Kinh nghiệm: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi penguin4389, 14/10/2013.

  1. penguin4389

    penguin4389 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/7/2013
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Khi bị sặc sữa, cháo trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt thở thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời, do một số cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện.

    Chính vì vậy phát hiện ra những biểu hiện bất thường của trẻ và xử lý kịp thời sẽ giúp tránh cho trẻ khỏi nhưng nguy hiểm tới tính mạng.
    Dấu hiệu trẻ bị sặc và cách sơ cứu
    Khi bị sặc cháo, sữa hoặc bị mắc dị vật đường thở trẻ thường có những biểu hiện có thể nhận thấy được. Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, Nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen…
    Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ mũi, miệng của bé.

    Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật... cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau:
    Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
    Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.
    Nếu thấy cháo, sữa, nước… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút thật sạchđể thông đường thở cho trẻ. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và hút sạch việc này cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.
    Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
    Thao tác lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn.
    Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng.
    Bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
    Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.
    Sau đó phải đưa ngay bé ngay tới bệnh viện để các bác sĩ tiếp tục cấp cứu cho trẻ.

    Phòng sặc sữa, cháo cho trẻ
    Để tránh cho trẻ bị hóc dị vật, sặc sữa hay cháo cần chú ý tránh cho bé bú, ăn khi bé đang khóc hoặc cười. Không nên đợi đến khi bé đói mới cho bú vì lúc đó bé hay “mút ti” một cách vội vàng, vồ vập nên rất dễ bị nghẹn. Khi bé đã bú no bạn cũng không nên “tham lam” ép bé bú tiếp, sẽ gây ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn.

    Khi cho bú, bạn nên để bé nằm gọn trong lòng mình, hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.
    Nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.
    Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy hết phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày. Hoặc bạn có thể đặt bé nằm, đầu kê cao 15 độ so với mặt giường, đầu tiên nằm nghiêng phải trong 30 phút, sau đó nằm thẳng. Tốt nhất không nên cho bé ngủ ngay sau khi bú để tránh tử vong đột ngột.
    Khi bé ăn dặm, ăn cháo: không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.
    Không đút khi trẻ đang quấy khóc hoặc ngọ nguậy không yên vì đây là những lúc dễ bị sặc nhất.
    Không ép trẻ ăn liên tục, nên cho trẻ thời gian nhai kỹ, nuốt hẳn thức ăn trong miệng và chờ thêm một chút trước khi đút muỗng kế tiếp. Tuyệt đối không bóp mũi, ép con phải há miệng để đút thức ăn. Điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc.
    Không nên quát mắng dọa nạt hoặc bày cho trẻ hững trò chơi quá sôi nổi trong khi ăn, đùa giỡn quá trớn dễ khiến cho trẻ mất tập trung và vội vàng rong khi nuốt, dẫn đến nghẹn, sặc.
    Cho dù trẻ ăn được ít hay nhiều, cũng nên dừng bữa ăn sau 30 phút. Nếu kéo dài sẽ khiến hai mẹ con mệt mỏi, thức ăn để lâu dễ bị vữa, không đảm bảo dinh dưỡng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi penguin4389
    Đang tải...


  2. suat100t

    suat100t Banned

    Tham gia:
    10/10/2013
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    thật bổ ích .
     
  3. mebehant

    mebehant

    Tham gia:
    1/8/2011
    Bài viết:
    11,510
    Đã được thích:
    3,974
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    Cảm ơn chủ top, thông tin thật bổ ích.
     
  4. penguin4389

    penguin4389 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/7/2013
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    cảm ơn mọi người đã xem..hi em gái mình ngày xưa cũng thế, mình và mẹ đã phải rất vất vả trong chuyện này...có khi còn phải dùng miêng hút sữa cho em nữa
     
  5. huehuehue

    huehuehue Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/12/2011
    Bài viết:
    1,701
    Đã được thích:
    568
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    Bé nhà e hay trớ lắm. Ra hết cả trên mũi.. Nhìu lúc cũng sợ lắm!
     
  6. penguin4389

    penguin4389 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/7/2013
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    trùi sao giống e gái mình wa vậy..những lúc đó mẹ mình thường dùng miệng hút cho e mình khỏi ngộp==...nuôi con cực wa trời
     
  7. pinkpig-lotus

    pinkpig-lotus Yến Sào NatureNest

    Tham gia:
    20/8/2012
    Bài viết:
    10,159
    Đã được thích:
    2,460
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    BÀi viết rất hữu ích, cơ mà chủ top nên bôi đen hoặc làm rõ các đầu dòng cho cm dễ đọc nha!
     
  8. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu trẻ bị sặc sữa, cháo

    cam on chu top nhe. thong tin rat huu ich.
     
  9. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
  10. Phượng Lê 345

    Phượng Lê 345 Thành viên mới

    Tham gia:
    12/7/2017
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ra hết cả trên mũi.. Nhìu lúc cũng sợ lắm!
     

Chia sẻ trang này