Công dụng của trà đối với sức khỏe

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi be rom nep, 21/9/2015.

  1. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Ngoài tác dụng giải khát, khử đờm, làm sáng mắt, lợi tiểu, khử ngấy, nâng cao độ tinh tường, làm tỉnh táo tinh thần… uống trà (chè) còn có thể phòng và chữa một số bệnh sau đây:

    1. Trà và bệnh tiểu đường:

    Theo TS. Joe Vison thuộc viện đại học Saranton (bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, trà xanh hay trà đen có tác dụng kỳ diệu đối với bệnh tiểu đường. Trước đây người ta còn nghi ngờ tác dụng của trà đối với bệnh này, nhưng bây giờ giả thiết trên đã được khẳng định.

    Những người tình nguyện thử nghiệm được cho uống 5 tách trà mỗi ngày, liên tục trong 3 tháng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ đường glucose trong máu giảm hẳn.

    TS. Vison cũng đã tiến hành thử nghiệm tác dụng của hai loại trà này trên chứng bệnh đục thủy tinh thể (một biến chứng của bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy, trà đã làm giảm đáng kể sự hình thành hiện tượng đục thủy tinh thể ở người uống trà so với người không uống trà.

    2. Trà và bệnh ung thư:

    Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, Stockholm -Thụy Điển đã tìm thấy trà xanh ngăn ngừa sự hình thành mạch. Sự hình thành mạch cho phép các khối ung thư tự nuôi dưỡng
    bằng cách tạo ra mao quản mới. Tác động này là nhờ chất epigallocatechin-3-gallat (EGCG) có ở chè ngăn sự phát triển của những tế bào phủ lót các mao quản.

    Các nghiên cứu tại trường Đại học Thượng Hải cho thấy có sự tương quan giữa uống trà và mắc bệnh ung thư thực quản, kết tràng, trực tràng và tụy tạng. Như vậy trà làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở các cơ quan nội tạng này, nhất là ở phụ nữ.

    Phenyplolyphenol là một hoạt chất có nhiều trong nước trà được coi là một trong những chất có tác dụng chống ung thư. Nước trà có thể chống một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày. Trà có khả năng ức chế việc hình thành chất nitrosamine, một chất gây ung thư. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, chuột được uống nước trà có tỷ lệ mắc bệnh ung thư giảm thấp so với chuột trong nhóm đối chứng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Autralia và các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng, sau khi đã nghiên cứu hơn 900 phụ nữ. Dù các loại trà khác nhau cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh và trà tươi có tác dụng mạnh nhất.

    3. Trà và bệnh tim mạch:

    Nghiên cứu của TS. J.M Geleijnes và cộng sự tại Trường Đại học Wageninken Hà Lan cho thấy những người uống 2 tách trà/ ngày sẽ giảm nguy cơ bị vữa, xơ cứng động mạch chủ đến 46% và những người uống 4 tách trà/ ngày sẽ giảm nguy cơ bệnh này đến 60%. Điều này đặc biệt khá chính xác đối với phụ nữ.

    4. Trà và chứng viêm khớp:

    Khảo sát trên chuột của Tariq M. Hqqi và cộng sự tại trường Đại học Case Western Reserve ở Clevaland, Ohio Mỹ cho thấy, những con được tiêm với hoạt chất gây bệnh viêm khớp, hơn một nửa số chuột này không có dấu hiệu viêm khớp nếu được điều trị bằng các Polyphenol trích từ trà xanh.

    Sau đây xin nêu một số cách dùng trà:

    1. Cách pha chè khô

    Chè khô, nhất là chè xanh chỉ nên pha bằng nước sôi 70-80oC. Nếu dùng nước sôi sùng sục để pha sẽ phá hoại chất vitamin C trong chè và làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Sau khi rửa sạch ấm tích, cho chè vào đó, đổ nước sôi 70-80oC vào, chỉ nên đổ khoảng 1/3 - 1/4 dung tích của ấm tồi đậy nắp (nếu chè được chế biến thủ công, khâu vệ sinh không được đảm bảo, thì có thể tráng chè, bằng cách: đổ ít nước sôi vào chè, lắc ấm vài lần rồi đổ nước đó đi, sau đó mới cho nước đủ theo yêu cầu), một lúc sau mới thêm nước vào. Làm như vậy sẽ giữ được vitamin C và mùi vị, màu sắc của chè. Nhưng với loại chè búp cao cấp thì chỉ đổ nước sôi vào một lần rồi đậy nắp ấm để giữ màu và mùi hương cho chè.

