Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Mình dùng thẻ của Đông Á, phí thường niên 200k, tiện lợi khi đi siêu thị, mua vé máy bay ....miễn lãi trong vòng 45 ngày. Mình thích dùng thẻ vì đôi lúc mình ko có tiền mặt, hoặc để dành tiền cho nhiều việc khác ví dụ : bạn đi mua hàng vào ngày 15/9 , thì đến ngày 15/10 ngân hàng mới gởi bảng sao kê chi tiết từng món bạn dùng thẻ , trong vòng 15 ngày sau tính từ ngày 15 / 10 dến 30/10 bạn phải thanh toán
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? thời buổi hiện đại cũng nên có 1 cái để mua đồ online cho dễ mẹ nó ah
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? tớ dùng vì tớ thấy rất tiện, mà cơ bản là tớ cấn tiền lãi suất thấp. Theo tớ bit thì thẻ tín dụng tốt (nhưng phải kiểm soát được chi tiêu), nếu ko kiểm soát được chi tiêu thì quá tội.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? thẻ tín dụng thì em thấy khá ok, em vừa rồi làm cái thẻ doanh nhân dc giảm giá 20% nhưng mà kết quả ko dùng dc. vì toàn những địa điểm giảm giá xa nhà mình chả thấy trung tâm tẹo nào nên đành vứt xó.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Nhìu lúc có thẻ cũg tiện lắm, nhất là đột xuất phải chi nhiều tiền. Nếu ý thức chút là chẳng dám quẹt lung tung đâu.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? nên dùg mẹ nó nhé, vì nó rất có lợi nếu mẹ nó thanh toán đúng hạn nha!!!!!!!!!!!!!
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Em đang hỗ trợ mở thẻ tín dụng của ANZ các mẹ nhé . Mẹ nào có nhu cầu làm hay có thắc mắc gì cứ gọi cho em : 01687 980 359 ( Lan Anh) phục vụ các mẹ 24/24
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Đừng dùng thẻ tín dụng Thẻ tín dụng chưa đến mức phổ biến ở Việt Nam, nhưng cũng đã có người giắt vài thẻ tín dụng trong bóp. Các ngân hàng đang ráo riết mời dân chúng dùng thẻ tín dụng với lý do "dùng trước, trả tiền sau" là có lợi "vì được vay tiền không trả lãi đến 45 ngày". Tính kỹ ra thì không có lợi chút nào. Dùng trước nhưng phải có đủ tiền để trả khi đến kỳ thanh toán, nếu không sẽ bủn rủn vì lãi suất. Như vậy để an toàn thì luôn luôn phải có tiền mới quẹt thẻ, tiền chỉ nằm lại trong tài khoản thêm ít ngày, sinh lãi có bao nhiêu đâu. Giả sử bạn thường chi mỗi tháng 10 triệu đồng qua thẻ tín dụng, như trên đã nói bạn cũng sẽ có 10 triệu đồng trong tài khoản từ kỳ lãnh lương đến ngày thanh toán số nợ thẻ. 10 triệu đồng nằm trong tài khoản không quá 30 ngày, với lãi suất không kỳ hạn thì tiền lãi có được chừng hơn 10 ngàn đồng. Trong khi đó hàng năm bạn phải trả phí thường niên cho thẻ từ 200 ngàn đến 500 ngàn đồng. Các ngân hàng thường có các đợt khuyến mãi miễn phí thường niên năm đầu, năm sau sẽ thu. Nếu bạn lên lịch chính xác thì bạn có thể dùng thẻ tín dụng miễn phí thường niên trong năm đầu và đến tuần cuối cùng đem thẻ đến trả cho ngân hàng để khỏi bị tính phí thường niên của năm thứ hai. Như vậy thẻ sẽ giúp bạn lợi được chừng 100 ngàn đồng một năm, và phải nhớ thanh toán đúng hạn 12 lần (trễ một ngày cũng bị tính lãi và phạt thanh toán trễ), có đáng để dùng không? Đối với tôi thì không. Nếu bạn chi qua thẻ mỗi tháng nhiều hơn thì khoản tiền lời do trả chậm cũng nhiều hơn, nhưng chi nhiều hơn thì cần phải dùng hạng thẻ vàng, thẻ bạch kim và phí thường niên cũng cao hơn! Cuối cùng vẫn không lợi chút nào. Thỉnh thoảng các trung tâm thương mại liên kết với ngân hàng thực hiện những đợt bán hàng trả góp qua thẻ tín dụng không lãi suất. Nếu mua hàng đó thì tiền của bạn sẽ nằm trong tài khoản lâu hơn, sinh lời nhiều hơn. Nhưng cái lợi đó cũng không đáng kể so với cái hại là bạn bị kích thích tiêu dùng, có thể bạn sẽ quyết định mua dễ dãi hơn, mua những thứ chưa thật cần thiết. Tóm lại thẻ tín dụng giúp bạn tiêu tiền nhanh hơn. Khi bạn chưa giàu như Phạm Nhật Vượng thì bạn không cần tiêu tiền nhanh hơn. Có thể bạn cảm thấy thẻ giúp ích trong việc ứng tiền chi tiêu khi chưa kịp có lương tháng. Bạn có thể tự giúp mình thoát khỏi những đợt túng thiếu định kỳ đó bằng cách luôn luôn chi tiêu ít hơn thu nhập. Mỗi tháng dư ra một ít, từ từ bạn sẽ trở nên giàu có thay vì túng thiếu (http://www.lhboi.name.vn/opinions/su-giau-co). Một phụ nữ Mỹ đã kể lại kinh nghiệm nợ nần và thoát ra như thế nào trong trang web http://www.getrichslowly.org/blog/2014/03/12/why-paying-with-cash-hurts-and-why-it-should/ Tôi dịch lại dưới đây. Tại sao nên trả hết tiền khi mua hàng Lúc này ngân sách hàng tháng của gia đình tôi quá êm ả. Bên cạnh những chi tiêu thường xuyên, tôi có món nợ phải trả, thực phẩm phải mua, hoá đơn điện-nước phải trả. Đóng một ít tiền vào kế hoạch tiết kiệm giáo dục cho các con, một ít vào quĩ hưu trí tự nguyện cho tôi, thế là xong ngân sách của tháng. Sau khi thanh toán hết các hoá đơn, điều quan trọng đối với chúng tôi là chuyển ngay khoản còn dư vào các tài khoản tiết kiệm để nó không bị tiêu đi ngoài ý muốn. Trước kia thì không được êm ả như vậy, hôm nọ tôi đã ôn lại thời điểm khó khăn đó khi tôi lật lại sổ tay cũ của mình. Lối sống trước đó đã làm cho gia đình tôi bầm dập, đến Tháng Tám năm 2010, gia đình tôi mới bắt đầu kiểm soát ngân sách. Bạn có biết trước đây tôi phải trả bao nhiêu hoá đơn một tháng không? Hai mươi bốn hoá đơn. Trả góp xe hơi, thanh toán chi tiêu qua thẻ tín dụng, trả nợ vay, …, ôi trời ơi. Bởi vậy không có gì lạ khi chúng tôi không thể để dành được một chút nào. Thật may mắn là thời kỳ đó đã qua sau khi đã nhận ra được nguyên nhân của tình trạng không may đó. Vấn đề là: Chúng tôi đã mua trả góp mọi thứ, không trả hết tiền để mua bất cứ thứ gì. Những món nợ lặt vặt suốt đời Sự thật là: Bạn có thể có hầu như tất cả những gì bạn muốn. Tôi cũng vậy. Tất cả chúng ta đều vậy. Mọi thứ: xe hơi, quần áo mới, kim cương, những chuyến du lịch; hầu như tất cả những thứ mà bạn để mắt đến đều có thể trở thành của bạn. Phải, một cách nào đó thì như vậy… Nếu bạn muốn trả nợ hàng tháng dài dài đến năm năm, mười năm, hay hai mươi năm thì nó trở thành của bạn. Nghe có vẻ hấp dẫn không? Có lẽ không. Nhưng đó lại là cách mà chúng ta làm. Trong quí tư năm 2013, nợ của các cá nhân toàn nước Mỹ tăng lên đến con số khổng lồ 11520 tỉ đô-la Mỹ. Tất nhiên là một phần trong số đó là nợ vay mua nhà, vay để học đại học, hay là vay để mở doanh nghiệp. Một phần nào đó cũng do thất nghiệp, viện phí, những trường hợp khẩn cấp. Nhưng phần còn lại là vay để làm gì? Tôi đoán rằng để mua thuyền, iPad, và giày thời trang. Và đồ nội thất, đi nhà hàng nữa. Bạn có thể đoán thêm gì nữa không? Hãy ngừng vòng luẩn quẩn Tất cả chúng ta đều biết đổi xe hơi dễ đến mức nào. Bạn chỉ cần đến một đại lý xe, họ xem xe của bạn, bạn chọn một chiếc đẹp hơn, thế là xong. Bạn sẽ tiếp tục trả góp cho chiếc xe mới với mức bằng như trả góp cho chiếc xe cũ, thậm chí còn ít hơn nữa. Nhưng có phải bạn đã được lợi khi đổi xe mà không có tiền mặt? Có lẽ không. Tôi cũng đã làm như vậy. Gia đình tôi đã đổi xe không biết bao nhiêu lần mà kể, hầu như chỉ vì ý thích. Bây giờ nghĩ lại, tôi cho rằng chỉ vì chán chiếc