Khác: để làm mẹ bạn cần biết:

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi hatvung, 3/10/2010.

  1. hatvung

    hatvung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Mang thai là niềm hạnh phúc của bạn và chồng bạn. Ðứa con mà các bạn hằng mơ ước sẽ. phát triển trong bụng mẹ khoảng chín tháng. Sự kiện đáng yêu này sẽ mang lại cho các bạn niềm hạnh phúc nhưng đồng thời người mẹ cũng có thể gặp một số khó khăn. Người ta thường chia cả quá trình có thai thành ba giai đoạn:

    *

    Ba tháng đầu: Trứng đã được thụ tinh làm tổ và lớn dần, các cơ quan, bộ phận của thai nhi được hình thành trong thời kỳ này. Có thai là một yếu tố hoàn toàn mới mẻ cho cơ thể người mẹ, đồng thời với sự xuất hiện của bào thai các chất nội tiết trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi, vì vậy bạn thường nhận thấy ốm nghén hay một số dấu hiệu khác.
    *

    Ba tháng giữa: Trong thời kỳ này thai nhi đã có đủ tất cả các bộ phận và bắt đầu có những chuyển động. Cơ thể người mẹ cũng đã quen dần với sự thay đổi của việc mang thai nên ốm nghén giảm đi và cân nặng của người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi.
    *

    Ba tháng cuối: Thai nhi tiếp tục phát triển và thường chuyển động thay đổi tư thế. Kích thước thai lớn dần gây chèn ép cho cơ thể người mẹ.

    KHI CÓ THAI BẠN NÊN TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

    Khi có thai bạn NÊN:

    *

    Ði khám thai sớm khi bạn biết mình có thai; Nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn tháng trong thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần vào ba tháng cuối ; Nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không, và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết bạn sẽ đẻ thư­ờng hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ). Vì vậy trong những lần đi khám thai vào ba tháng cuối bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để chọn nơi sinh thích hợp. (Nếu bạn được dự báo là sẽ đẻ khó thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn nên sinh ở một cơ sở y tế có đủ các phương tiện cấp cứu).
    *

    Tiêm vac xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ hai hoặc thứ ba). Tiêm vắcxin sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặc sau khi sinh là uốn ván. Vắcxin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân bạn.
    *

    Nên nhớ rằng bạn cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình mà còn vì sự phát triển của con bạn. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá, sữa và trứng; và bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng). Bạn không nên kiêng ăn những thức ăn mà bạn vẫn thường ăn trước khi có thai.
    *

    Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp ba bình thường, vì vậy phụ nữ có thai thư­ờng hay bị thiếu máu. Ðể tránh thiếu máu, bạn cần ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh.
    *

    Mỗi đêm nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Nghỉ ngơi đủ để bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ như mỗi ngày nằm nghỉ một giờ vào buổi trưa.
    *

    Tắm rửa thường xuyên để giữ gìn thân thể sạch sẽ.
    *
    [​IMG]
    Ðể tạo điều kiện cho nuôi con bằng sữa mẹ sau này, bạn nên tự chăm sóc vú từ khi đang có thai bằng cách lau rửa đầu vú nhẹ nhàng hàng ngày. Một số ít phụ nữ có núm vú ngắn dẹt hoặc lõm vào trong. Nếu bạn có núm vú lõm như vậy thì nên bóp và kéo núm vú nhẹ nhàng dần dần ra phía ngoài. Bạn nên làm như vậy vài phút mỗi ngày để con bạn sau này bú mẹ được dề dàng hơn.
    *

    Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày.
    *

    Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp.
    *

    Tiếp tục có quan hệ tình dục nếu bạn còn ham muốn, như­ng bạn nên chọn những tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái.

    Khi có thai bạn KHÔNG nên :

    *

    Nhấc hoặc mang vác những vật nặng có thể gây sẩy thai. Mọi người trong gia đình nên giúp đỡ phụ nữ có thai làm những việc nặng.
    *

    Dùng thuốc tây y, hoặc thuốc đông y không có ý kiến của bác sĩ, nữ hộ sinh hiểu biết về thai nghén có thể có hại cho thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
    *

    Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể sẽ gây ra những viêm nhiễm bên trong.
    *

    Không nên giao hợp nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối.
    *

    Uống rượu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đứa trẻ.
    *

    Hút thuốc lá hoặc hít thờ không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân.
    *

    Các chất ma túy có thể gây sẩy thai, dị dạng thai nhi hoặc thai chết l­ưu
    *

    Tiếp xúc với những chất hóa học như thuốc nhuộm tóc thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ sẽ có hại cho thai nhi và chính bản thân bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hatvung
    Đang tải...


  2. hochoi_lamme

    hochoi_lamme Thành viên mới

    Tham gia:
    9/10/2010
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: để làm mẹ bạn cần biết:

    cảm ơn ! bạn đã có bài viết trên nhé , mình cũng sắp làm mẹ rồi đây , hồi hộp quá đi .
     
  3. me_yeu_cuty

    me_yeu_cuty Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/10/2010
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: để làm mẹ bạn cần biết:

    Bạn có bài viết thật hữu ích đấy, many thanks!
     

Chia sẻ trang này