Cho măng mọc thẳng

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi yenhoa, 5/5/2005.

  1. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Em tìm được bài này trên website của báo Tuổi trẻ, nhưng cảm thấy chưa thông lắm nên em muốn đưa ra để chúng ta cùng thảo luận và xin ý kiến của mọi người:

    Cho măng mọc thẳng


    TT - Tí năm nay 5 tuổi, Tí đang học lớp lá. Sáng nay mẹ đưa Tí đi học, dọc đường gặp cô giáo cũ, mẹ thấy Tí cố tình ngó lơ không chịu chào cô trước. Tí còn lúng búng gì đó khi cô chào Tí. Tối về, mẹ méc ba: “Tí hôm nay hư, gặp cô giáo cũ không chào. May mà em đỡ lời, chào cô trước rồi thúc cu cậu chào. Vậy mà còn lúng búng trong miệng cái gì đó ra vẻ khó chịu lắm”.

    Ba nghe mẹ nói cũng ngỡ ngàng. Đợi đến tối, khi Tí xem xong chương trình thiếu nhi ưa thích, ba nhẹ nhàng tới bên Tí. Trên tay ba cầm quyển sách Tâm hồn cao thượng. Ba nháy mắt: “Cu Tí, bữa nay muốn nghe ba đọc truyện không?”. Cu Tí mừng rỡ, nhảy lên bá cổ ba.

    Ba đọc giọng chầm chậm, cố tình chọn chương: “Thầy học cũ của cha tôi” để đọc. Vừa đọc, ba vừa cố tình đổi tên người nước ngoài thành tên VN cho Tí dễ hiểu. Ba giải thích cho Tí biết tại sao người ta nên đi thăm thầy cô giáo cũ và niềm vui của thầy cô khi được học trò cũ lại thăm.

    Ba cười và nói thêm với Tí: “Ông nội cu Tí cũng là nhà giáo đó, Tí có thấy mấy bác già già lại thăm nội hông? Học trò cũ của nội đó”. Tí im lặng nghe ba đọc truyện rồi tự nhiên Tí xịu mặt xuống: “Ba nè, rủi Tí không thích thầy cô giáo cũ thì sao? Hồi đó cổ hay la Tí lắm, toàn bắt Tí ăn nhiều, bắt Tí ngủ, hổng cho Tí nói chuyện…”.

    Ba cố nén cười rồi giải thích cho Tí: “Vậy mẹ cũng la Tí, cũng bắt Tí đi ngủ sớm, hổng cho Tí làm ồn, Tí có ghét mẹ không?”. Ý chừng cu cậu còn phụng phịu, ba lại thì thầm to nhỏ. Cuối cùng, mẹ nghe Tí nói với ba: “Tí ngoéo tay hứa mai mốt gặp cô giáo cũ Tí sẽ thưa cô”. Mẹ cười mãn nguyện.

    Tí lớn rồi, đã năm tuổi và bắt đầu khó dạy. Nhưng mẹ không lo, mẹ và ba sẽ uốn nắn từ khi Tí còn là măng non để Tí thành tre mọc thẳng. Mẹ muốn Tí phải là người có trước có sau, sống có nhân nghĩa, như tên Trọng Nghĩa của Tí vậy.

    NGUYỄN CÔNG VINH
    Tuổi trẻ Online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yenhoa
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Nếu tôi là ba của Tí, tôi sẽ:
    Kêu cu Tí đến trước mặt, thuyết cho 1 trận về việc trẻ con phải lễ phép, phải chào người lớn ...
    Nghiêm khắc kiểm điểm và nói với Tí lần sau phải...phài...
    Lờ đi, coi đó là chuyện nhỏ như con thỏ...
    kết cuộc là gì ?- Một con số không to tướng !
    Vâng, rõ ràng là để cho trẻ con biết thế nào là lễ phép, thì cách dạy từ hình thức đến nội dung phải phù hợp với tâm lý trẻ. Muốn được như vậy thì cha mẹ phải biết tâm lý trẻ, muốn biết TL thì phải đọc sách, phải học hỏi.
    Và nhất là PHẢI BIẾT DÀNH THÌ GIỜ CHO CON .
     
