Con tôi chuyển trường đến Mỹ

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi webmaster, 15/10/2009.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    [​IMG]
    Những giấy tờ anh Tâm đã làm để xin học cho con ở Việt Nam

    Dễ dàng đến không ngờ...


    Khi cháu đến Mỹ thì lại không muốn đi học, vì cháu nói rằng đã quên hết tiếng Anh rồi, sợ không biết nói chuyện với bạn thế nào. Tôi bảo cháu, “ở trường CVA, con có học tiếng Anh mà?”, nhưng thực tế cháu quên đi rất nhiều từ.

    Nói riêng về việc dạy tiếng Anh, tôi thấy, nhiều SV ở các trường đại học, cứ học hết lớp này đến lớp khác nhưng vẫn không nói được tiếng Anh. Cái này báo chí đã nói rất nhiều, ta nên xem lại cách dạy và học tiếng Anh trong nhà trường.

    Lại nói chuyện con tôi chuyển đến Mỹ, con tôi đến tháng 11. Trong khi đó, trường học ở Mỹ cũng bắt đầu khai giảng như ở Việt Nam. Tôi hơi lo vì không biết xin vào học giữa chừng có khó khăn gì không. Tôi đến trường gần cơ quan để hỏi xem thủ tục thế nào. Họ hỏi có giấy chứng nhận về tiêm chủng các bệnh: bại liệt, uốn ván, viêm gan B… không?

    Tôi bảo cháu có tiêm rồi nhưng không có giấy chứng nhận, vì chắc để quên ở Việt Nam. Họ nói không sao, rồi hướng dẫn tôi cho con đến bác sĩ để xét nghiệm máu. Một số vắc - xin thì tiêm lại mà không cần xét nghiệm.

    Tôi đem giấy của bác sĩ đến, lúc đấy họ mới hỏi giấy tờ liên quan mà mình có. Mà cũng chẳng có gì cho lắm, 2 cuốn học bạ ở Ấn Độ họ chỉ xem qua rồi trả lại ngay. Chủ yếu là hỏi xem cháu mấy tuổi để xếp lớp và trình độ tiếng Anh của cháu thế nào (chỉ điền vào đơn xin học là giỏi, hoặc khá, hoặc không tốt tiếng Anh).

    Sau đó, con tôi được xếp vào học lớp 3 theo đúng tuổi. Trường nói sẽ kiểm tra trình độ tiếng Anh của cháu. Nếu cháu không đạt thì sẽ có cô giáo kèm thêm miễn phí.

    Tuy nhiên, sau một vài tháng, họ thông báo là cháu đã vượt qua kỳ kiểm tra, nên không cần kèm thêm tiếng Anh nữa. Chuyện xin học dễ đến không ngờ.

    Họ không hề hỏi tôi sống ở đâu, có hộ khẩu nơi nào, cũng không yêu cầu lên sở, phòng giáo dục…hay những con dấu của sứ quán hay sở ngoại vụ…

    [​IMG]
    Giấy tờ chính để anh Tâm xin cho con nhập học ở Mỹ.

    Lời kết

    Tôi không muốn gia hạn thêm thời gian nghiên cứu ở Mỹ và có ý định về lại Việt Nam, nhưng nhớ lại cảnh xin học cho con, tôi ngao ngán vô cùng.

    Tiền bạc không quá quan trọng, nhưng việc học của con cái là tất cả đối với tôi.

    Nhà nước kêu gọi bà con sau khi học xong về nước để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, tránh chảy máu chất xám…

    Tuy nhiên, con em những người ra nước ngoài học tập, nghiên cứu sẽ quên dần ngôn ngữ mẹ đẻ, khi về rất khó tiếp thu và khi xin học thì gặp nhiều thủ tục rườm rà.

    Tôi có 2 người bạn, một người có con cùng trạc tuổi với con tôi và họ quyết định ở lại nước ngoài cho đến khi con họ vào đại học. Còn một người nói rằng nếu làm việc ở Việt Nam có trả lương cao bằng bên Mỹ, thì họ cũng vẫn chọn làm việc ở Mỹ (vì việc học của con).

