Thông tin: Đi Tìm Lời Giải Cho Bài Toán Nấm Miệng Ở Bệnh Nhân Hiv

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Mileva278, 18/8/2021.

  1. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Suy giảm miễn dịch do HIV thường khiến người bệnh dễ bị tấn công bởi nhiều mầm bệnh, trong đó có nấm Candida tại khoang miệng. Vì vậy, nấm miệng được coi là nỗi đau đầu chung của cộng đồng người mắc căn bệnh này. Điều trị nấm miệng ở bệnh nhân HIV không dễ và đòi hỏi thực hiện liên tục không ngừng.

    Mục lục bài viết [Hiện]

    1. Đặc điểm nấm miệng ở bệnh nhân HIV
    1.1. Nguyên nhân gây nấm miệng ở bệnh nhân HIV
    [​IMG]

    HIV là căn bệnh gây bởi loài virus cùng tên, làm hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để các sinh vật cơ hội trong cơ thể phát triển và gây bệnh. Nghiên cứu của Bộ Y tế Indonesia năm 2007 đưa ra kết luận:

    • 80.8% bệnh nhân HIV bị nấm miệng do loài nấm Candida.
    • 40.1% bệnh nhân HIV bị lao phổi do trực khuẩn Tuberculosis.
    • Ngoài ra, bệnh nhân HIV còn đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng toàn thân bởi các loài: Cytomegalovirus (28.8%), Toxoplasma Ensefalitis (1.2%), PCP (13.4%)….
    Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nấm miệng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng suy giảm miễn dịch ở người bệnh. Trong nhiều trường hợp, đây còn được coi là triệu chứng giúp phát hiện sớm HIV ở những người bình thường.

    Candida albicans là nguyên nhân chính gây nấm miệng ở bệnh nhân HIV. Vì vậy, mục tiêu điều trị nấm miệng là phải tiêu diệt được loài nấm này.

    1.2. Biểu hiện nấm miệng ở bệnh nhân HIV
    Nấm miệng ở bệnh nhân HIV thường có các biểu hiện:

    • Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
    • Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ, đặc biệt khi ăn những thức ăn quá cứng.
    • Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng.
    • Cảm giác như ngậm bông trong miệng.
    • Khô da, nứt nẻ khóe miệng.
    • Mất vị giác, ăn không ngon, vị giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được mùi vị đích thực.
    Triệu chứng nấm miệng ở bệnh nhân HIV thường nặng do sức đề kháng suy giảm. Khi điều trị, nấm miệng rất khó khỏi do không được sự hỗ trợ của các bạch cầu miễn dịch tự nhiên. Thậm chí, nếu không xử lý đúng cách, nấm còn có nguy cơ lan khắp cơ thể, gây tình trạng nhiễm nấm toàn thân.

    2. Cách chữa nấm miệng ở bệnh nhân HIV
    2.1. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
    [​IMG]

    Súc miệng là biện pháp đơn giản nhất để xử lý nấm miệng tại nhà cho người bệnh HIV. Do tình trạng miễn dịch suy giảm, dung dịch dùng súc miệng phải có tác dụng diệt nấm đủ mạnh, giúp loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh. Ngoài ra, do tính mỏng manh, dễ bị kích ứng của niêm mạc miệng, dung dịch sát khuẩn phải lành tính, dịu nhẹ, không gây kích ứng. Chuyên gia y tế đã tổng kết 5 tiêu chí của dung dịch súc miệng dùng cho người bệnh HIV:

    • Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt 100% nấm Candida trong khoang miệng.
    • Hiệu quả nhanh, giúp tình trạng bệnh mau chóng cải thiện.
    • Không gây khô, xót, kích ứng khoang miệng trong mỗi lần dùng.
    • An toàn, không gây tác dụng phụ đến sức khỏe.
    • Được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành.
    Dựa trên các tiêu chí này, người bệnh có thể tự mình lựa chọn dung dịch súc miệng phù hợp. Hiện nay, những sản phẩm được lưu hành rộng rãi trên thị trường gồm có: Dizigone, T-B, Listerine…

    2.2. Dùng thuốc kháng nấm
    Với nhiều người bệnh HIV ở giai đoạn cuối, nấm miệng thường rất nặng và khó cải thiện. Vì vậy, bên cạnh việc súc miệng hàng ngày, người bệnh phải được điều trị kết hợp bằng thuốc kháng nấm.