  3. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Bác có thể nói rõ hơn được không?
    - Dành thời gian thế nào?
    - Đọc những sách gì?
    - Và trong trường hợp cụ thể này thì cần xử lý ra sao?
     
  4. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Em thấy ví dụ trên đã trả lời rõ 2 câu hỏi "Dành thời gian thế nào?" và "Cần xử lý ra sao?". Vấn đề là ở chỗ "Đọc những sách gì?".

    Cuốn "Tâm hồn cao thượng" trong ví dụ trên có bán ở đâu nhỉ? Ngoài cuốn đó ra, các bác có biết cuốn nào có nhiều câu chuyện về giáo dục, nhiều tình huống đối nhân xử thế có thể đọc cho các em nghe được không?
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ngoài những tựa sách mà tôi đã giới thiệu, nhân đây xin giới thiệu thêm:
    Với trẻ từ 0 -3 tuổi :
    Chăm sóc trẻ từ 0 - 3tuổi : TG: P. Mazet & S. Stoleru - DG: Bs. Vũ Thị Chín
    Nxb Văn Hóa Thông Tin 2003.
    Ngôn ngữ trẻ thơ - TG: Hà Thiện Huyên - NXB Thanh niên ( làm cách nào để trò chuyện với con bạn khi chúng chưa biết nói )

    Với trẻ > 3 tuổi :
    101 Cách dạy con thành tài - TG: Trần Đại Vĩ - Ngô Khu DG: Nguyễn Gia Linh. Nxb Văn hóa thông tin 2004
    Với người mẹ phải nuôi con một mình :
    Nuôi dạy con khi bạn gặp khó khăn - TG: Bs Fitzhugh Dodson - DG: Nguyễn Hạc Đạm Thư. Nxb Phụ Nữ 1997.

    Có hai cuốn sách chuyên môn nhưng đọc rất dễ hiểu :
    Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam - TG: Bs Nguyễn Khắc viện - Nxb Y học 1999 và Lòng con trẻ - Nxb Thế Giới 1999.

    Vấn đề không phải là đọc nhiều sách - mà cần phải đọc sách nhiều, và biết rút ra từ sách những điều mà mình có thế áp dụng cho hoàn cảnh của mình, và có thể áp dụng thường xuyên được hay không.
     
  6. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Yến Hoa ơi! Tùy theo lứa tuổi của cháu nữa,như cháu 5t thì cụ thể hơn ví dụ thật gần dễ hiểu như ông bố trong bài viết đó.Chị thì hay sưu tầm những bài Nghệ Thuật Sống cắt ra từ những tờ báo,lúc rãnh chị chép vô sách vừa đọc vừa giải thích cho cháu nghe,mà cũng bận lắm em ạ thỉnh thoảng dụng chuyện mới giải thích và tìm một bài cụ thể đọc cho cháu nghe và nói sao cho cháu dễ hiểu.Con gái còn thích mình đọc những bài cho nghe chứ con trai nó không chịu khó ngồi để nghe mẹ đọc đâu,chỉ còn biết dành thời gian để ý đến nó nhiều hơn thôi
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi có một cháu bé 3 tuổi, cháu hay đòi bố kể chuyện cho nghe - và thường chỉ thích bố kể những chuyện cháu đã biết sơ sơ như cô bé quàng khăn đỏ, ba chú heo con .v..v . Khi cháu yêu cầu, tôi chỉ cần lấy bất kỳ 1 cuốn sách nào có chữ và hình, sau đó là đọc " câu chuyện giữa hai hàng chữ " cho cháu nghe, có khi cố tình " đọc sai " để cháu điều chỉnh ... Nhưng qua việc kể chuyện, tôi đưa ra những câu hỏi và cũng khuyến khích cháu đặt câu hỏi ( nhiều khi chẳng liên quan gì đến câu chuyện ) - Vì vậy, việc đọc chuyện cho trẻ nhỏ thường chỉ là cái cớ để bố hay mẹ có cái cớ " hú hí" với con - Cuốn sách cầm trên tay chỉ là cái khơi gợi, còn làm sao để cho cà hai " hài lòng " là đã có những " giây phút thư giãn" bên nhau mới là điều quan trọng.
     
  8. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Thật là tuyệt! Cám ơn anh, chị thật nhiều.
     

Chia sẻ trang này