xe cũ nên đổi nó. Và thật đáng buồn là chúng tôi đã không nhận ra cái giá thật sự của việc cứ đổi xe liền liền. Chúng tôi chỉ quan tâm đến khoản phải trả góp hàng tháng, không có mục tiêu trả dứt ngay. Thật may mắn là chúng tôi đã quyết định thay đổi cách sống lúc bắt đầu thực hiện kiểm soát ngân sách. Và ngay khi chúng tôi ngừng sự chi tiêu điên rồ đó, chúng tôi đã tạo ra một cơ hội lớn để mãi mãi chấm dứt vòng luẩn quẩn. Chúng tôi bắt đầu trả hết tiền khi mua tất cả mọi thứ, không chồng thêm vào cột nợ những khoản trả góp mà chúng tôi không thể gánh nổi. Biến thời điểm khó khăn thành học hỏi kinh nghiệm Đồng thời, chúng tôi nghiêm túc cố thoát ra khỏi nợ nần. Thật may mắn là không mất nhiều thời gian để trả gần hết các món nợ, trừ hai món lớn nhất là khoản vay mua xe hơi của tôi và khoản vay học đại học của chồng tôi. Tôi vẫn nhớ cái ngày mà chúng tôi trả xong luôn hai món nợ đó. Tổng cộng hơn 10 ngàn đô-la và tôi thật sự thấy đau khi bấm nút ra lệnh chuyển tiền. Tôi cảm thấy đau vì đó là tiền của tôi, tôi làm ra bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Tiền đó là sức sống của tôi, vậy mà nó bị hút đi bởi chiếc xe hơi ngu xuẩn mà tôi đã mua khi mới nhìn sơ qua. Tôi vẫn đang dùng chiếc xe hơi đó. Tại sao à? Bởi vì nó đã được trả xong, cũng như tất cả những thứ khác tôi đang sở hữu. Và bây giờ tôi sẽ lái chiếc xe đó tới khi nào nó rớt bánh hay là động cơ chết hẳn mới thôi, có lẽ khoảng 500 ngàn dặm. Tôi đã học được vài thứ qua cuộc phiêu lưu trong nợ của chúng tôi và từ món tiền trả nợ 10 ngàn đô-la cuối, và tôi không bao giờ đi lại con đường đó nữa. Chia tay một số tiền lớn như vậy thật sự là rất đau. Nó nóng rát. Nó làm tôi cảm thấy khó ở. Sau nhiều năm rồi mà tôi vẫn nhớ cảm giác như vậy. Trả hết tiền mua hàng để cảm thấy nóng rát Từ lúc đó, chúng tôi trả hết tiền khi mua mọi thứ, kể cả chiếc xe cho chồng tôi, đồ nội thất, sửa nhà… Mặc dù rất khó làm, việc ngừng mua trả góp mọi thứ đã thay đổi tương lai tài chính của chúng tôi. Đây là những lý do: Trả hết tiền buộc chúng ta phải cân nhắc giá tiền. Dù cho bạn mua món gì, bạn đều cảm thấy khác nếu trả hết tiền. Vì bạn phải nhìn vào tổng số tiền chứ không phải là con số phải trả góp hàng tháng hay hàng năm. Trả hết tiền làm cho chúng ta bớt chi tiêu. Khi bạn buộc mình phải trả hết tiền, những thứ đắt tiền sẽ bớt lung linh, hấp dẫn hơn. Thử cầm 15000-20000 đô-la bước vào đại lý xe với ý định mua một chiếc xe mới, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy giữ lại chiếc xe cũ thì hay hơn. Đúng không? Trả hết tiền giúp chúng ta tránh nợ. Điều tốt nhất khi không mua trả góp là nó giúp bạn không bị nợ. Tất cả chúng ta đều biết rất dễ trượt xuống cái dốc nợ nần đó. Có rất nhiều lợi ích của việc không nợ, như là: tiết kiệm được tiền, ít căng thẳng hơn, và cảm giác không nợ nần ai hết. Đó là cảm giác tự do. Nếu bạn đang mắc nợ và muốn thoát ra thì hãy làm quả cầu tuyết nợ. Trả dần từng món nợ, không ngừng cho tới khi hoàn toàn hết nợ. Hãy luôn nghĩ rằng nếu bạn không đủ tiền để mua ngay thứ gì đó thì bạn không có khả năng có nó. Như vậy thì mới thoát khỏi những sợi xích nợ nần ràng buộc. Như vậy thì mới có được cảm giác tự do, không nợ ai hết. Bạn tự buộc mình chỉ được mua hàng khi trả hết tiền. Cắt bỏ hết thẻ tín dụng, mọi thứ đều mua bằng tiền bạn có trong tài khoản chứ không phải bằng tiền của người khác. Như vậy thật không dễ chịu. Dùng tiền mặt làm bạn đau phải không. Đó là cái giá của sự tự do.