    Thuốc trị nấm miệng thường ở dạng viên ngậm hoặc viên uống. Nếu nấm vẫn khu trú trong khoang miệng, người bệnh chỉ cần dùng thêm viên ngậm clotrimazole. Khi nấm đã lan xuống toàn thân, bệnh nhân bắt buộc phải uống thuốc theo chỉ định:

    • Viên uống fluconazole: dùng khi bị nhiễm nấm thực quản hoặc toàn thân.
    • Viên uống Itraconazole : dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp thông thường khác.
    [​IMG]

    Trong những trường hợp nhiễm nấm rất nặng, đe dọa tới tính mạng, người bệnh sẽ được tiêm/truyền thuốc kháng nấm Amphotericin B. Việc dùng thuốc kháng nấm phải được tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua và dùng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân vẫn cần súc miệng để tối ưu hiệu quả điều trị nấm.

    3. Một số lưu ý khi chữa nấm miệng ở bệnh nhân HIV
    3.1. Bổ sung lợi khuẩn
    Lợi khuẩn có vai trò thiết lập cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Vì vậy, người bệnh HIV thường được khuyên bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ cải thiện tình trạng nấm.

    Cách hiệu quả nhất để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống. Nguồn thức ăn chứa lượng lợi khuẩn dồi dào nhất là: sữa chua, phô mai, dưa muối… Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.

    [​IMG]

    3.2. Tăng cường dinh dưỡng
    Dinh dưỡng luôn được coi là nền tảng để bồi đắp lên một cơ thể khỏe mạnh. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sức đề kháng của người bệnh sẽ cải thiện đáng kể, có khả năng chống chọi tốt hơn với bệnh tật. Với những người bệnh HIV bị suy giảm miễn dịch, việc tăng cường sức khỏe qua dinh dưỡng càng phải được đề cao.

    Theo viện dinh dưỡng trung ương, chế độ ăn phù hợp nhất cho người HIV phải đầy đủ cả 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

    3.3. Xây dựng lối sống lành mạnh
    Lối sống lành mạnh được định nghĩa bằng cách xây dựng thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu. Trong đó, những thói quen tốt bao gồm: ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ… Những thói quen xấu cần được loại bỏ là: hút thuốc, uống rượu, ngủ muộn, hay cáu gắt…

    4. Dizigone – Hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân HIV bị nấm miệng
    Loại bỏ nấm Candida là mục tiêu hàng đầu khi điều trị nấm miệng ở bệnh nhân HIV. Dựa trên nhu cầu đó, dung dịch sát khuẩn – súc miệng Dizigone đã ra đời, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người HIV bị nấm miệng.

    Thành phần chính có trong Dizigone là các chất oxy hóa mạnh, diệt nấm theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên. Vì vậy, Dizigone đảm bảo an toàn khi sử dụng, nhưng vẫn tối ưu được hiệu quả trị nấm. Thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ KHCN chứng nhận Dizigone tiêu diệt 100% nấm Candida CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Vì vậy, đây là lựa chọn được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để súc miệng trị nấm.

    [​IMG]

    Cách sử dụng dung dịch Dizigone cho bệnh nhân HIV:

    • Súc miệng 2-3 lần/ngày bằng dung dịch Dizigone.
    • Giữ dung dịch trong khoang miệng tối thiểu 30 giây, không cần súc lại bằng nước.
    • Có thể dùng kết hợp các thuốc trị nấm khác để tăng hiệu quả điều trị nấm miệng.
    Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách trị nấm miệng, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

    Tham khảo: Cách điều trị nấm miệng – Mayoclinic
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mileva278
    Đang tải...


Chia sẻ trang này