Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ptn2406, 24/11/2018.

  1. ptn2406

    ptn2406 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/2/2017
    Bài viết:
    1,773
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    103
    Bệnh ung thư tác động đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày ở bệnh nhân theo các cấp độ rất khác nhau phụ thuộc loại ung thư, di căn hay chưa di căn, xâm lấn tại chỗ hay hạch vùng, tình trạng dinh dưỡng cơ bản của bệnh nhân, phương pháp điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị), giai đoạn điều trị, đáp ứng của khối u với điều trị.

    Nhu cầu năng lượng, nhu cầu và tỉ lệ các chất dinh dưỡng hàng ngày được tính toán dựa trên các công thức theo chuyển hóa cơ bản thông thường. Cần theo dõi và điều chỉnh liên tục để duy trì cân nặng ở mức hợp lý nhất.

    Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư gần giống với chế độ ăn bình thường của họ. Cho ăn đầy đủ chất bột đường và chất đạm, giảm chất béo và gia vị không cần thiết, không ăn đồ hộp, không ăn các thức ăn chế biến sẵn như thức ăn nhanh.

    Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ như rau quả, thực phẩm ngũ cốc thô như gạo lứt, bánh mì đen, khoai củ... Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất bằng rau củ quả tươi. Nếu không cung cấp đủ năng lượng bằng các thức ăn thông thường, có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng sau các bữa ăn chính hay dùng vào các bữa phụ.

    Các thay đổi về dinh dưỡng và ăn uống trong giai đoạn trị liệu tích cực là nhằm cải thiện cảm quan về dinh dưỡng cho bệnh nhân để hỗ trợ về tâm lý và giảm bớt các tác dụng khó chịu của trị liệu. Chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nhiễm khuẩn cũng như các yếu tố sinh ung thư trong thực phẩm. Cần thực hiện:

    Chọn thức ăn lạnh, nguội, tránh thức ăn nóng trong trường hợp có sự thay đổi vị giác, khứu giác cũng như bị đau rát miệng, hầu, họng, thực quản do điều trị hay do nhiễm trùng.

    Không nên ăn thức ăn sống, cứng, thô, chiên giòn, nướng giòn. Nên chế biến thức ăn một cách đơn giản. Nên nấu mềm, cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, xay nhỏ thức ăn.

    Phải chia nhỏ các bữa ăn, 9-10 bữa/ngày. Các bữa phụ xen kẽ các bữa chính trong ngày sao cho đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày. Làm như vậy có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói. Bữa ăn sáng nên chiếm năng lượng khẩu phần cao nhất trong ngày, chiếm khoảng 1/3 tổng năng lượng hàng ngày.

    Nên tránh thức ăn có mùi, vị mạnh. Tránh thức ăn có vị chua ở bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa.

    Nấu vừa đủ ăn. Nên ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến. Chỉ dùng thực phẩm đã được nấu chín hoặc đã được tiệt trùng kỹ bằng ôzôn (rau xanh, trái cây tươi).

    Nên bổ sung vitamin và các khoáng chất vi lượng ở bệnh nhân có chán ăn và suy kiệt với liều nhu cầu hàng ngày. Bổ sung vitamin C và kẽm liều cao hơn ở bệnh nhân có vết thương lớn, hay bị nhiễm trùng huyết.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ptn2406
    Đang tải...


  2. thoitrangglamor

    thoitrangglamor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/4/2014
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Thông tin rất hữu ích. Cảm ơn bạn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này