Dạy con bằng lời nói của chính mình

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi minh_nguyet1965, 18/3/2006.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Đang cùng chơi bowling, con trai 4 tuổi của tôi ném trái bóng trượt. Nó thở dài rồi văng tục khiến mọi người đổ dồn mắt nhìn. Tôi phải làm gì?

    Thật ra trẻ nói bậy là hậu quả chúng học ở người lớn. Từ tuổi lên 3 trở đi, trẻ học mọi lời nói, hành động của người lớn (bố mẹ, bạn bè, nhân vật nào đó trên tivi...) và nhắc lại. Khi trẻ thường hay dùng những lời tục tĩu, bạn đừng cười hay tỏ ra tức giận quá mức - cả hai cách đó sẽ càng khích lệ trẻ.

    Bạn cần nên cho trẻ biết một số từ bị “liệt” vào từ nói bậy, không nên dùng - có khi trẻ không biết đó là những từ không nên nói. Luôn chú ý dùng ngôn ngữ một cách chính xác và dùng những từ có văn hóa. Nếu bạn không làm được điều này, coi như đang bật đèn xanh cho trẻ có những từ ngữ xấu.

    Đến ăn tối tại nhà bạn thân, cô bé hay kén cá chọn canh của bạn phụng phịu: “Ghê quá, con không thích các món này tí nào” khi bàn ăn vừa được dọn ra. Nhẹ nhàng nhắc con bạn và cố gắng không tranh cãi với trẻ. Hãy nói với bé rằng đó không phải là điều nên nói ra. Ngay sau đó hãy nhìn chủ nhà với một nụ cười có vẻ bối rối và nói bạn thật sự rất tiếc. Hầu hết mọi người đều hiểu tình huống đó.

    Cần dạy cho con bạn biết rằng không nên xúc phạm người khác. Từ 5 tuổi, trẻ có thể học được sự cảm thông. Hãy hỏi con bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn thân của con chê bức tranh con vẽ, bộ đồ con mặc thật xấu? Có phải điều đó sẽ làm bé buồn không, sau đó nói rằng mọi người cảm thấy buồn như thế khi nghe bé chê thức ăn không ngon.

    Dạy con nói những lời từ chối lịch sự hơn như: “Cháu không thích thịt lắm, nhưng cháu cũng xin một chút” hoặc “cảm ơn bác, cháu không ăn thịt”. Nếu con bạn thật sự kén ăn, hãy cho bé ăn ở nhà trước khi đến bữa tiệc để tránh rắc rối.

    Bạn xin lỗi cô giáo vì đã đưa đứa con 3 tuổi đến trường trễ. Đứa bé nhanh nhảu: “Tại bố mẹ còn bận cãi nhau”.

    Trẻ nhỏ thường hay nói ra sự thật mà chúng được chứng kiến. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên mỉm cười với cô giáo, hẳn bạn sẽ nhận được nụ cười thông cảm, chia sẻ. Đừng bao giờ la mắng vì bé trót... nói sự thật, dù không mấy hay ho.

    Nếu bạn không muốn trẻ lặp lại tình huống trên, hãy giải thích cho trẻ rằng có những điều thuộc về riêng tư không nên nói với người ngoài biết, nhất là những xung đột trong gia đình. Tuy nhiên, điều quan trọng là lần sau người lớn đừng bao giờ để cho trẻ chứng kiến những cãi vã, xích mích.

    KIM CHUNG (Hà Nội)

    Tuổi trẻ Online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minh_nguyet1965
    Đang tải...


  2. mẹ T&T

    mẹ T&T Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/3/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đây cũng là vấn đề mẹ cháu luôn rất quan tâm đấy ạ. Em chỉ tóm lại thế này thôi: Nếu bạn muốn con mình nói năng cư xử theo cách nào thì chính bạn hãy nói năng và cư xử với con như thế trước. Em thì luôn tâm niệm một điều khi nói chuyện với thằng cu 24 tháng con em: "Coi nó như là một người lớn thực sự." Nhiều khi cũng khó và hay quên nhưng mỗi lần quên em lại nhắc mình nhớ lại và cố gắng nói chuyện với con lịch sự và nghiêm túc y như nói chuyện với bố nó! :lol:
     
  3. thuyph

    thuyph Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2005
    Bài viết:
    1,198
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Bố nó hay quên thì phải làm sao nhỉ :?:
     

Chia sẻ trang này