Con mè nheo,đây là 1 vấn nạn ạ!Em thấy nhất là khi con ốm,càng mè nheo!Lúc ý em chỉ muốn tét 1 cái,nhưng nghĩ đó là 1 pp ko hay thành ra phải...dạy con bảo là ko đc!
Hihi, mình cũng áp dụng cách này thấy hiệu quả lắm, hễ cô nàng lăn lóc đòi vạ thì mình "trợ giúp" bằng cách nhẹ nhàng đặt cô nàng xuống đất (sợ cô nàng tự ngã xuống đất thì nguy), rồi bảo "con thích nằm thì cứ nằm nhá, khi nào xong rồi đứng dậy lại chơi với mẹ nhá.." nàng ta nằm một chút thấy không ai đoái hoài thì tự động nín, làm lành với mẹ, mẹ cũng xem như không có chuyện gì xảy ra. Cứ thế mình thấy thời gian ăn vạ càng ngày càng rút ngắn đi.
Hihi, chiêu ăn vạ này cách hay nhất là phải "dập tắt từ trứng nước" tức là huấn luyện bé từ bé để hiểu rằng đòi hỏi không hợp lý thì không thể nào được đáp ứng. Đây là các "cấp độ" mình đã áp dụng với con mình: 1. Giải thích: từ bé mình đã giải thích cho con mỗi khi con đòi (ở nhà con đã có đồ chơi giống vậy rồi, chưa phù hợp với con .....) 2. Cương quyết nói "không": giải thích đến khi mình nghĩ là không còn có thể giải thích được nữa mà con vẫn mè nheo => nghiêm giọng nói "mẹ đã giải thích và đã nói không là không, con có mè nheo thêm vẫn sẽ thế thôi, mẹ sẽ không mua đâu". Sau đó có thể "dọa dẫm" là "nếu con còn đòi nữa thì về ngay lập tức, không đi siêu thị tiếp nữa" (nhớ nếu đã dọa thì phải có gan thực hiện nhé, mình không bao giờ nói gì với con mà sau đó không thực hiện cả). 3. Thường thì bé nhà mình tới đây là đã ổn, bé vùng vằng ấm ức nhưng mẹ sẽ hỗ trợ bé bằng cách nhờ bé làm 1 việc gì đấy để bé "giải tỏa" và quên mất vụ án này (chọn giúp mẹ sữa chua, lấy giúp mẹ cái gì đấy ... => rồi khen bé rõ to). Nhưng có một số trường hợp bé mình tiếp tục push bằng cách làm ầm lên, khóc lóc ầm ĩ, có lần còn lăn ra giữa đường nằm vạ => mình vẫn tỉnh như không nói với bé là giờ mẹ đi đây, con muốn khóc thì cứ ở đó mà khóc, còn không thì đi với mẹ rồi mặt tỉnh rụi, chầm chậm đi chỗ khác (nhớ đi chậm thôi, nhưng đừng nhìn lại gì nhé). Bé nhà tớ tới màn này là ổn, không bao giờ dám làm gì hơn. Có thể mẹ đứng xa xa giả vờ làm gì đó nhưng đừng nhìn bé và đừng tỏ dấu hiệu quan tâm tới bé. 4. Màn cuối cùng: bé lì quá không chịu "thỏa hiệp" thì cách tốt nhất là chấm dứt ngay lập tức shopping, đưa bé về nhà và "làm việc" với bé tại nhà (phạt tại phòng riêng, cho bé một mình suy nghĩ ....). Nói chung là để thành công thì phải trước sau như một và luôn có những quy định bất di bất dịch để bé biết đã tới "ngưỡng" đó thì bé không có cách nào "làm mình làm mẩy" được.
