Nhà mình bán sữa khách mà có con bị táo mình thường tư vấn sữa Picot, sữa này nhạt mát bổ sung lợi khuẩn bifido nên tốt cho tiêu hóa và có phản hồi khá tốt từ các mẹ là bé cải thiện hệ tiêu hóa rõ dệt và không bị táo bón, các mẹ cho bé uống thử xem sao nhé
Em cho con ăn nhiều rau xanh, nhất là những rau nhuận tràng tốt như rau muống, mùng tơi .... ăn cam, bưởi, ăn sữa chua. Về sữa thì có sữa dê giúp tiêu hóa tốt, sữa Tummy của Nutifood cũng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, nhất là các bé có hệ tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón hay đi ngoài
Mẹ cho bé ăn rau ngót lá mơ hoặc rau khoai lang Uống nước lá má/ diếp cá Mẹ cho bé uống sữa nhạt,không đường hoặc it́ ngọt nhé.hàng ngày bổ sung 1 hộp sữa chua
Mẹ mua cải chân vịt về xay lên với cháo cho bé ăn, ngoài ra có thể một số loại rau củ khác nữa. Cứ nhiều rau củ là được á
Mn chuyển sữa Nhật xem, bé mình trc bú mẹ còn táo, 3,4 ngày mới đi 1 lần mà chuyển sữa Nhật thì đi đều đấy, hihi, sữa Nhật mát nhất là Morinaga, nhưng h bé mình chán chuyển wa Celia của Pháp r, cũng ok, ^^
Bé nhà mn bị táo bón lâu chưa? Mn có thể bổ sung thêm chất xơ cho bé. Mn ghé topic nhà mình tham khảo dòng sữa non Colomi bên mình nha. Sữa non Colomi có chứa hệ chất xơ kép FOS&INULIN giúp bé tăng hấp thu và ngăn ngừa táo bón .
bé đi táo có thể do nóng trong chứ ko hẳn là do sữa đâu. vì bé gần 3 tuổi rồi thì sữa chỉ phụ thôi nên ko uống nhiều lắm, bạn xem lại khẩu phần ăn hàng ngày của con xem đã đủ rau củ quả chưa, ngoài ra cho con ăn thêm sữa chua 1 ngày 1 hộp rât tốt cho hệ tiêu hóa
Mình thấy bài này viết khá chi tiết về táo bón. Các mẹ có thể tham khảo nha 1 Trẻ đi đại tiện như thế nào là bình thường? Tùy thuộc vào tuổi và chế độ ăn của trẻ. - Trong tuần đầu: đa số trẻ đại tiện trên 4 lần/ngày, phân mềm, lỏng. Trẻ bú mẹ sẽ đi nhiều hơn trẻ bú sữa bò. - Ba tháng tuổi: với trẻ bú mẹ, đại tiện khoảng 3 lần/ngày. Một số trẻ đi sau mỗi lần bú, một số khác đi ít hơn. Trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón. Trẻ bú sữa công thức đi đại tiện 2-3 lần/ngày. - Đến 2 tuổi: trẻ đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân mềm. - Đến 4 tuổi: trẻ đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân mềm. 2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ? - Nguyên nhân táo bón ở trẻ có thể do: mắc bệnh còi xương, do mẹ bị táo bón (với trẻ bú sữa mẹ), cũng có thể do loạn khuẩn đường ruột. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống như: bú chưa đủ sữa, pha sữa quá đặc, chọn sữa chưa phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn dặm không đúng (không đúng loại hoặc quá nhiều loại thực phẩm một lúc, ăn nhiều một loại thực phẩm mới), chưa uống đủ nước, chế độ ăn không đủ chất xơ. - Thói quen ham chơi quên đi đại tiện hoặc không tập đi đại tiện đúng giờ cũng dẫn đến táo bón. - Ngoài ra, dùng các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc ho có codein, viên sắt… và dị tật bẩm sinh: to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn…cũng gây ra táo bón. 3. Làm thế nào để nhận biết bé bị táo bón? - Khoảng cách giữa 2 lần đi đại tiện dài (hơn 3 ngày). - Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to, cứng đôi khi có lẫn máu. - Bé đi tiêu khó khăn, không tự “đi” được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu. Có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn. Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện được). 