tuổi mẫu giáo, và cũng có lẽ còn vài lý do băn khoăn nữa mà tôi luôn tự nghĩ ra để rồi khất lần việc đưa cháu đi học trước khi vào lớp 1. Nhưng có lẽ lớn nhất là sự băn khoăn về chuẩn mực đào tạo lớp 1 của hệ thống giáo dục hiện nay của nước ta.
    Ngày nay, chắc nhiều người biết rằng khả năng tiếp thu và cập nhật thông tin của trẻ là rất lớn. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy việc các cháu được đi học càng sớm (chừng nào có thể) là tốt chứ không hẳn là không tốt.
    Vấn đề là ở chỗ nếu chuẩn mực đào tạo lớp 1 của chúng ta đặt ra là học sinh khi vào lớp 1 phải biết đọc biết viết rồi thì việc chuẩn bị cho các cháu về tập đọc, tập viết phải được thực hiện khi các cháu còn học ở lớp mẫu giáo lớn. Đó phải thành chương trình đào tạo của giáo dục mầm non, không thể chỉ là yêu cầu tốt nghiệp lớp mẫu giáo lớn là trẻ nhận được mặt chữ. Càng không thể là việc cho các cháu học đọc học viết chuẩn bị vào lớp 1 để tự phụ huynh mạnh ai nấy lo như hiện nay.
    Và nếu vậy thì yêu cầu đối với các cô giáo mầm non lại là quá lớn cả về chuyên môn lẫn chế độ lương thưởng, đãi ngộ đang có đối với ngành giáo dục mầm non. Phải chăng hệ thống giáo dục chúng ta lại nên có một lớp học cho thời kỳ quá độ này của trẻ giống như ngày xưa gọi là "lớp vỡ lòng"? Và như vậy thì có đi ngược lại quan điểm "giảm tải" cho học sinh? Hay chương trình học của học sinh lớp 1 cần có tiêu chí rõ ràng hơn?
    Băn khoăn của tôi lại là liệu ngành giáo dục của chúng ta có đang trong vòng luẩn quẩn? Nhưng thôi, ngay lúc này, tôi nên tự tìm thầy giáo cho con đi học trước khi vào lớp 1 và đồng ý với quan điểm hiện nay là phụ huynh cứ mạnh ai nấy lo là tốt nhất.


    Thương mấy em quá,đang tuuổii vừa học vừa chơi,vậy mà.....................
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


  2. twophuong

    twophuong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    21/9/2008
    Bài viết:
    2,371
    Đã được thích:
    674
    Điểm thành tích:
    773
    Thực tế là đúng như vậy đấy, con mình vào lớp 1 hồi tháng 9/2008 và mình biết chắc rằng không biết chữ bé sẽ khg thể theo kịp chương trình lớp 1 của BGD. Thật khg hiểu nổi cái cách cải cách giáo dục của VN mình. Chỉ tội cho các con, mới bước vào con đường học vấn đã gặp biết bao nhiêu là khó nhọc chông gai.
     
    architectyesterday thích.
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Có lẽ, bài viết này cũng như hàng ngàn bài viết khác, đăng trên các diễn đàn, các báo trên mạng và cả các báo in đã và sẽ rơi vào sự im lặng (luôn luôn lắng nghe nhưng chẳng bao giờ hiểu) của những quan chức có thẩm quyền mà vô trách nhiệm của bộ giáo dục. Cũng có nhiều ông/bà quan của ngành giáo dục, và nhất là giáo dục mầm non, vẫn cứ tiếp tục khẳng định một cách mạnh mẽ : Cho trẻ học trước chương trình lớp 1 là sai, sai cả về luật lẫn về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, thậm chí họ còn có thể đưa cả những điều luật ra để minh chứng cho việc này.
    Thế nhưng, nếu chúng ta ( là những phụ huynh bình thường) chịu khó đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1, nhất là ở phần 2 (học kỳ 2) thì chúng ta sẽ nhận ra ngay một sự thực, trẻ nào không học trước, chí ít là biết đánh vần ( mà thông thường thì khi đã biết đánh vần thì việc đọc được - viết được là chuyện đương nhiên) ở lớp MG, thì sẽ không tài nào bằng vào khả năng của chính mình mà có thể khuân nổi phần này.
    Như vậy, một mặt các ông bà quan ở bộ Giáo dục vẫn cứ đe nẹt mọi người, chúng tôi đâu có buộc trẻ phải học trước chương trình lớp 1 đâu? nhưng trong chương trình thì như thế đó ! Lời nói không hề đi đôi với việc làm ! ( là loại gì nhỉ ?)

