Thông tin: Dinh dưỡng cho giai đoạn ăn dặm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi thanhnhan11111984, 26/8/2009.

  1. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Thưa bác sĩ, lần đầu làm mẹ em không khỏi bối rối trong việc chăm sóc con. Em không biết khi nào có thể cho bé ăn dặm và ăn dặm như thế nào để đảm bảo sự phát triển cho bé. Xin bác sĩ giải đáp giúp.




    Trả lời:


    Việc ăn dặm nên được tiến hành từ từ bằng cách thay dần các bữa bú bằng bột cháo… Bạn cần lập trình một chế độ dinh dưỡng thật hoàn hảo để đảm bảo cho trẻ sự phát triển tốt nhất và phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng. Tránh cho ăn dặm đột ngột vì dễ làm cho trẻ bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng ăn.


    Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ:


    Từ 4 đến 6 tháng tuổi


    Trong giai đoạn này, phải khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất. Không nhất thiết phải cho trẻ ăn thêm trong thời gian này.


    Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể cho trẻ ăn những món ăn mềm, ninh nhừ và loãng. Ví như có thể cho bé ăn nước cháo loãng hay ăn thêm các loại hoa quả đã nghiền nát. Hay đậu lăng cũng là món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa.

    Các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ ăn những món ăn đặc khi từ 6 tháng tuổi trở lên, để bảo vệ sự an toàn cho hệ tiêu hóa.


    Lưu ý: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em trong giai đoạn này có thể tiêu hóa và hấp thu những loại rau, củ quả có màu vàng hay da cam dễ dàng hơn nhiều so với những loại có màu xanh đậm.


    Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm:


    - Có chứa Gluten (có trong bột mỳ, lúa mạch đen và các món ăn chế biến từ lúa mạch như bánh mỳ, bột mỳ, mỳ ống, bánh bít cốt và yến mạch).

    - Trứng

    - Cá hay các loại hải sản

    - Các sản phẩm chế biến từ đậu tương

    - Quả Kiwi

    - Mật mong

    - Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, dâu tây.

    - Bơ

    - Thịt gà hay thịt lợn

    - Muối


    Từ 6 đến 9 tháng tuổi


    Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm sau:


    - Các loại rau củ quả (nhưng lưu ý rằng bé phải không bị dị ứng với chúng). Giai đoạn này bạn có thể cho trẻ ăn cả những loại trái cây mà trước đó bé không được ăn như cam quýt, dâu tây, kiwi.

    - Yến mạch và những thực phẩm có chứa nhiều gluten khác. Tránh những loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ


    - Trứng chín kỹ


    - Bơ đậu phộng và lạc (nhưng cần lưu ý vì trẻ rất dễ bị hóc nên cần xay nhỏ lạc).


    - Thịt gà


    - Cá


    - Thịt gia súc như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu


    Lưu ý: Tốt nhất nên cho trẻ ăn thịt gà trước khi cho ăn các loại thịt khác.


    Không nên cho bé ăn những loại thực phẩm như:

    - Mật ong.

    - Muối.

    - Thịt cá mập, cá kiếm, cá maclin (vì trong chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao)

    - Sữa dê và sữa cừu.

    - Không nên cho bé ăn pho mát khi nó đã rữa và chảy mềm.


    Từ 9 đến 12 tháng


    Có thể bổ sung cho trẻ những nhóm thực phẩm như trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, nên tăng cường chất xơ và thức ăn có thể cắt miếng vì khi đó bé đã mọc răng và có thể tự nhai.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thanhnhan11111984
    Đang tải...


  2. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Cách tập cho trẻ ăn dặm

    Con bạn đã bắt đầu nhìn thòm thèm những miếng ăn bạn đưa từ bát lên miệng? Bé đã biết chộp những mẩu thức ăn trên mâm? Nếu vậy, đã đến lúc bạn có thể tự nhủ tập cho bé ăn dặm được rồi.


    1. Đầu tiên phải đảm bảo trẻ đã sẵn sàng. Các bác sĩ khuyên rằng nên chờ cho bé khoảng 4-6 tháng tuổi để giới thiệu những món ăn cứng cho bé. Khoảng thời gian này bé cũng có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc thay đổi món ăn. Bé sẽ ngồi vững, có thể nhặt các đồ vật nhỏ. Bé hứng thú với những gì trên bàn ăn. Mỗi trẻ đều khác nhau, nên cần phải nhìn ra dấu hiệu sẵn sàng của bé, thay vì tự quyết định một khoảng thời gian mập mờ.

    2. Tập dần dần. Bạn và bé có rất nhiều thời gian để khám phá thế giới thực phẩm mới này. Hãy cho bé bắt đầu với những lượng thức ăn thật nhỏ (có thể là một nửa thìa). Dần dần tăng số lượng cho đến khi bé ăn được một phần tư bát hoặc hơn thế.

    3. Sữa mẹ và sữa bột vẫn được ưu tiên hàng đầu trong năm đầu của trẻ. Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu trong năm đầu đời của trẻ, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bình đầy đủ trước khi bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm khác.

    4. Không có một tiêu chuẩn, định mức nào trong việc ăn dặm của bé. Sở thích của bé cũng như tiền sử bị hen suyễn hoặc dị ứng trong gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với những thức ăn dành cho bé, và cả thời điểm tập ăn.

    5. Chuẩn bị tư tưởng cho một bãi chiến trường. Rất nhiều đồ ăn của bé sẽ xuất hiện trên quần áo và sàn nhà. Đó là điều không thể tránh khỏi, vì vậy hãy mặc phù hợp cho bé.