    Tôi không có ý trách móc ai về việc này, tôi chỉ muốn nêu ra để chúng ta điều chỉnh sao cho phù hợp, bỏ bớt những thủ tục, qui định không cần thiết. Chẳng hạn, ở các bậc học, nên tạo điều kiện dễ dàng cho HS tới trường và chương trình học cũng nên cắt giảm tới mức thấp nhất.

    Văn hóa mỗi nước mỗi khác, tôi không cho giáo dục Mỹ là thiên đường. Giáo dục Mỹ cũng có những mặt hạn chế nhất định, nhưng nó có những ưu việt mà ta cần học hỏi.

    Tôi nghĩ, chính sách thu hút người Việt Nam về học tập và làm việc ở trong nước cần cụ thể hơn nữa. Chúng ta cũng nên đơn giản các thủ tục, thu hút người tài đến Việt Nam làm việc. Khi đó, hãy nói đến chuyện xây dựng các trường Đại học đẳng cấp Quốc tế ở Việt nam.

    *Hữu Tâm (Lincoln, Nebraska T.10/2009)
    Nguồn: VietnamNet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
  3. mekeo

    mekeo Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    3,021
    Đã được thích:
    524
    Điểm thành tích:
    773
    bác ơi việt nam đâu chả thế em ví dụ nhá
    1. bệnh viện: em chả quen ai nhưng xin được số điện thoại 1 bác sĩ
    em: Aloo chị ạ, trước em có cho bé khám con chị bi giờ em muốn vào làm xét nghiệm cơ mà đông quá chị giúp em
    bác sĩ: uh em vào đây chị xem
    xem xong viết cho e tờ giấy và em "nhanh nhẹn" làm cái thủ tục "đầu tiên" đó. xong xuôi xuống chỗ xét nghiêm chìa giấy ra
    y tá: người nhà của chị X à , cứ cất giấy đi vào thẳng đây nhé.....
    Còn lại thì dài dài các bác cũng đang xếp hàng nhìn em căm thù lắm. Em cũng áy náy nhưng nhắm mắt đưa chân, vì cũng xót con ngồi chờ, đành vậy....
    2. Đi mua hóa đơn: Thủ tục "đầu tiên" đã thành tiền lệ, đưa cho người ta xong người ta còn bảo thẳng luôn : chị còn trưởng phòng nữa cơ em ạ
    Đấy việt nam mình cái việc "đầu tiên" thành tiền lệ rồi bác ạ. ai cũng biết nhưng.......
     
  4. sushi_lala

    sushi_lala Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/5/2009
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Cháu e cũng học trường bên Đức học phí rẻ mà cháu quen bạn nhanh,rẻ hơn cả trường quốc tế ở vn..mấy năm trước chị cháu về vn chơi rồi ở lại vài năm đến lúc về lại Đức thì k đi nổi ...cuối cùng dành thuê 1 anh tây giả bộ kết hôn mất gần 30ngàn euro dể về lại Đức đấy..hic(lúc đó con bé tròn 18 tuổi-mặc dù sinh bên đức tiếng việt còn nói sai)mà về lại nước khó khăn vô cùng...
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chuyện kêu gọi nhân tài về giúp nước, đó là chủ trương của nhà nước mang tầm vỹ mô - chuyện nhân tài mang con về Việt Nam xin học, bị hành tơi tả phải chạy mất dép qua Mỹ đó là chuyện cá nhân mang tính vi mô - chả dính dáng gì hết !
    Đã là nhân tài - thì ngoài tài học còn phải có tài chạy nữa , chính những thách thức của các thủ tục hành là chính, là cơ hội rèn luyện năng lực trên cả tuyệt vời mà không một quốc gia tiên tiến nào dám thử ( vì thử một cái là quan chức đi đời ! ) Vì vậy, xin các bậc nhân tài Việt Nam hãy cứ quay về thử ...lửa ! Mai sau có được một vị trí nào đó thì sẽ lại tiếp tục truyền thống :" không hành dân thì không phải là quan !" !
     

Chia sẻ trang này