Thời gian gần đây, trên các hội nhóm facebook hay trên các diễn đàn mạng, mọi người chia sẻ với nhau rất nhiều về các cách chữa tay chân miệng bằng phương pháp dân gian. Vậy các phương pháp dân gian chữa tay chân miệng có thực sự hiệu quả và cách dùng như nào là đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam trong bài viết dưới đây. I. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng 1. Theo y học cổ truyền Bệnh tay chân miệng được xếp vào phạm trù “ôn bệnh học”. Ôn bệnh học là tên chung chỉ nhiều loại nhiệt bệnh cấp tính do ôn tà gây ra. Đặc điểm chung là bệnh khởi phát với sốt, bệnh cảnh thiên về nhiệt, diễn biến theo quy luật, thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng. Nếu phát bệnh thành dịch thì được gọi là “Ôn dịch”- bệnh truyền nhiễm. Do đó, các thầy thuốc y học cổ truyền thường chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam có tính thanh nhiệt giải độc và giúp tăng sức đề kháng của cơ thể để trị bệnh. 2. Theo y học hiện đại Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau miệng, loét miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Theo y học hiện đại, để bệnh nhanh khỏi cần dùng các thuốc có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn (nếu có) trong trường hợp bội nhiễm. >>> Xem bài viết: Cảnh báo ba con đường lây lan của bệnh tay chân miệng II. 3 phương pháp chữa tay chân miệng bằng thuốc nam thông dụng nhất Từ xa xưa, ông bà ta đã biết dùng cây thuốc nam được sử dụng để chữa bệnh nhiễm trùng ngoài da, trong đó có cả bệnh tay chân miệng. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 3 phương pháp chữa tay chân miệng bằng thuốc nam thông dụng nhất. 1. Dùng lá chè xanh Chữa bệnh tay chân miệng bằng chè xanh Các nghiên cứu gần đây phát hiện trong thành phần hóa học của lá chè xanh bao gồm tannin , cafein, protein, tinh dầu, men, sắc tố, pectin, vitamin, chất khoáng, acid hữu cơ…Trong đó, hoạt chất catechin đặc biệt là EGCG có trong lá chè có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Các vitamin A, C, E có trong lá chè giúp làm dịu da, giúp da nhanh lành vết thương. Theo y học cổ truyền, chè xanh dùng ngoài để rửa các vết lở loét da có tác dụng kháng khuẩn giúp da mau lên da non. Cách dùng: lấy 100g lá chè xanh tươi, ngâm với nước muối rồi rửa sạch vài lần với nước. Vò nát lá cho vào nồi thêm 1-2 lít nước sạch đun sôi khoảng 10 phút rồi để nguội bớt. Sau đó, tắm nhẹ nhàng cho trẻ với nước vừa đun. 2. Dùng cỏ mực Chữa bệnh tay chân miệng bằng cỏ mực Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi hay rau mực. Những nghiên cứu gần đây phát hiện thấy cây cỏ mực không chỉ có tác dụng cầm máu mà còn có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch. Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, vào 2 kinh Can và Thận có tác dụng bổ thận âm, lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu), thanh nhiệt giải độc. Cách dùng: lấy 100g cây cỏ mực tươi, ngâm với nước muối rồi rửa sạch vài lần với nước. Cho vào nồi thêm 1-2 lít nước sạch đun sôi,để nguội bớt rồi lấy nước tắm. 3. Dùng lá rau sam Chữa bệnh tay chân miệng bằng rau sam Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua nhẹ, tính hàn, không độc và giàu vitamin C nên giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể. Ngoài ra, trong rau sam còn chứa hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả nên giúp làm các nốt phỏng nước mau lành, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Cách dùng: lấy 200g rau sam ngâm với nước muối rồi rửa sạch vài lần với nước. Sau đó nấu trong vòng một tiếng rồi chắt lấy nước. Một phần cho trẻ uống, phần còn lại dùng lau trên các vết phỏng nước. III. Ưu nhược điểm và tính hiệu quả của phương pháp chữa tay chân miệng bằng thuốc nam 1. Ưu điểm Cơ sở của phương pháp dân gian có sự kết hợp về cách điều trị bệnh của y học cổ truyền và y học hiện đại (thuốc được dùng vừa có tính thanh nhiệt giải độc vừa giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn). Nguyên liệu dễ kiếm sẵn có. Chi phí thực hiện thấp Là các thuốc Nam nên ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc Tây y. 2. Nhược điểm Chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh về tác dụng của các phương pháp dân gian với bệnh tay chân miệng. Các hoạt chất chính trong các thuốc để chữa bệnh tay chân miệng chưa được tìm hiểu rõ ràng về thành phần hóa học, cơ chế trị bệnh, sinh khả dụng, tác dụng không mong muốn,… Liều lượng sử dụng không thống nhất, mang tính ước chừng nên không biết được mỗi lần dùng đã đạt ngưỡng gây tác dụng điều trị không. Lá cây ngoài tự nhiên không kiểm soát được tình trạng nhiễm sâu bệnh, vi khuẩn hay dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ có trong lá. Đối tượng bị bệnh chủ yếu là trẻ em mà da trẻ thường nhạy cảm nên có thể xảy ra hiện tượng kích ứng da. Bệnh tay chân miệng diễn tiến rất nhanh, nếu chỉ chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam mà không có sự tư vấn của bác sĩ thì trẻ rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. 