4 Các biện pháp khắc phục, phòng ngừa bé bị táo bón? Tuỳ theo các nguyên nhân nên trẻ bị táo bón, để khắc phục: - Nếu táo bón do trẻ bị còi xương, loạn khuẩn đường ruột thì điều trị các bệnh có liên quan. - Trẻ bị táo bón do mẹ, mẹ cần phải ăn đủ chất xơ, tăng cường các loại rau quả nhuận tràng. - Nếu trẻ táo bón do chế độ ăn thì khắc phục các nguyên nhân do chế độ ăn như: cho bú đủ sữa, không pha sữa đặc quá, thay loại sữa công thức có bổ sung chất xơ hoặc sữa làm từ đạm đậu nành. - Trẻ bị táo bón do chế độ ăn dặm không đúng thì phải điều chỉnh lại chế độ ăn dặm: cho trẻ ăn lỏng hơn, lượng ít hơn, chỉ dùng một loại thực phẩm. Cho trẻ uống đủ nước, chế độ ăn đủ chất xơ, không xay nhuyễn thực phẩm rồi lọc bỏ bã. Hạn chế những thực phẩm gây táo bón thêm như: cà rốt, ngũ cốc… Bổ sung thêm cho trẻ nước cam, mận, táo, lê, đu đủ, nho, khoai lang sống .. . - Tập cho trẻ đi đại tiện vào 1 giờ cố định: đây là phương pháp tạo cho bé phản xạ tự nhiên khi đi đại tiện. - Nếu trẻ bị táo bón do dùng thuốc thì khi ngừng thuốc trẻ sẽ hết táo bón, trường hợp bị các dị tật thì phải đi khám để được tư vấn hoặc điều trị. Trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch bạc nitơrat 2%, hoặc dùng kem chống hăm - Ngoài ra, làm thêm một số biện pháp như Massage, tắm, vận động cho trẻ. + Massage bụng cho bé: Đặt bàn tay của bạn lên bụng bé và xoa nhẹ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và xoắn ốc từ trong ra ngoài . Không nên xoa bụng bé khi mới ăn no. + Cho bé tắm hoặc ngâm hậu môn bằng nước ấm. + Vận động giúp trẻ: Khi còn nhỏ bé chưa biết đi nên phải nằm một chỗ. Nên vận động thay cho bé bằng cách thực hiện động tác đạp xe. Nếu trẻ không tự đi ngoài được, trường hợp cấp bách, phải dùng biện pháp thụt hoặc đặt viên đạn glycerin. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng biện pháp này mà cần điều chỉnh các vấn đề liên quan dẫn đến trẻ bị táo bón. Nếu không sẽ làm mất phản xạ tự đi đại tiện cho trẻ. 5. Trẻ bị táo bón nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả gì? - Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. - Những chất độc trong phân bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. - Bị sa trực tràng (lòi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ. 6. Khi nào thì cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ? - Tình trạng táo bón kéo dài trên một tuần, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ, chế độ ăn dành cho bé không có tác dụng. - Ngay khi sinh xong, bé bị táo bón, bụng chướng và không đi vệ sinh được. - Bé bị táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe như sút cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn mửa. 7 Táo bón thường gặp ở lứa tuổi nào? Có ba thời điểm táo bón dễ xảy ra với trẻ: - Giai đoạn chuyển từ chế độ ăn sữa sang ăn đặc (ăn dặm). - Khi bắt đầu tập cho trẻ đi vệ sinh: trẻ chưa sẵn sàng đi vệ sinh hay mải chơi mà cố nhịn. - Giai đoạn bắt đầu đến trường (mẫu giáo, tiểu học): nhiều trẻ ngại đi nhà vệ sinh ở trường vì nhiều người hoặc bẩn nên nhịn đi vệ sinh. http://colost.vn/suc-khoe/tao-bon-o-tre-so-sinh
Mn ghé topic nhà mình xem nhé. Sữa non giúp bé tăng cường sức đề kháng, hấp thu tốt hơn và có chất xơ kép FOS Ilunin phòng chống táo bón cho trẻ nhé
E thấy Nan, Morinaga của Nhật, sữa Pháp đều ok vì sữa mát mà nhiều dinh dưỡng. Hồi bầu bí e cũng uống sữa Nhật & Pháp, trộm vía sữa mát lại hấp thụ vào thai nhi nhiều
Mẹ cho bé uống thử sữa wellait xem, bé nhà mình uống sữa đấy từ 6 tháng đến giờ bé đi ổn lắm, kết hợp ăn nhiều rau xanh nữa mẹ bé ah
Con tớ dang cho uống Nido nắp đỏ, ăn thật nh rau, tv cũng khá khá hơn chút đấy, các mẹ xem bé nhà mình có uống dc ko nhé.
Mẹ nó cho uống sữa Nutrilon của Séc nhé. Sữa mát và có vị man mát giống sữa mẹ. Đảm bảo bé output dễ dàng nhé. Ưu điểm vượt trội nữa là sữa phát triển chiều cao rất tốt ạ.
Mẹ thử cho bé dùng sữa optimum của vinamilk đi bé nhà e uống sữa đấy tv output tốt lắm mà giá cũng ok