Chuyển Giao Nghĩa Vụ Được Hiểu Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Chào hỏi - làm quen' bởi trongan1012, 22/3/2022.

  1. trongan1012

    trongan1012 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/7/2021
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trong một quan hệ nghĩa vụ, các bên thường sẽ là những người sẽ thực hiện nghĩa vụ được quy định trong khi xác lập quan hệ đến khi kết thúc quan hệ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, nhằm đảm bảo điều kiện thực hiện nghĩa vụ mà các bên có thể thỏa thuận để chuyển cho người thứ ba thay thế một trong các bên giao dịch. Người thứ ba có thể là những chủ thể kế tục pháp lý về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trước như thay thế cho người có quyền hoặc thay thế cho người có nghĩa vụ đối với hợp đồng đơn vụ. Hoặc thay thế cho một bên thực hiện nghĩa vụ của minh trong hợp đồng song vụ. Dưới đây là những vấn đề liên quan đến thay đổi chủ thế trong quan hệ nghĩa vụ.

    Chuyển giao quyền yêu cầu được hiểu như thế nào?

    Chuyển giao quyền yêu cầu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên có quyền trong một quan hệ dân sự với một bên thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho bên đó. Bên thứ ba trường hợp này được gọi là bên thế quyền và trời thành người thế quyền, tức là có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình theo như quy định trong giao dịch đã được xác lập trước đó. Vấn đề chuyển giao quyền được quy định tại Điều 365 đến Điều 369 Bộ luật Dân sự 2015.

    Như vậy, chúng ta có thể hiểu bản chất của chuyển giao quyền yêu cầu là việc bên thứ ba sẽ thay thế bên có quyền bước vào quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn với tư cách là chủ thể có quyền trong quan hệ đó. Khi đó, người có quyền sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với người có nghĩa vụ và sẽ không chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Nếu như bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên thế quyền có quyền thực hiện các yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật.
    [​IMG]
    Việc chuyển giao quyền yêu cầu sẽ không cần đến sự đồng ý của bên có nghĩa vụ vì nghĩa vụ của bên kia đã được quy định và trường hợp chuyển quyền hay không bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện. Tuy nhiên, việc chuyển quyền phải được thông báo cho người có nghĩa vụ biết để họ không đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với hai bên. Nếu bên có nghĩa vụ không được thông báo về vấn đề chuyển quyền thì có quyền không thực hiện theo yêu cầu của bên thế quyền.

    Xem thêm bài viết: tặng cho quyền sử dụng đất

    Bên có quyền sẽ không được chuyển giao quyền cho bên thứ ba nếu như trong thỏa thuận quy định rằng không được chuyển quyền yêu cầu hoặc là quyền yêu cầu đó có gắn liền với nhân thân của người có quyền như yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

    Chuyển giao nghĩa vụ được hiểu như thế nào?

    Cũng giống như chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ cũng là một sự thỏa thuận giữa một bên với bên thứ ba. Điểm khác biệt ở đây là nếu như chuyển quyền chỉ cần thông báo cho bên có nghĩa vụ biết thì chuyển nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên có quyền. Khi chuyển nghĩa vụ thì bên thế nghĩa vụ sẽ thay bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ được xác lập trong giao dịch. Việc chuyển nghĩa vụ được quy định tại Điều 370 đến Điều 371 Bộ luật Dân sự 2015.

    Xem thêm bài viết: giấy tặng cho quyền sử dụng đất

    Bản chất của chuyển nghĩa vụ là thỏa thuận để bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ cũ. Trường hợp này thì bên có nghĩa vụ cũ sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền và từ thời điểm chuyển nghĩa vụ thì bên có quyền chỉ có thể được phép yêu cầu bên thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Bên chuyển nghĩa vụ hoàn toàn sẽ không chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ.

    Trong một giao dịch dân sự, quyền của bên có quyền được đảm bảo bởi sự thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, do đó, khi chuyển nghĩa vụ thì cần phải có sự đồng ý của bên có quyền. Nếu như chuyển nghĩa vụ mà không được sự đồng ý của người có quyền thì người có quyền sẽ không biết được năng lực thực hiện nghĩa vụ của bên thế quyền, trường hợp này, quyền của bên có quyền khó mà được đảm bảo. Trường hợp nghĩa vụ được chuyển giao là nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó sẽ đương nhiên chấm dứt nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Xem thêm bài viết: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

    Thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba

    Khác với chuyển giao quyền hay chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai bên có quyền và có nghĩa vụ, họ ủy quyền cho bên thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, quan hệ và tư cách của các bên sẽ không bị thay đổi. Bên thứ ba sẽ chỉ thực hiện phần nội dung mà mình được ủy quyền. Các bên vẫn phải chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đã được xác lập trong giao dịch. Các bạn có thể theo dõi nhiều bài viết hay khác của chúng tôi về vấn đề pháp luật trên nhiều lĩnh vực đời sống.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trongan1012
    Đang tải...


Chia sẻ trang này