Kinh nghiệm: Chữa Lành Vết Thương Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên .

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi inmed, 20/5/2020.

  1. inmed

    inmed Thành viên mới

    Tham gia:
    29/2/2020
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Việt Nam – Đất nước nhiệt đới đặc trưng với nền nhiệt nóng ẩm quanh năm rất phù hợp cho việc phát triển tài nguyên cây thuốc.Hàng ngàn những bài thuốc chữa lành vết thương được phát triển từ nguồn dược liệu phong phú. Tuy nhiên,không phải ai cũng biết và nắm rõ về nó. Hãy cùng tìm hiểu một số cây thuốc có tác dụng làm lành vết thương, bài thuốc trị vết thương cùng với cách sử dụng của chúng một cách thật an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây!

    1.Lô hội
    Lô hội, hay còn gọi là Nha đam, Long tu (Tên khoa học: Aloe vera – Họ:Lô Hội – Asphodelaceae) – Một loại cây mọng nước,lá dày và nhiều thịt. [​IMG]

    Điểm đặc biệt là trong lá lô hội chứa chất gel với hơn 75 thành phần hoạt động bao gồm: Các vitamin, chất khoáng, acid amin, enzym, các polysaccharid, acid béo.

    Theo bác sĩ Ahmed Abdullah – chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về tác dụng chữa bệnh và phục hồi của lô hội: Đây là một trong số ít các cây có thành phần các chất tự nhiên được chứng minh là giúp cải thiện làm lành vết thương.

    Lợi ích to lớn của lô hội đối với sức khỏe:
    • Lô hội có vai trò như một chất gây mê, giúp bệnh nhân giảm đau do bỏng và vết thương.
    • Theo một nghiên cứu vào tháng 9 /2011 được công bố trên “Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ” đã chứng minh được cây lô hội có thể dùng rất hữu ích trong việc làm giảm sưng sau khi phẫu thuật,có khả năng chữa lành vết thương,tái tạo lại các tế bào da đồng thời cải thiện tình trạng toàn than và sức khỏe của da.
    • Lô hội có các đặc tính kháng khuẩn – ngăn cản khả năng xâm nhập của các vi khuẩn lên tế bào da hạn chế gây ra một số bệnh về da: mụn trứng cá,…
    • Lô hội là một chất chống viêm – đây là một điểm quan trọng bởi chúng ta đều biết hầu hết các bệnh về da đều bắt nguồn từ viêm nhiễm, do đó lô hội trở thành một liệu pháp điều trị lý tưởng.
    Cách dùng: Đắp trực tiếp phần ruột lô hội lên vết thương sau phẫu thuật, vết sẹo hoặc vết sưng bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì của nó trong giảm đau, giảm sưng cũng như giúp nhanh làm lành vết thương.

    2. Đinh lăng
    Cây Đinh Lăng (tên khoa học:polycias Fructicosa – họ Nhân Sâm – Araliaceae)

    Trong Đông y: Rễ cây đinh lăng có vị ngọt,tính mát có tác dụng: Thông huyết,bồi bổ khí huyết,tăng cường sinh lực

    Trong Y học hiện đại:

    Rễ và lá cây Đinh Lăng chứa hàm lượng cao saponin,Vitamin B1,các loại acid amin.

    Tất cả các bộ phận của Đinh Lăng đều có tắc dụng chữa bệnh tốt. Đặc biệt là lá cây đinh lăng có khả năng chữa lành vết thương ngoài da rất hiệu quả.

    [​IMG]

    Cách dùng: Lấy một nắm nhỏ đinh lăng (khoảng 5-10 lá) giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vết thương. Các hoạt chất trong lá đinh lăng sẽ nhanh chóng thấm sâu vào trong da,hỗ trợ miễn dịch giúp chữa lành vết thương hiệu quả,an toàn không để lại sẹo.

    3. Nghệ vàng
    Nghệ vàng(Tên khoa học: Curcuma longa – Họ:Gừng – Zingiberaceae)

    Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là loại củ tốt có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong thân rễ của nghệ vàng có chứa hàm lượng chứa tinh dầu và curcumin lớn.

    Thân rễ to của nghệ vàng gọi là khương hoàng. Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, thông kinh, tiêu mủ và sinh cơ dùng để trị kinh nguyệt không đều, đau tức sườn ngực, bế kinh,ứ huyết, sang chấn, bị té ngã, vết thương lâu liền miệng… Chỉ cần mỗi ngày dùng khoảng 6 – 12g nghệ vàng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột là sẽ đỡ.

    [​IMG]

    • Curcumin – thành phần chính trong củ nghệ có tác dụng: chống viêm,chống vi khuẩn .Do đó,nó có khả năng điều trị bệnh và triệu chứng liên quan.
    • Nghệ vàng được sử dụng để ,chữa lành bệnh,giảm nguy cơ hình thành sẹo,lành vết thương nhanh.
    • Tuy nhiên, chỉ nên dùng nghệ để điều trị các vết thương nhỏ như vết sẹo, vết thâm,các vết thương đã kéo da non .Tuyệt đối không dùng nghệ cho các vết thương hở tránh nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương.
    Cách dùng: Chỉ cần rửa thật sạch nghệ, ung dao cắt lát, sát nhẹ vào vết thương chứ không cần giã hoặc mài rồi đắp lên để tránh vi khuẩn xâm nhập không tốt cho da

    4. Lá cây thuốc bỏng
    “Thần dược” chữa lành các vết bỏng
    Cây thuốc bỏng (Tên khoa học: Crassulaceae) là giống cây cỏ, sống lâu năm( cao từ 40 đến 60 cm). Thân cây tròn, nhẵn, có đốm tía; lá mọc đối, phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép.

    Bộ phận được dùng làm thuốc của cây thuốc bỏng : Lá cây.

    Điểm đặc biệt của loại lá này là được thu hái quanh năm và thường được dùng tươi.

    [​IMG]

    • Trong y học cổ truyền, lá thuốc bỏng có công dụng: Kháng khuẩn, cầm máu, tiêu viêm và giảm đau.
    • Trong y học Ấn Độ: Lá thuốc bỏng sao qua được dùng đắp điều trị vết thương bầm tím, nhọt và vết cắn của côn trùng độc.
    Khi dùng để đắp vết thương hở, lá thuốc bỏng có hiệu quả tốt giúp ngăn ngừa các hiện tượng sưng tấy, thâm tím và làm mau liền các chỗ rách.

    • Ở Đông Nam Á: Công dụng chủ yếu của lá thuốc bỏng là điều trị nhọt, vết thương bỏng, chốc đầu và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
    Lá thuốc bỏng được dùng chữa bỏng, liền vết thương, đau mắt đỏ, lở ngứa,chảy máu, ngộ độc, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu.

    Cách dùng: Sắc uống trong hoặc đắp ngoài với liều dùng từ 20 đến 40g, thường dùng tươi.

    [​IMG]


    Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích trong việc tìm kiếm những vị thuốc tự nhiên giúp làm lành vết thương thật an toàn,hiệu quả.

    Mọi thông tin chi tiết liên hệ

    CTCP Thương mại & Đầu Tư Y tế Quốc tế
    Address : G3 0615 Vinhomes Greenbay Mễ Trì Nam Từ Liêm Hà Nội
    Mobile: 096 99 324 99
    Email: www.ganikderma@gmail.com
    website: inmed.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi inmed
    Đang tải...


Chia sẻ trang này