Chưa Thành Niên Có Được Đi Làm Không?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi nguyenthanhha0334, 26/8/2020.

  1. nguyenthanhha0334

    nguyenthanhha0334 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/8/2020
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Thế nào là lao động chưa thành niên?
    Căn cứ theo Điều 161, Bộ luật Lao động 2012, lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.

    Như vậy ta có thể hiểu người lao động chưa thanh niên được xác định theo độ tuổi. Để xác định độ tuổi trên thực tiễn, ta có thể căn cứ theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân.

    Người lao động chưa thành niên bao gồm những nhóm chính sau:

    • Thứ nhất, người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
    • Thứ hai, người lao động dưới 15 tuổi. Trong nhóm này bao gồm hai nhóm: lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi và người lao động dưới 13 tuổi.
    Những lưu ý khi sử dụng người lao động là người chưa thành niên
    Giao kết hợp đồng lao động
    Căn cứ theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    -Đối với nhóm lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: tự mình giao kết hợp đồng lao động; tuy nhiên phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật

    -Đối với nhóm lao động dưới 15 tuổi: người giao kết hợp đồng lao động là người đại diện theo pháp luật và phải có sự đồng ý của người lao động dưới 15 tuổi.

    Thế nào là người đại diện theo pháp luật?
    Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, bao gồm:

    • Cha, mẹ
    • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ đối với người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
    • Người được Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được hai chủ thể trên.
    • Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
    Đa phần người đại diện trên thực tiễn giao kết hợp đồng lao động thường là cha hoặc mẹ của người lao động của thành niên.

    Công việc và nơi làm mà người lao động chưa thành niên được làm
    Theo quy định Bộ luật Lao động 2012

    – Pháp luật quy định chỉ được sử dụng người lao động là người chưa thành niên làm những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo phát triển thể lực, trí lực và nhân cách.

    -Không được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc nặng nhọc, độc hại, huy hiểm hoặc chỗ làm việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ.

    -Những công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 165, BLLĐ 22102 và Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH.

    Như vậy ta thấy:
    Nhóm người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:

    Được làm mọi công việc trong các nơi làm việc trừ những công việc và nơi làm việc bị cấm theo quy định của pháp luật

    Nhóm người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi:
    Chỉ được sử dụng nhóm lao động này làm những công việc quy định trong Thông tư 11/2013/NĐ-CP/TT-BLĐTBXH. Bao gồm:

    • Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.
    • Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.
    • Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.
    • Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.
    • Nuôi tằm.
    • Gói kẹo dừa.
    Nhóm người lao động dưới 13 tuổi:
    Chỉ được sử dụng nhóm này làm những công việc được quy định tại Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

    • Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước).
    • Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.
    Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên
    Đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:

    Không được quá 08 giờ trong 01 ngày; và không quá 40 giờ trong một tuần.

    Được sử dụng nhóm lao động này làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số ngành nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Căn cứ theo quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP, thời gian làm thêm giờ quy định như sau:

    • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
    • Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần
    Đối với lao động chưa thành niên dưới 15 tuổi:

    Không được quá 04 giờ trong 01 ngày; và không quá 20 giờ trong 01 tuần. Đặc biệt, không được sử dụng nhóm đối tượng này làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

    Quyền, lợi ích của người lao động chưa thành niên
    -Được đối xử bình đẳng, công bằng khi tham gia lao động.

    -Được tạo cơ hội để người lao động được học văn hóa.

    -Đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi

    -Được bố trí thời gian làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường.

    Trong quá trình lao động của người lao động người sử dụng lao động phải lập hồ sơ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ, tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
    Các bạn có thể tham khảo bài viết về lao động tại đây:
    Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenthanhha0334
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    phải đủ tuổi lao động mới tham gia lao động hợp pháp được
     

Chia sẻ trang này