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Thực sự là đối với những mẹ nào thực sự am hiểu tất cả những tính năng và đặc điểm của sản phẩm này hãy dùng. Nếu chưa biết rõ cần phải được một chuyên viên có cái tâm để tư vấn. Hơn nữa phải có khả năng quản lý tài chính, không lại đổ lỗi cho ngân hàng dụ dỗ lừa đảo này nọ. Em làm chuyên viên khách hàng cá nhân chuyên tư vấn cho khách. Thực sự là những khách hàng nào mà cảm giác họ chưa hiểu kĩ lại càng không muốn mời chào khách làm vì sợ sau này bị tính lãi hay nợ xấu thì tiếng xấu lại đổ đầu mình.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? À, mà em đọc bài viết trên kia thấy rất phiến diện. Em thử ví dụ 1 trường hợp nhé: Mình đang nằm nhà và chợt nảy ra ý định đi xem phim Caption American 2 ở CGV tối nay với bạn gái. Trời thì đang mưa gió và nhà mình cách rạp 6km. Trong trường hợp này các mẹ sẽ chọn đi ra đấy xếp hàng mua vé rồi tối lại quay lại đấy xem phim mà vẫn chưa chắc là có ghế đẹp hay ngồi ở nhà, mở laptop ra, check giá, ghế trống và đặt vé bằng thẻ rồi tối đến chỉ cần lấy vé vào xem. Chỉ là một trường hợp nhỏ thôi nhưng cho thấy: Mức độ sử dụng sản phẩm phụ thuộc vào năng lực của chính bạn. Nếu biết cách sử dụng thẻ tín dụng, nó sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều và ngược lại. Điều này lý giải vì sao ở những nước phát triển, thẻ lại được dùng phổ biến đến thế. Tiện thể, cho phép em quảng cáo luôn thẻ tín dụng Oceanbank với nhiều ưu đãi cho khách hàng khi mở thẻ như miễn tất cả các loại phí khi mở thẻ, miễn phí thường niên năm đầu,... và quan trọng nhất là sự tận tình nhiệt huyết của em. Trân trọng!
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Đâu nhất thiết phải là thẻ tín dụng mới thanh toán online được. Không rỉêng CGV mà hiều nơi khác nữa chấp nhận thanh toán bằng thẻ Debit, nội địa và quốc tế. Dùng thẻ Debit không mang nợ.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Cá nhân mình thì thấy dùng thẻ tín dụng khá tiện lợi. Mấy năm gần đây các ngân hàng đều miễn phí thường niên năm đầu đấy, thẻ chuẩn là 300k-350k tùy ngân hàng, hoặc như VCB có 100k thôi thì phải. Mình dùng thẻ của HSBC.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Thì em chỉ đưa ra một ví dụ nhỏ thôi mà mn. Không gây war nhé mẹ lhboi. Cá nhân mình vẫn bảo lưu quan điểm "biết sử dụng đúng cách sẽ mang lại lợi ích cho mình". Sắp tới khi Việt Nam mình hội nhập sâu rộng hơn nữa theo lộ trình thì suy nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi thôi. Riêng bản thân mình thấy vô cùng tiện.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Mình dùng tín dụng của HSBC mấy năm nay thấy cũng tiện lợi, ví dụ khi hết tiền nhưng ta vẫn mua sắm tẹt ga. Nhưng mà nhiều khi mua quá tay đến lúc trả cũng xót lắm.
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Thực ra thẻ tín dụng có thể xem như là một khoản tiền dự phòng, khi cần thiết mình có thể "mượn tạm" Nếu m.n tính toán chuẩn xác ngày lập bảng sao kê và ngày phát sinh giao dịch thì sẽ được sử dụng đúng 45 ngày mà ko bị tính một đồng lãi nào. Phí thường niên thì tuy từng Ngân hàng, dao động trong khoảng 200 - 300k/ năm (cũng ko nhiều lắm ^^) Nói chung là, Nếu hay đi mua sắm, du lịch, ăn uống ở nhà hàng... thì sử dụng thẻ Tín dụng rất là tiện...
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? nếu hay mua sắm onl hoặc ra nc ngoài thì dùng, ko thì thôi mn ạ
Ðề: Có nên dùng thẻ tín dụng không ạ? Mẹ nào muốn dùng thẻ tín dụng của Techcombank thì liên hệ em nhé. Em sẽ hỗ trợ các mẹ