    Về việc đánh giá khả năng tiếp nhận của trẻ rất lớn, điều đó là đúng, trẻ hoàn toàn có thể tiếp nhận việc học chữ ( thậm chí cả một vài thứ tiếng nước ngoài ) ngay từ khi lên 3 (vì thế đã có những kẻ muốn đào tạo các thần đồng bằng cách buộc các em này phải học thật nhiều thứ ngay từ khi còn thơ ấu). Thế nhưng, nếu điều đó là tốt cho sự phát triển của trẻ sau này, thì tại sao ở các nước có một nền giáo dục tiên tiến, người ta không đặt ra một chương trình học thật "toàn diện" thật "phong phú" để các cháu có thể đọc thông viết thạo ngay từ khi còn ở lớp mẫu giáo ( để có thể phát triển toàn diện và thành thần đồng ? ) mà chỉ là một chương trình nhẹ nhàng, học mà chơi - chơi khi học ?
    Vì họ đã nhận ra việc ép trẻ học sớm hoàn toàn không có lợi, mà còn có khi có hại nữa! vì để cho một học sinh có thể phát huy toàn bộ tri thức và óc sáng tạo của mình thì phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, kéo dài suốt giai đoạn cấp 1, 2 và 3, để đến khi các em bước chân vào Đại học, các em mới có khả năng Tự học, mà vẫn còn tinh thần ham học, và triển nở một cách toàn vẹn như một trái cây chín tới, chứ không phải một thứ trái cây bị dú ép, hoàn toàn mất đi sự ham học, khả năng tự học, mất đi tinh thần sáng tạo và sự tự tin vào bản thân mà khá nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam đang chứng tỏ !
    Một chương trình nặng nề, phi lý và bất nhân của lớp 1 không chỉ buộc lứa tuổi 4,5 tuổi phải đánh mất tuổi thơ bằng những giờ học còng lưng ( cả ở lớp - cả ở nhà cô giáo) , mà còn là sự phá hủy 1 cách có hệ thống sự ham thích việc học của các em từ cấp 1, lên đến cấp 2, và từ đó, xuyên suốt với một chương trình áp đặt và nặng nề, ( mà đầy dẫy sự sai sót và lạc hậu về kiến thức) đã buộc người học sinh chỉ còn biết cúi đầu trong uất nghẹn để ăn tươi, nuốt sống các bài văn mẫu, luận mẫu chỉ với mục đích nhả ra đối phó với các kỳ thi. Để rồi đến khi ra trường, có những em tốt nghiệp đại học ngay cả một ngành về khoa học nhân văn mà vẫn còn viết sai chính tả tiếng Việt!

    Tuy nhiên, nếu chỉ hoàn toàn đổ lỗi cho chương trình, đổ lỗi cho các quan chức nhà mình thì cũng không công bình, mà trách nhiệm trong cái vụ "ép dầu ép mỡ ai nỡ ép học" này là có sự tham gia của khá nhiều phụ huynh khi mà trong thâm tâm, vẫn chỉ muốn con mình phải là "thần đồng" trong thiên hạ !
    Có nhiều gia đình, với điều kiện kinh tế khá giả, khi nhận thấy con mình có tí chút thông minh, đã vội vàng xây dựng cả môt chiến lược mà đích nhắm là một trường đại học danh tiếng của Mỹ trong khi bé chỉ mới 2 tuổi ! và dĩ nhiên là để có thể đặt một bước chân vào ước mơ là những giờ học Anh văn mệt xỉu, rồi một chuỗi ngày chạy trường chuyên, chạy lớp chọn cho con, để rồi có khi đến một thời điểm nào đó, đứa bé thần đồng nhà mình thay vì được báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên tuyên dương thì lại là một thân chủ của một nhà tư vấn tâm lý hay tệ hơn là của một bệnh viện tâm thần vì chứng trầm cảm !

    Bên cạnh những phụ huynh mà cái bằng khen Học sinh xuất sắc là nhiệm vụ tối thượng , rồi việc phải đậu vào đại học (không cần biết là ngành nào - miễn lọt vào là ok ) là một chuyện đương nhiên như ăn một tô phở buổi sáng của con mình, thì còn cả một hệ thống truyền thông ngoài xã hội góp sức cho việc phải học càng sớm càng chết ( quên ! càng tốt ) này! Nào là ngay từ bé đã được uống sữa thông minh, lớn lên 1 chút là vào học viện IQ (cũng là thông minh luôn ) rồi các tờ báo luôn luôn nêu cao những tấm gương của những ông bố, bà mẹ bán cả cuộc đời để cho con vào đại học, rồi các tấm gương của những tiến sĩ, thạc sĩ tuổi trẻ tài cao, đã kích thích một cách cũng có hệ thống luôn vào cái tinh thần ganh đua của các ông bố bà mẹ và những người tuổi trẻ khác ( gia đình người ta đi bán rau mà còn như vậy, nhà ta có của ăn của để mà con không vào được đại học thì còn cái nhục nào bằng ) và thế là dấy lên một phong trào học trối chết, nhưng khổ thay, chỉ biết học theo kiểu thuộc lòng, ngay cả một cái đề luận ra trường cũng là một công trình xuất sắc của sao chép và cắt dán ! đến nỗi có một ông quan cực lớn của giáo dục đã phải treo giá nghìn đô cho 1 bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài ! ( dĩ nhiên là tạp chí này đâu chấp nhận chuyện sao chép ) và như thế thì treo cho vui thôi (nên mới dám treo) !
    Chuyện học trước có mấy chữ ABC thôi mà hóa ra là cả một chuyện xây dựng nhân cách con người là thế đó !
     
    Sửa lần cuối: 1/5/2009

Chia sẻ trang này