Dạy con cách tự lập

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi luonghuumanh, 10/3/2015.

  1. luonghuumanh

    luonghuumanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/10/2012
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Hiện tại có không ít các phương pháp dạy con được du nhập vào Việt Nam, điều đó giải quyết phần nào những lo toan của các bậc phụ huynh khi chưa tìm ra cách giúp con tự lập. Tuy nhiên cũng có quá nhiều phương pháp của người Nhật, Mỹ, Pháp… lại khiến phụ huynh lúng túng trong việc chọn phương pháp nào cho con để đem lại hiệu quả. Làm sao để một đứa trẻ lập ngay từ nhỏ mà không ỷ nại, phụ thuộc vào người khác thì ngay chính phụ huynh là những người thầy, cô có thể giúp trẻ điều này.

    Có nhiều bậc phụ huynh Việt có áp dụng các phương pháp dạy con tính tự lập nhưng nhiều khi lại mắc phải những khó khăn. Khi thấy trẻ làm một nhiệm vụ bố mẹ giao cho nhưng trẻ không kiên trì làm đến cùng hoặc thấy trẻ làm quá chậm khiến bố mẹ cũng không kiên trì mà làm luôn giúp con, như vậy việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi bố mẹ cũng phải kiên trì trong việc hướng dẫn trẻ.

    Nhiều người cho rằng để giúp trẻ tự tin là cứ cho con tự làm mọi việc và kệ con muốn làm sao thì làm. Như vậy sẽ không làm cho trẻ trở nên mạnh mẽ tự tin được. Bố mẹ để con thực hiện công việc nhưng vẫn bên cạnh giúp đỡ khi con cần bằng việc cung cấp cho con những thứ cần thiết để con có thể tự làm mọi việc.

    Ví dụ, khi trẻ bắt đầu tập ăn để trẻ có thể tập ăn nhanh mà không làm vỡ bát, làm bẩn quần áo hoặc đồ dùng thì chúng ta có thể trải một tấm thảm nơi bé ăn, bát đũa cũng nên dùng loại bằng nhựa để bé có làm rơi cũng không bị vỡ, thức ăn cũng cần cắt nhỏ để bé có thể tự xúc ăn được mà không cần bố mẹ xúc hộ. Trên bàn ăn của trẻ người lớn cũng cần đặt chiếc khăn ướt và chiếc khăn khô để trẻ có thể học theo bố mẹ cách tự lau miệng khi ăn.

    [​IMG]

    Trong các hoạt động hàng ngày cũng vậy, khi bồn rửa mặt cao so với trẻ thì cũng nên thiết kế ghế để trẻ trèo lên và tự vệ sinh cá nhân. Nếu quần áo có quá nhiều cúc gây khó khăn trong việc trẻ tự mặc đồ thì bố mẹ nên lựa chọn cho con những bộ đồ có khóa kéo, cúc bấm hoặc khuy cài để trẻ dễ dàng tự mặc quần áo cho mình. Trẻ hay đi nhầm lẫn giầy dép không biết đi thế nào cho đúng, để giúp trẻ tự đi được giầy dép của mình thì bố mẹ nên đánh dấu hình họa tiết nhỏ trên giầy để trẻ phân biệt được bên trái – phải để tự đi đúng chân. Để trẻ khi chơi xong tự cất đồ chơi vào giỏ thì bố mẹ cần dán đề can những thứ nào được phép để vào giỏ nào nhằm giúp trẻ phân loại đồ chơi trong các giỏ và hiểu được quy tắc khi cất chúng.

    Một điều chúng ta cần lưu ý đó là không nên chỉ trích kết quả mà trẻ làm được. Bất cứ ai khi làm tốt một việc gì đó cũng mong nhận được những lời khen ngợi từ người khác và một đưa trẻ thì lời khen là hết sức quan trọng để khích lệ trẻ cố gắng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi trẻ làm không tốt thì chúng ta chê bai, mắng chửi. Để dạy con trong giai đoạn tuổi mầm non thì điều quan trọng nhất là quá trình đào tạo chứ không phải là kết quả trẻ làm, quá trình thực hiện là những lúc để trẻ trải nghiệm, thực hành và rút kinh nghiệm cho bản thân trong những việc về sau, chính vì thế quá trình quan trọng hơn kết quả công việc của trẻ nhiều. Vậy nên nếu trẻ có không đạt được kết quả như bố mẹ mong muốn thì chúng ta cũng đừng nên phàn nàn về điều đó mà hãy để trẻ nhận thấy rằng trẻ học được gì sau mỗi việc trẻ làm.

    Như chúng ta cũng thấy, có những việc chúng ta làm đi làm lại cả trăm lần mới thành thạo được, vậy việc trẻ có chậm chạp hay có sai sót khi thực hiện công việc đó cũng là lẽ đương nhiên. Dù khi trẻ làm không tốt nhưng chỉ cần bị người khác chê bai, phàn nàn là trẻ sẽ không còn hứng thú tự làm nữa. Vì vậy để dạy con cách tự lập bố mẹ cần chú ý không nên quá quan trọng trong việc đánh giá kết quả con làm, cần động viên khích lệ trẻ để trẻ cố gắng phấn đấu và tự lập trong mọi hoạt động.

    [​IMG]
    Khi dạy trẻ cách tự lập cũng cần chú ý theo quy tắc từ dễ đến khó. Chúng ta vẫn ngại khi giao cho trẻ việc tự xách đồ của mình khi đi siêu thị, tự xách cặp khi đi học.. Việc để trẻ tự làm những công việc của bản thân cũng cần chú trọng từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ, ban đầu bố mẹ có thể để con tự xách những túi đồ nhẹ của con, tự cất đồ chơi khi chơi xong, tự thay giầy dép, tự mặc quần áo.. rồi dần dần là tự lau dọn bàn ăn khi ăn xong, tự dọn dẹp bàn ghế khi học xong…những công việc vừa với sức của trẻ và như vậy có thể giúp trẻ tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

    Khi trẻ đã quen với những việc nhỏ thì chúng ta sẽ khuyến khích trẻ làm những công việc khó hơn, dần dần như vậy trẻ sẽ dần trở thành những đứa trẻ độc lập hơn, tự tin hơn. Như vậy trẻ có thể tự làm bất cứ việc gì mà không cần người lớn làm giúp.

    Nếu các bậc phụ huynh chú ý rèn luyện cho con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên con cũng có thể chủ động tích cực trong mọi việc mà không cần dựa dẫm vào bố mẹ. Thực tế hiện tại chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều trẻ được bố mẹ quá bao bọc, thậm chí làm giúp trẻ mọi việc khiến trẻ lớn lên mà vẫn không thể tự làm được bất cứ việc gì kể cả việc vệ sinh cá nhân cũng cần bố mẹ giúp hoặc là nhắc nhở mãi cũng không thấy tự làm.

    Chúng ta thật khó có thể thấy một đứa trẻ ở Mỹ lên 5 mà vẫn dựa vào bố mẹ trong mọi việc nhưng chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp những đứa trẻ Việt ở tuổi vị thành niên nhưng vẫn cần bố mẹ nấu ăn cho và nếu bố mẹ không ở nhà thì nhịn đói vì không biết phải làm gì. Như vậy việc rèn cho con tính tự lập là điều hết sức quan trọng trong việc thành công của một đứa trẻ về sau, tránh sự ỷ nại và dựa dẫm vào người khác của trẻ. Hãy để trẻ tự xác định tương lai của mình!

    Nguồn: wedowegood-school.edu.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi luonghuumanh
    Đang tải...


Chia sẻ trang này