Mấy mẹ ơi! mình vừa có con nên còn thiếu kinh nghiệm lắm! chuyện là như thế này: con mình đc 1 tháng tuổi rồi, lúc đầu thì cũng bt nhưng 2 tuần ni cái mong của bé bị hăm đỏ chét. mặc dù thay tả thường xuyên và rửa bằng nước ấm nhưng bé vẫn ko hết. ko bit nguyên nhân là ở đau? Mấy mẹ hlep với!
Ðề: con bị hâm mong nhờ các mẹ giúp Trời ơi con bị hăm chứ. Sao lại hâm Vậy thì chắc chắn bỉm bé đang dùng ko phù hợp rùi Nhà mình có 2 lọai bỉm chất lựơng ok luôm mn có thể kham khảo nhé
Ðề: con bị hâm mong nhờ các mẹ giúp Mẹ nó chỉ đi ngủ mới đóng bỉm cho bé thôi. Đuèng đóng bỉm nhiều quá, bioi kem bepanthen cho bé nữa mn ạ. Mà bị hăm nhé. Mn viết bị hâm nghe ghê quá
Ðề: con bị hâm mong nhờ các mẹ giúp ui chùi ui....con bị hâm...vào lại đọc đc mấy chữ đầu con đc 1 tháng tuổi mn nên sửa lại tiêu đề nhé ^^" sao bé lại bị hăm lâu vậy, mn chịu khó hạn chế tả bỉm cho mông bé khô thoáng xem sao rùi đổi loại bỉm khác xem tnao, như mẹ ở trên nói, bôi bepanthen cũng trị hăm tốt lắm. Chúc bé nhanh khỏi chứ bị hăm đau cho con lắm.
Ðề: con bị hâm mong nhờ các mẹ giúp Ôi trời ơi em đọc cái tiêu đề xong đọc bài mà choáng quá,mẹ nó sửa lại đi ạ, còn bé bị hăm ngoài dùng bepanthen mẹ nó chịu khó rửa nc chè xanh cho con ngày mấy lần cũng nhanh khỏi đấy ạ.
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp Trong việc rửa táy vs cho bé thì mẹ nó dùng nước chè xanh nhé. Với cả nếu bé còn bé quá mà chưa quen bỏ bỉm thì cứ mỗi lần thay bỉm là bôi kem hăm ngay. Thay bỉm tx với chọn loại tốt tí.
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp Mẹ xem có phải bé nhà mẹ bị hăm tã không. Đây là 1 số cách nhận biết các mẹ có thể đọc và rút kinh nghiệm cho việc chăm sóc bé nhà mình nhé. 1. Trẻ bị viêm da quanh hậu môn Biểu hiện này thường xuất hiện ở những bé bú bình. Ban đầu chỉ là một vài chỗ nhỏ quang hậu môn bé. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm, trẻ rất dễ bị viêm vùng da quanh hậu môn. Đây là bộ phận dễ viêm nhiễm nhất bởi vì sự ẩm ướt ở da bé cùng vớ chất kiềm trong phân dễ làm cho da trẻ bị hăm, dẫn tới viêm. Trẻ bú sữa mẹ cũng có khả năng đối mặt với chứng hăm này sau khi bước vào tuổi ăn dặm. 2. Trẻ bị phồng rộp da Nếu da của trẻ tự nhiên trở nên đỏ tấy (nhưng không phải những vùng da có nếp gấp), bạn hãy nghĩ tới trường hợp trẻ đã bị hăm tã. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì hiện tượng này thường tự xuất hiện và biến mất mà không gây nguy hiểm cho bé (trừ khi bé bị nhiễm trùng). 3. Trẻ bị dị ứng Những mảng da phát ban (có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy) xuất hiện trên một vùng cơ thể của bé trước khi nó lan xuống vùng kín. Lúc này, bạn nên dừng việc giặt đồ cho trẻ bằng chất tẩy rửa đang dùng, hãy thay thế nó bằng 1 loại khác và nên ngâm tã bằng nước nóng rồi đem phơi khô trước khi cho trẻ dùng. 4. Viêm da Seborrhoeic Chứng viêm da Seborrhoeic được biểu hiện bằng những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị hăm tã. 5. Viêm da Candida Các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi. Triệu chứng này phát triển mạnh hơn nếu bé đang sử dụng kháng sinh. Bạn nên đưa bé tới gặp Bác Sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn 6. Bệnh chốc lở Là một dạng của hăm tã, được gây nên bởi vi khuẩn, tồn tại dưới 2 hình thức: Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. Vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng. Loại hăm tã này thường bao phủ đùi, ngực, bụng dưới và những phần khác trên cơ thể. 7. Viêm da do ma sát Nguyên nhân là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị viêm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu. Vùng da bị chà sát với cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm. Sau khi bé đi tiểu bạn nên vệ sinh sạch cho bé, nhớ là nên lau khô da cho bé trước khi quấn tã cho bé. Các mẹ đọc xong thì nhớ ấn nút cảm ơn mình để mình biết đã đưa đc cho các mẹ những thông tin có ích nhé. ^^ Chúc bé nhà các mẹ luôn khỏe mạnh!.