Thế bé 12 tháng tuổi thì áp dụng cách nào nhỉ? Để bé khóc 1mình còn khóc to hơn..vì mẹ bỏ đi nó sợ lắm..hic..khó thế nhỉ? E thuộc dạng nóng tính k chiều con, nhưng đôi khi vẫn phải sợ nó..nhưng nếu con đòi cái gì, em k đồng ý, e sẽ đánh trống lảng sang cái khác chứ k phải dọa dẫm con k đc đòi..vì trẻ con quên ngay ấy mà..có đúng k nhỉ
Cách thứ 1 là đánh trống lảng => mình dùng cách này hữu hiệu lắm, khi đánh trống lảng phải biết chọn cái gì thu hút bé và biết chắc là bé thích thì tỉ lệ thành công mới cao. Nếu không đánh trống lảng được thì bạn để bé khóc một mình, cách này đòi hỏi phải kiên trì và "mẹ mìn" một tí. Trước khi để bé một mình thì giải thích với bé tại sao lại để như thế (giải thích chứ không dọa dẫm nhé), rồi bạn có thể ngồi gần đó, lấy báo ra đọc hoặc làm gì đó và tỏ vẻ như không để ý gì thêm tới bé nữa. Nói với bé khi nào con hết khóc mẹ sẽ tới chơi với con. Tất nhiên sau đó tùy theo thái độ phản ứng của bé mình sẽ xử lý tiếp, có thể để bé khóc một lúc thì mình chủ động tới hỏi bé có muốn đi cùng làm việc a, b, c với mẹ không, nhưng không nhắc lại việc bé vừa đòi nữa Điều quan trọng để cách này thành công là phải giải thích (ngay cả khi mình nghĩ nó chưa hiểu cũng phải giải thích, mình dùng cách này cho con từ bé thấy cực kỳ hiệu quả, nhưng phải áp dụng từ bé để bé quen cơ) -> cương quyết nhưng cũng phải linh hoạt trong cách đối xử với bé. Phải show được cho bé biết là mình lắng nghe và tôn trọng ý kiến bé (bé chưa biết nói mình vẫn có thể biểu lộ cho bé việc này qua cách hỏi han, nói chuyện với bé), nhưng nếu yêu cầu k hợp lý sẽ bị reject và nếu đã bị reject thì có lý do chính đáng và quyết định đó không thể nào negociate thêm được. Nếu xây dựng được nền tảng đó thì đảm bảo quan hệ giữa ba mẹ và bé sẽ khá bình đẳng và nhẹ nhàng đó, không mang tính áp đặt và "đàn áp" con.
các mẹ nói đúng lắm nhưng thực hiện quả là khó. quan điểm mình cũng giống các mẹ nhưng đôi khi mình vẫn bị thua thói mè nheo của bé. chắc là phải chấn chỉnh lại rùi
Em thấy trẻ con ở lứa tuổi nào cũng huấn luyện được tất. Kể cả khi là còn chưa đầy năm. Bố mẹ khi dạy trẻ lúc trẻ mè nheo thì phải cực kỳ nghiêm khắc và giữ vững nguyên tắc. Không là không. Và dù có gì thì cũng không thay đổi được điều này. Con của em khá xinh xắn. Và khi em có nó thì bên nhà Nội thì chưa có cháu, còn bên nhà Ngoại thì các cháu đã lớn hết. Nên nó đặc biệt được chiều chuộng. Không cứ người trong nhà mà cả người ngoài đường cũng cực kỳ cưng chiều cháu. và điều này làm cho em ý thực được từ khi cháu còn rất nhỏ rằng nếu như không cẩn thẩn trong cách dạy con. Con mình sẽ rất dễ hư. Bất cứ 1 món đồ gì hoặc 1 yêu sách gì cháu đưa ra, nếu không đúng lúc, đúng cách và đúng đắn thì cháu không bao giờ được cả. Lúc đầu thì có khóc lóc, giãy đành đạch như Chí Phèo. Lúc đầu thì giãy trong nhà, sau đó thì giãy ở ngoài đường. Nhưng với em, không là không( mẹ em gọi em sau lưng cháu là Ác Mẫu) Sau khi con đòi 1 món đồ, hoặc yêu sách 1 việc. Điều đầu tiên em nhìn thẳng vào mắt con và nói: Không. Sau đó em giải thích tại sao con lại không được có thứ đó. Tất nhiên ban đầu, cháu có khóc, có mè nheo, nhưng sau khi thấy sự quả quyết của mẹ thì cháu bắt đầu khôn hơn và ngừng lại. Hôm trước em ra quán Cafe ngồi, em bé của chị chủ quán có 1 đôi giày trượt rất đẹp. Meg nhà em rất thích đòi đi thử, và sau đó thì đòi em mua cho. Khi em nói không bé bắt đầu vứt đồ và khóc. Em ôm chặt 2 vai con và nói với cháu: Megan, nghe mẹ, nhìn thẳng vào mắt mẹ. Mẹ sẽ không mua cho con. Vì thứ nhất là con không ngoan, con vứt đồ đi sau khi mẹ không đồng ý. Thứ 2 không phải bất cứ yêu sách nào của con mẹ cũng phải thực hiện. Thứ 3 là mẹ chỉ mua cho con khi con ngoan và đến thời điểm hợp lý. Con nghe rõ chưa???? Bây giờ con có thể nhặt đồ chơi lên và xin lỗi mẹ ngay lập tức được không?.....Và cháu đã ngừng khóc, nhặt đồ chơi lên và không đòi đôi giầy ấy nữa. Khi cháu còn bé hơn chút, hồi còn chưa đầy năm. Bắt đầu từ lúc 3-4th tuổi. Lúc đó, mỗi khi bé đòi đi chơi mà ko được, đòi ăn 1 món ăn mà không được, đòi chơi 1 món đồ mà không được rồi khóc lóc. Em vẫn giải thích và nhất quyết ko làm theo yêu sách đó. bé có khóc. Nhưng lần đầu thì khóc dai, những lần sau ngắn hơn....Vì mặc dù không hiểu hết những lời giải thích nhưng bé vẫn hiểu được rằng khi mẹ nói Không nghĩa là không.