    6. Chỉ giới thiệu một đồ ăn mới mỗi tuần. Thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn món mới là vào buổi sáng. Khi đó sẽ dễ quan sát các dấu hiệu dị ứng như mẩn đỏ, chảy nước mũi, nghẹn, quấy khóc hay đau bụng. Hãy chú ý các phản ứng nghiêm trọng. Nếu có cần trao đổi ngay với bác sĩ.

    7. Hãy đón chờ sự thay đổi trong phân của bé. Khi bạn cho bé ăn những thực phẩm rắn thì bạn cũng sẽ nhìn thấy sự khác biệt trong màu, độ rắn của phân của con bạn. Điều đó hoàn toàn bình thường. Bạn sẽ còn có thể nhìn thấy những mẩu thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong bô.

    8. Nhớ rằng con bạn có chiếc bụng rất bé và chỉ thích hợp với những bữa ăn thật nhỏ trong ngày, chứ không phải 3 bữa lớn.

    9. Theo dõi các đầu mối của bé. Nếu bé không thích món ăn nào, hoặc là không đói, thì đừng ép. Sẽ không có vấn đề gì nếu cho bé nghỉ ăn dặm vài ngày và quay lại với sữa. Điều quan trọng là khiến mỗi bữa ăn là một dịp vui vẻ.

    10. Biến bữa ăn thành một dịp giao lưu. Cho bé ngồi cùng mâm với gia đình để bé có thể tận hưởng không khí ăn chung thân mật của cả nhà. Trẻ em rất thích sự tương tác như thế.

    Những món ăn dành cho bé theo tháng

    4-6 tháng

    Con bạn ban đầu có thể thích quả và rau có vị ngọt. Tuy nhiên, nên bắt đầu cho bé bằng những món ăn có nhiều sắt. Khoai tây nghiền nấu kỹ hoặc chuối chín sẽ phù hợp. Chúng dễ tiếp nhận hơn và ít gây táo bón.



    Chuối chín, nghiền nát, táo xay
    Khoai tây, bí ngô, cà rốt nghiền nát và nấu chín
    Lê chín nghiền nhuyễn
    Cháo, súp, canh loãng

    6-9 tháng

    Lượng sắt của con bạn sẽ bắt đầu giảm vào khoảng thời gian này. Hãy cho bé ăn thịt nạc, hay thịt gà nâu để tăng cường lượng sắt mà không gây táo bón.
    Gạo, ngũ cốc dành cho trẻ
    Cháo xay nghiền
    Rau xanh nghiền nhừ
    Đỗ xanh, đậu lăng, trộn với sữa bột hoặc sữa chua
    Trái cây nghiền nát
    Đậu phụ nhừ, sữa chua, pho mát
    Thịt gà xay kỹ
    Nước trái cây nguyên chất (không có nước cam hay dâu)

    9-12 tháng

    Ở khoảng thời gian này trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và thích cầm nhặt thức ăn. Đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn bằng tay. Bạn có thể thấy trẻ thích ăn miếng hơn là ăn bột.
    Ngũ cốc dành cho trẻ
    Khoai tây nghiền
    Cháo xay
    Rau xanh thái miếng nhỏ hoặc nghiền nát
    Trái cây mềm cắt miếng nhỏ
    Thịt xay hoặc cắt miếng nhỏ nấu chín
    Đỗ xanh, đậu lăng nấu nhừ
    Đậu phụ nghiền hoặc cắt miếng nhỏ
    Sữa chua, pho mát
    Nước trái cây nguyên chất (không dùng nước cam hay dâu)

    Những thức ăn trẻ nên tránh

    - Mật ong không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nó có thể gây ngộ độc.

    - Nước cam hay quả mọng không nên cho bé uống khi chưa được 1 tuổi.

    - Đường, chất làm ngọt, muối hay gia vị không cần thiết và không nên cho vào đồ ăn của bé.

    - Củ cải đường, củ cải trắng, rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn. Chúng có quá nhiều nitrate đối với một đứa bé.

    - Thực phẩm chiên rán

    - Những thực phẩm dễ gây dị ứng, không dùng khi bé chưa được 1 tuổi hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào tiền sử gia đình, bao gồm:
    Sữa bò
    Lúa mì
    Ngô
    Trứng
    Thịt lợn
    Lạc
    Cà chua
    Hành
    Quả mọng
    Cam và nước cam
    Đậu nành
    Cá, tôm, cua, sò, ốc
    Gia vị
    Chocolate - Những thức ăn dễ gây nghẹn, nên chờ cho đến khi bé 3 tuồi, bao gồm:
    Lạc
    Miếng bơ to
    Miếng xúc xích to
    Quả nho
    Bỏng ngô
    Đồ ăn cứng dễ vỡ thành mảnh lớn

    Lời khuyên giúp bé an toàn khi ăn

    1. Không bao giờ rời mắt khỏi bé

    2. Không cho thìa của bé vào miệng bạn. Việc dùng chung dụng cụ ăn uống có thể khiến bé bị sâu răng.

    3. Khi đã mở hộp đồ ăn của bé, hãy cất phần còn lại vào tủ lạnh ngay lập tức.

    4. Không lưu giữ đồ ăn thừa của bé.

    5. Bỏ các thực phẩm đã để trong tủ lạnh quá 3 ngày.
     

Chia sẻ trang này