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp bạn nên đổi loại bỉm khác cho bé và rửa bằng nước chè xanh rồi bôi kem pepanthen cho bé trước khi đóng bỉm hoặc tã giấy nhé
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp Để em bé thoáng thôi không lại bốc mùi đấy.Pha chè đặc lau vài lần là khỏi
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp Con nhà tớ hồi bé nặng cân quá nên cằm dính vào cổ, suốt ngày bị hăm. Bà nội bảo lấy cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm muối rồi giã ra, lấy nước bôi vào chỗ hăm, 2, 3 hôm là khỏi. Tớ thấy dùng cách này hay hơn thuôc tây nên áp dụng suốt. Chia sẻ với mẹ cháu.
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp cảm ơn các mẹ nhiều! À tiệt thể cho em hỏi ko bit sao 2 tuần trở lại đây bé cứ 4h sáng là khóc, có khi đang ngủ giật mình khóc nữa
mẹo nhỏ là miệng ngậm nước chè xanh phun vào chỗ con bị hăm ạ, miệng phun còn tay mình rửa cho bé.sau đó lấy khăn khô thấm. nghe thì hơi mất vệ sinh vì ngậm trong miệng xong phun nước ra. .chắc lấy độc trị độc. nhưng cả bà nội và bà ngoại đều bảo thế nên mình cũng thử làm thì con khỏi hăm và tái phát hăm cũng ít hơn (bé mình sinh vào mùa đông nên phải đóng bỉm nhiều). còn bé khóc đêm thì mình k có kinh nghiệm j cả.hiiiii
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp thương bé quá, bé đã đỡ hăm hơn chưa bạn, thời tiết này vẫn còn nóng nên đóng bỉm cho bé cả ngày chắc hơi bí, mẹ nó chịu khó làm theo lời các mẹ mách cho xem có đỡ hơn ko? nếu nặng quá mẹ nó đưa bé đi khám cho yên tâm nhé còn bé cứ khóc lên có thể do đổi cữ chăng,,,, or thiếu canxi, buổi sáng mẹ nó chịu khó cho bé tắm nắng nhé
Ðề: Re: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp Ôi bé nhà em sắp tới cũng sinh vào mùa đông, không đóng bỉm cho con thì ngại thay nhiều mẹ vất vả hi hi, còn đóng bỉm thì không tốt cho con. Sau này con em có bị hăm thì em sẽ thử cách của mn ah. Cảm ơn mn nhé
Ðề: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp Bé nhà bạn bị hăm đấy, bạn nên dùng nước trà xanh để vệ sinh cho bé, sau đó dùng khăn mềm thấm khô và để khô tự nhiên và tuyệt đối không nên dùng phấn rôm vì phấn rôm có chứa những thành phần, những chất hóa học chính là thủ phạm gây nên những rắc rối với đường hô hấp của trẻ nhỏ, thậm chí là nguyên nhân làm cho bé yêu mắc phải chứng bệnh phổi nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài và dùng sai cách. Thường xuyên dùng phấn rôm cho sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng, dễ mắc bệnh viêm nhiễm. Trong trường hợp bé bị hăm, phấn thoa lên vùng hăm vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây kích ứng da. Cố gắng để cho da bé khô thoáng (không đóng bỉm lâu nhất có thể). Bạn nên sử dụng nên thoa kem chống hăm hoặc kem mỡ lên mông bé để tạo thành lớp ngăn giữa da bé và nước tiểu trong tã. Kem gốc dầu (vaseline) là một loại kem phổ biến dùng hằng ngày để phòng ngừa hăm, không gây nhờn dính. Và chú ý giữ cho làn da mỏng manh của bé luôn sạch sẽ và khô ráo nhé. Chúc bé nhà bạn nhanh khỏi, không còn bị hăm.
Ðề: Re: con bị hăm mong nhờ các mẹ giúp cái này hơi mất vệ sinh đấy, mình toán dùng nước chè mạn đặc (mình không có chè xanh), chè xanh càng tốt, rửa cho bé thôi, chỉ như vậy là bé sẽ khỏi dần. Dùng chè xanh là hiệu quả nhất đấy. Mn nên đảm bảo vệ sinh cho bé nhé, đừng để bé bị hăm nhiều quá, tội bé lắm. khi bé bị hăm thì nên hạn chế dùng bỉm và phấn rôm cho bé vì như vậy bé sẽ bị bít lỗ chân lông càng khiến bé lâu khỏi hơn đấy.