3 tháng đầu: Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi matong, 27/7/2012.

  1. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng.

    Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu
    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
    • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
    • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
    • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
    • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

    Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
    • Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
    • Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
    • Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
    • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
    • Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
    • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
    • Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
    • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
    • Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
    • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
    • Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

    Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
    Những gì nên tránh?
    • Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
    • Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
    • Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
    • Tránh ăn mặn khi mang thai
    • Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
    • Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
    • Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
    • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
    • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
    • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi matong
    Đang tải...


  2. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Nước dừa được coi là đồ uống ‘vàng’ cho bà bầu nhưng với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì không thực sự tốt.
    Những ai không nên uống nước dừa?
    Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
    [​IMG]
    Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
    Ngoài ra, những người sau không nên uống nước dừa: người mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh, người mới ốm dậy. Những người bị bệnh trĩ, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên uống nước dừa và các sản phẩm từ dừa vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.

    Nước dừa - đồ uống “vàng” cho bà bầu


    Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối. Dưới đây là những lợi ích của nước dừa với bà bầu:

    Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thoả cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.

    Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

    Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.

    Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

    Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

    Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.
    Các cách chế biến nước dừa

    Uống trực tiếp: Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.

    Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.

    Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.

    Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ nước dừa thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa...

    Lưu ý khi uống nước dừa

    Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.

    Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh.
     
  3. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Bổ sung canxi cho người sắp làm mẹ

    Tuyệt chiêu bổ sung cho người sắp mang thai:

    Khi còn nhỏ bạn được cha mẹ cho uống nhiều sữa bò, vì sữa có thể tăng cường xương cốt, làm răng chắc khỏe…Còn khi sắp làm mẹ làm thế nào để bổ sung đủ canxi cho cơ thể mình và cơ thể trẻ?

    - Khi nấu mì liền, làm bánh mạch hoặc một số thực phẩm ngũ cốc khác có thể thêm chút sữa bò ít chất béo.

    - Khi nấu canh có thể cho thêm chút bột sữa chất béo thấp để tăng gia vị.

    - Chọn acid lac tíc chất béo thay thay thế cho bơ..

    - Mỗi ngày uống ít nhất 1 cốc sữa bò, hình thành thói quen tốt này, khi ăn cơm bên ngoài nên tăng thêm chút sữa và uống ít nước có gas.

    [​IMG]


    Tác dụng của canxi

    Những người mang thai từ 7 – 9 tháng nhu cầu cần thiết canxi vô cùng lớn, vì xương cốt trẻ lúc này phát triển nhanh nhất. Canxi cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ do người mẹ hấp thụ.

    Đối với trẻ, canxi không chỉ giúp cho sự phát triển của trẻ và tăng cường dinh dưỡng, đồng thời còn có tác dụng sau đối với người mẹ:

    - Các chứng bệnh phụ khoa giảm thấp. Nghiên cứu phát hiện phụ nữ mỗi ngày hấp thụ 1200 mg sẽ giảm thấp các triệu chứng bệnh phụ khoa hơn phụ nữ khác.

    - Chuyên gia phát hiện thời gian mang thai là thời kỳ tốt nhất cho sự phát triển xương cốt. Trước tiên bạn nên hấp thụ đủ canxi, cơ thể của bạn mới bài tiết các hóc môn giúp tăng cường xương cốt.

    Bổ sung canxi thế nào cho đủ?

    Người bình thường mỗi ngày bổ sung 1000 mg canxi, nhưng phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú mỗi ngày cần hấp thụ 1200 -1400 mg canxi. Nếu bạn lo lắng không cung cấp đủ canxi, có thể đi hỏi tư vấn của bác sỹ, không nên bổ sung quá liều lượng canxi tùy tiên. Vì canxi quá lượng có thể hút hết các chất khoáng trong cơ thể, gây ra bí đại tiểu tiện hoặc gây nguy hiểm cho thận.
     
  4. thanhwang

    thanhwang NHÀ CUNG CẤP YẾN SÀO

    Tham gia:
    8/3/2012
    Bài viết:
    985
    Đã được thích:
    220
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Em thấy mấy chị trên này bảo ún nc dừa thì sinh con trắng lắm, k biết đúng k nhỉ?
     
