Kinh nghiệm: Đau Nhức Chân Tay - Dấu Hiệu Đặc Trưng Của Bệnh Xương Khớp

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi phongkhamhoancausg, 16/6/2022.

  1. phongkhamhoancausg

    phongkhamhoancausg Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    28/9/2021
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hiện nay, rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng nhức chân tay. Nhiều người nghĩ rằng tình trạng này chỉ do lao động quá sức và sẽ tự khỏi, nhưng không ý thức được rằng nhức chân tay có thể là do mắc bệnh. Hiểu được điều này, trong bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về tình trạng đau nhức chân tay – dấu hiệu đặc trưng của bệnh xương khớp và cách xử lý khi gặp phải tình trạng này, cùng theo dõi nhé.

    ĐAU NHỨC CHÂN TAY VÀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG DỄ GẶP PHẢI TÌNH TRẠNG NÀY

    Triệu chứng đau nhức chân tay
    Đau nhức chân tay là hiện tượng tay chân bị đau nhức một cách bất thường, có thể khởi phát một cách đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài. Tình trạng này có thể được nhận biết quá một số biểu hiện sau:
    ♦ Ban đầu khi vừa khởi phát chỉ cảm thấy tê nhẹ ở các đầu ngón chân, ngón tay; dần dần mức độ tê buốt càng tăng.
    ♦ Cơn đau nhức chân tay có thể lan rộng ra khắp cánh tay, chân, mông và đến cả thắt lưng.
    ♦ Các khớp ở tay và chân có dấu hiệu bị khô, cứng, cử động bị hạn chế.
    ♦ Có cảm giác tê bì tay chân, nhức mỏi, đau nhói, đau dữ dội hoặc mất cảm giác… khi vừa ngủ dậy.
    ♦ Có thể kèm theo các cơn đau vai gáy, thắt lưng, thần kinh tọa hoặc đau tại các rễ thần kinh…

    Nhóm đối tượng dễ bị nhức chân tay
    Nhức chân tay có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, tuy nhiên nhóm đối tượng sau có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn:
    ♦ Người cao tuổi: Khi về già thì nguy cơ mắc các bệnh xương khớp càng tăng, khiến các khớp chân tay dễ bị tổn thương và yếu hơn bình thường.
    ♦ Người mắc bệnh mạn tính: Mắc các bệnh xương khớp mạn tính, tiểu đường, mỡ trong máu cao… cũng có thể bị nhức chân tay.
    ♦ Những người ít vận động: Những người làm công việc có tính chất phải đứng hoặc ngồi lâu như: thợ may, tài xế, nhân viên văn phòng, bán hàng… thường dễ bị nhức chân tay.
    ♦ Người lao động nặng nhọc: Công việc phải mang vác vật nặng trong thời gian dài thường khiến các khớp chịu nhiều áp lực, dẫn đến nhức chân tay.
    ♦ Vận động viên: Nhóm đối tượng này cũng dễ bị nhức chân tay, đặc biệt là vận động viên bóng chuyền, quần vợt, điền kinh, bơi lội…

    ĐAU NHỨC CHÂN TAY – DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH XƯƠNG KHỚP
    Nhức chân tay không chỉ do tính chất công việc hoặc vận động quá sức mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh bị chấn thương hoặc đang mắc các bệnh xương khớp nguy hiểm như:
    ♦ Chấn thương: Tại nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương do té ngã hay chơi thể thao… có thể gây tụ máu bầm và tổn thương các khớp ở chân tay, khiến người bệnh bị đau mỏi và nhức chân tay.
    ♦ Loãng xương: Là bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Căn bệnh này cũng có thể gây ra những cơn đau mỏi và nhức chân tay. Nguyên nhân chính là do thiếu canxi, vitamin D và các khoáng chất khi bị loãng xương.
    Đặc biệt, thiếu canxi có thể gây ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh khiến thể lực suy nhược, cơ bắp yếu, thiếu sinh khí, chân tay đau nhức và mệt mỏi rã rời.

    ♦ Bệnh Gout: Là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa axit uric, gây lắng đọng tinh thể monosodium tại các bao hoạt dịch, tổ chức quanh khớp, ống thận, nhu mô thận.
    Bệnh gout có những triệu chứng sau: Các khớp gout sưng tấy đỏ và nóng, đau nhức chân tay và buốt ở khớp xương, cứng khớp khiến vận động trở nên khó khăn hơn, quan sát thấy được sự xuất hiện của các hạt tophi quanh khớp…
    ♦ Các bệnh viêm khớp – thoái hóa khớp: Nhức chân tay là triệu chứng chung của hầu hết các bệnh cơ xương khớp như: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa và hội chứng ống cổ tay…
    Nguyên nhân đau nhức chân tay là do các bệnh lý này có thể gây đau hoặc chèn ép lên dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy nhức chân tay.

    ⇒ Nhức chân tay do mắc bệnh xương khớp không thể tự khỏi, và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh như: Đau nhức gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, khả năng vận động kém, suy giảm sức khỏe…


    Xem thêm chi tiết bài viết tại: https://dakhoahoancautphcm.vn/dau-nhuc-chan-tay-dau-hieu-dac-trung-cua-benh-xuong-khop.html

    + Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
    + Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
    - Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
    - Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
    - Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
    - Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phongkhamhoancausg
    Đang tải...


Chia sẻ trang này