    2. Cách nấu chè tươi:

    Lấy một nắm lá chè tươi không dập nát, rửa sạch, vò nát hoặc thái nhỏ, sau đó rửa chè lại một lần nữa, để ráo nước. Dùng ấm nhôm hoặc ấm sành (thì càng tốt) đổ nước khoảng 3/4 ấm rồi đun lên, nước sôi mới cho chè vào, khuấy đều đậy vung. Khi thấy có mùi thơm bốc lên từ miệng ấm thì chè đã chín (chè chưa chín thì có mùi hôi ngai ngái). Sau đó tắt lửa. Có thể rót trà ra ly để dùng hoặc chứa vào cái tích lớn, ủ lại để dùng dần. Nếu nấu đúng cách thì nước chè tươi có màu xanh và thơm ngát.

    3. Cách pha (hãm) chè tươi:

    Chuẩn bị lá chè và tích như khi nấu chè tươi, nhưng lại pha (hãm) như đối với chè khô. Chất lượng chè tươi được hãm cũng tương tự như chè tươi nấu, nhưng công việc hãm trà tiện lợi và nhanh chóng hơn là nấu chè tươi.

    4. Cách pha trà đường:

    Chuẩn bị một ấm tích sạch, đổ nước sôi 80-90oC vào đó trước, cho vào một ít đường trắng hay đường đỏ khuấy cho tan hết, sau mới cho trà, để khoảng 5 phút rồi mới rót ra dùng. Trà này vừa thơm, vừa ngọt. Trà có chứa nhiều loại kiềm sinh vật, trong số đó chủ yếu là càphêin, một chất rất dễ hòa hợp với glucose. Trà và đường hòa quyện với nhau một cách hoàn hảo.

    Trà đường rất có lợi cho đường ruột. Uống trà đường sẽ điều hòa dạ dày, ấm tỳ bổ khí, chữa được các chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, phụ nữ đau bụng khi có kinh.

    5. Cách pha trà gừng:

    Như cách pha chè xanh, nhưng cho thêm mấy lát gừng tươi vào. Trà gừng có thể trị bệnh lỵ, làm ấm người khi bị cóng rét. Do đó nó có thể chữa cảm lạnh. Bị ho, cúm hay thương hàn có thể uống trà gừng.

    Nước chè tươi cũng có thể làm thành trà đường và trà gừng.

    6. Lấy nước trà đã hãm để nấu cháo có thể chữa chứng chướng bụng, tiêu hóa bất ổn.

    7. Làm “sinh tố” trà:

    Lấy một nắm chè tươi không dập nát, rửa thật sạch, ngâm trong nước sôi để nguội có pha chút muối khoảng nửa giờ, vớt chè ra để ráo nước. Sau đó chè được thái nhỏ, cho vào máy sinh tố đổ vừa nước rồi xay. Bột chè được vắt lọc lấy nước. Cho nước chè vào trong một cái bình thủy tinh (chỉ là bình thủy tinh không được dùng bình bằng chất liệu khác, vì dễ sinh ra chất độc hại), để bình nước chè vào trong tủ lạnh qua đêm mới được dùng. Mỗi ngày có thể uống 3-4 ly chè “sinh tố” này. Nước chè này có chất lượng cao hơn các loại nước chè khác, vì nó không bị nhiệt độ cao tác dụng làm thất thoát vitamin và độ dinh dưỡng của chè. Chè “sinh tố” chữa bệnh tiểu đường rất có hiệu quả.

    8. Kết hợp tỏi và chè xanh:

    Chè xanh và tỏi kết hợp với nhau tạo ra một hợp chất có thể làm giảm khả năng nhiễm nhiều loại bệnh, từ bệnh tim đến bệnh cảm cúm. Đó là ý kiến của bác sỹ Hassan công tác tại bệnh viện quản lý cựu chiến binh Mỹ, sau một thời gian nghiên cứu hai loại thảo mộc này. Ông cho biết, trong tỏi và chè xanh có những chất rất mạnh mà nếu biết kết hợp với nhau (ăn tỏi cùng một lúc với uống nước chè xanh) và dùng đều hàng ngày sẽ có thể làm cho người ta khỏe, tránh được các bệnh như huyết áp, ung thư, viêm khớp và phòng ngừa viêm nhiễm. Các nghiên cứu ở Nhật Bản cũng đã đi đến kết luận: gần 90% bệnh nhân đau khớp uống nước chè xanh kết hợp dùng tỏi trong bữa ăn, đã giúp không còn cảm thấy đau.

    Cần chú ý khi dùng tỏi: Chỉ nên ăn 2 - 3 nhánh tỏi một ngày. bởi vì, ăn nhiều tỏi sẽ tổn thương gan, liệt dương, ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin B, thiếu máu. Những người bị bệnh về dạ dày thì càng cần hạn chế ăn tỏi. Ăn quá nhiều tỏi còn có thể làm tăng thêm bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, thống phong.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi be rom nep
    Đang tải...


  2. dauphunhp

    dauphunhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    1,958
    Đã được thích:
    176
    Điểm thành tích:
    103
    Traf tốt cho sức khỏe :)
     

Chia sẻ trang này