3. Tính hiệu quả Các phương pháp dân gian thường là truyền miệng không có kiểm định, cấp phép rõ ràng. Do đó, tính hiệu quả chưa được nghiên cứu kiểm chứng. Khi dùng không cho tác dụng ngay mà phải kiên trì thực hiện nhiều lần. Mà bệnh tay chân miệng diễn tiến trong thời gian ngắn nên dùng phương pháp dân gian gần như không cho hiệu quả trị bệnh. IV. Cách chữa tay chân miệng theo chuẩn khoa học để đảm bảo hiệu quả – an toàn 1. Nguyên tắc điều trị chung Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, bệnh chỉ điều trị hỗ trợ giải quyết các triệu chứng và hạn chế biến chứng bệnh. Bệnh do nhiễm virus gây ra nên chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm. Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Đảm đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ. 2. Phân độ bệnh tay chân miệng Theo y học hiện đại, bệnh chia làm 4 cấp độ để dễ dàng nhận biết và thuận tiện cho việc chữa trị: 2.1. Độ 1 Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. Bệnh đang ở thể nhẹ. Hình ảnh loét miệng do bệnh tay chân miệng 2.2. Độ 2 Bệnh bắt đầu có biến chứng trên tim mạch, thần kinh ở mức độ nhẹ. Độ 2 được chia nhỏ thành độ 2a và độ 2b. Độ 2a: Trẻ có bệnh sử giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám. Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 độ C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. Độ 2b: được chia nhỏ thành nhóm 1 hoặc nhóm 2 : Nhóm 1: Có một số biểu hiện sau: Giật mình ghi nhận lúc khám. Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút. Hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo một dấu hiệu sau: Ngủ gà Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt) Sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau: Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. Rung giật nhãn cầu, lác mắt. Yếu chi hoặc liệt chi. Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói… 2.3. Độ 3: Trẻ có biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng). Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. Huyết áp tăng. Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản. Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm). Tăng trương lực cơ. 2.4. Độ 4: tình trạng bệnh rất nặng, có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…) Phù phổi cấp. Tím tái, SpO2 < 92%. Ngưng thở, thở nấc. 3. Điều trị cụ thể 3.1. Trường hợp bệnh tay chân miệng độ 1 Đối với trường hợp tình trạng bệnh của trẻ ở cấp độ 1, có thể tiến hành theo dõi và điều trị tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể là: Hạ sốt: Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C chỉ cần chườm ấm cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C dùng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ. Xử lý vết loét miệng của trẻ: bằng gel rơ miệng hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh chống nhiễm trùng, giảm đau chỗ loét, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Chăm sóc tổn thương da Một số sản phẩm kháng khuẩn thường được dùng cho bệnh tay chân miệng của trẻ là Dizigone, gel Subac, xanh Methylen… Theo các chuyên gia da liễu, nhận xét về các dung dịch kháng khuẩn có mặt trên thị trường. Dung dịch kháng khuẩn ion được đánh giá là một trong số ít dòng sản phẩm an toàn, dịu nhẹ cho da trẻ. Cơ chế kháng khuẩn ion tương tự như cách hệ miễn dịch tự nhiên sử dụng đại thực bào để bảo vệ cơ thể nên rất an toàn. Ở Việt Nam, đại diện cho dòng sản phẩm này là Dizigone. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE từ châu Âu, dung dịch Dizigone đảm bảo các tiêu chí: Kháng khuẩn nhanh và mạnh, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, nấm trong 30 giây. Giúp tổn thương da mau lành. Không gây khô, xót da, niêm mạc miệng khi sử dụng. Cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn cho trẻ. Trong suốt, không gây nhuộm màu da, niêm mạc, giúp cha mẹ tiện theo dõi tiến triển của tổn thương. Ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo lứa tuổi. Đối với trẻ còn bú cần tiếp tục cho dùng sữa mẹ. Tái khám: mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. 3.2. Đối với trường hợp tình trạng bệnh của trẻ ở cấp độ 2 trở lên Trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, cha mẹ cần biết và tuân thủ các nguyên tắc điều trị cơ bản sau: Kiểm soát loét miệng và tổn thương da (như đã trình bày với tay chân miệng độ 1) Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Theo dõi và điều trị biến chứng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh,hô hấp như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não…Tuy nhiên, các biến chứng này rất khó phát hiện sớm. Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ và gia đình cần chú ý quan sát các biểu hiện xấu như: trẻ sốt cao, bỏ bú, nôn trớ, thở khó, thở rít thanh quản, lên cơn co giật… Khi trẻ lên cơn co giật, cha mẹ cần đặt trẻ tại nơi bằng phẳng, tránh xa các vật sắc nhọn và nới lỏng quần áo cho trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng, kê đầu trên gối mềm. Tư thế này giúp trẻ dễ thở và tránh chất nôn đi vào đường hô hấp. Sau đó đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, bất kể ngày hay đêm để được xử trí và điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết, hữu ích về cách chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam cho bạn. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 9482 để được tư vấn cụ thể hơn.