Hic hic, tùy xem là con đòi cái gì, tại sao lại đòi ạ. Nếu được thì em sẽ chiều còn nếu ko được thì em sẽ giải thích xem tại sao lại ko được. Chứ cái món gào kia e rằng em ko làm được ạ. 1 là em chả gào toáng lên thế với ai bao giờ nữa là với con 2 là em chả muốn làm con em sợ chết khiếp lên 3 là nhỡ em đối xử với con vậy, sau này con cũng gào toáng lên với em thì sao? Cuối cùng là con em ko nhõng nhẽo ạ, vì từ bé tí ti đã hiểu mẹ nói ko là ko rồi. Mè nheo cũng vô ích.
nhà em giống hệt nhà mẹ này, em đã cương quyết ko đồng ý thì có mè nheo mấy thì chỉ có nằm đấy mà khóc chán thì thôi
Con mà mè nheo thì cách giải quyết trước tiên là dỗ dành. Nếu không được thì ta dùng biện pháp mạnh mà thôi! Chứ ta mà chiều theo bé quá là không được. Tùy theo trường hợp mà giải quyết. Cái nào nên và không nên. Tập luyện cho bé từ nhỏ. Như vậy bé sẽ nghe lới của ta hơn.
nhất quyết là không ,em cương quyết ngay từ đầu thế là có mè nheo thì chỉ mf nheo bố thui gặp mẹ chỉ có tắt điện.
Con mình rất hay ăn vạ. Đặc biệt thời gian này cu cậu đang ốm nên được chiều, càng ăn vạ tợn. Đòi cái gì không được là bắt đầu giả vờ khóc, nước mắt chẳng có 1 giọt nhưng mồm thì kêu to lắm. Khổ 1 cái là khi cu cậu ăn vạ mình bỏ mặc đấy để tự con nín thì bà nội lại vào bế con. Mà có người bênh là con lại càng khóc to, đánh cả bà. Mình đã góp ý với bà nhưng bà không nghe, cứ thấy cháu khóc là lại mắng sao để nó khóc mãi thế. chán. Con nghịch và bướng kinh khủng.
Có ông bà chiều thì khó lắm, nhất là ở với ông bà nội thì càng khó hơn. Nếu mà mình làm căng thì ông bà nội phật lòng, nảy sinh nhiều vấn đề. Còn nếu bỏ qua thì con lại hư không nói được. Mình cũng có 1 thời gian rơi vào tình trạng như thế, con hư, bướng, đòi gì cũng bằng được. Trộm vía từ ngày xa bà ngoại đỡ hơn nhưng mà nắn mãi cũng chỉ được tẹo teo, thỉnh thoảng lại mè nheo, nhũng nhiễu lắm, nhiều khi mệt mỏi quá.
con mè nheo thì mình cung ngọt nhạt..hihi không chịu thì sẽ cho 1 trận thuyết pháp..chứ' ít khi đụng tay,đụng chân..vậy mà bé sợ lắm..
con mè nheo thì cứ để cho bé mè nheo khi nào mệt thì thôi chứ ko chiều....con nít ghê lắm hễ đòi được 1 lần là lần sau lại tái diễn...và càng ngày càng nhiều chiêu hơn nữa...thế nên ngay lần đầu phải từ chối và có hành động kiên quyết
Mình hay ngẫm các câu của các Cụ nhà mình Đáo giang tùy khúc, dậy con cũng vậy, cái gì nghiêm thì phải nghiêm, cái gì thuộc về nguyên tắc thì phải nguyên tắc. Tránh lúc này nghiêm lúc khác không nghiêm. Cái cần nghiêm khắc thì không nghiêm khắc, cái không cần nghiêm thì lại nghiêm quá mức. Trẻ con biết hết đấy các mẹ à, ngoài 6 tháng tuổi đã biết sợ, giận hờn, đòi rồi ở các mức độ và trạng thái khác nhau thôi. nên mình phải nghiêm khắc, làm tấm gưong cho con thì dễ dậy con và cho con tính kỷ luật ngay mà
Con mình cũng mè nheo lắm, nhưgn mình xử bằng cách khóc cho ngồi một chỗ bố mẹ k quan tâm khi nào bé k khóc nữa mới bế, vì với các bé hay mè nheo càng nựng thì càng quấy.
Nhà em ở với ông bà, mỗi khi muốn dạy con là ông bà lại "nó còn bé, biết gì mà quát mắng nó" bây giờ đã hơn 2 tuổi rồi vẫn nó còn bé, biết gì, thế nên mỗi khi muốn đòi gì là lại gào tướng lên ông ơi bà ơi. Bây giờ nhà em ở riêng, mỗi lần khóc mẹ cho đứng góc phòng khóc chán thì thôi, khóc 1 lúc chán cô nàng lại chạy ra giả vời cười hì hì như chưa có chuyện gì xảy ra