  5. mebebin3

    mebebin3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    1,333
    Đã được thích:
    918
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Nước dừa tốt cho nước ối mà lại :D
     
  6. shopbaubixinh

    shopbaubixinh Banned

    Tham gia:
    26/7/2012
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Hồi mẹ em mang bầu e, nghe nói là uống nước dừa tốt thế là uống nước dừa thay nước lọc luôn. Và kết quả là đẻ ra e đen thui à :)) Sau này mới biết là trong nước dừa có chất đó ảnh hưởng đến sắc tố da. Nhưng mà từ bé đến giờ e ít ốm đau lắm :))
     
  7. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Mẹ này nói thế nào í chứ. Làm j có chất j gây đen da baby trong bụng mẹ được
     
  8. heovuitinh

    heovuitinh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    802
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Có nhiều mẹ kháo nhau rằng uống nước dừa gây dư ối. Tuy nhiên, mình xin đính chính lại, hôm qua mình đi khám bs Kiều Dung, là giảng viên tại đh Y Dược TP HCM, mình bị phát hiện dư ối và có hỏi lại bs có phải kiêng nước dừa ko? Có phải uống nước dừa nhiều gây dư ối ko? Bs trả lời rằng nước dừa và dư ối ko liên quan gì tới nhau cả. Các mẹ đừng lo sợ quá nha. Tuy nhiên, đúng như mẹ chủ top nói, nước dừa chỉ nên uống 1 trái/ngày thôi, đừng uống nhiều quá :)
     
    matong thích bài này.
  9. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Chuẩn ko cần chỉnh luôn. Uống 1 trái/ngày là ok. mà các mẹ nên chú ý thời điểm uống nhé. KO UỐNG LÚC VỪA ĐI TRỜI NẮNG VỀ, KHÔNG UỐNG LÚC ĐÓI, KO UỐNG TRƯỚC KHI ĐI NGỦ...
     
  10. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Nước và tác dụng tuyệt vời của nó với bà bầu

    Uống nước mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8 ly nước). Ngoài nước lọc, chị em có thể uống kèm nước trái cây, nước rau cũng đều rất tốt. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của nước với bà bầu:
    Nước giúp cung cấp chất dinh dưỡng đến thai nhi
    Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để chất dinh dưỡng bạn hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể đến được với thai nhi? Câu trả lời là nhờ có nước. Nước tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết vận chuyển đến các tế bào, đồng thời vận chuyển vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất, kích thích tố đến các tế bào máu. Những chất dinh dưỡng trong tế bào máu sẽ được chuyển đến nhau thai để nuôi dưỡng em bé. Tất cả đều được sự hộ trợ bởi nước.
    Nước giúp vận hành hệ tiêu hóa
    Không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và đến thai nhi, nước cũng giúp vận hành hệ tiêu hóa, đào thải cặn bã trong cơ thể bạn. Uống đủ nước sẽ giúp việc đi tiểu tiện, đại tiện của bạn thuận lợi và đúng quy trình khoa học. Việc uống đủ nước trong thời gian mang thai cũng giúp mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ mắc viêm đường tiế niệu – một căn bệnh phổ biến trong thời gian mang bầu.

    Nước giúp cơ thể thoải mái
    Nước giúp hệ thống làm mát trong cơ thể vận hành hiệu quả và phân tán nhiệt dư thừa (ở dạng mồ hôi). Lợi ích này cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau đầu khi mang thai.
    Tốt cho da
    Khi mang thai, da thường có xu hướng xấu đi và bạn biết không, nước chính là cứu cánh đấy. Uống đủ nước sẽ giúp cải thiện sắc tốt da, giảm các nguy cơ bị ngứa, rạn, khô và mụn trứng cá khi mang thai. Nước cũng làm làn da bà bầu mịn màng hơn vì vậy đừng từ chối một cốc nước bất cứ khi nào trong ngày bạn nhé!
    Nước giảm nguy cơ phù nề
    Phù nề là chứng bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu cho rằng việc uống nhiều nước khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nhưng trên thực tế lại ngược lại. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein…
    Thời gian biểu uống nước khoa học trong ngày
    Bạn cần lưu ý không đợi đến khi khát mới uống mà uống theo thời gian biểu dưới đây:
    6h30 – 7h: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một cốc 250ml ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.

    Phụ nữ mang thai nên phân chia thời gian uống nước cho hợp lý.
    8h – 9h: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
    11h: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
    13h: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
    15h – 16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.
    17h: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.
    21h – 22h: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.
     
    lananh_t88 thích bài này.
  11. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Tư thế ngủ đúng cách cho bà bầu

    Trong suốt thai kỳ, cảm giác buồn ngủ luôn xâm chiếm bạn nhưng mà bạn thường hay bị thức giấc. Điều này có liên quan tới vị trí ngủ của bạn. Những vị trí nằm thông thường bây giờ trở thành kẻ thù trong giấc ngủ mà bạn chẳng thể hiểu vì sao lại thế.

    Vị trí nằm nghiêng khi ngủ được các chuyên gia khuyến khích thai phụ sử dụng.
    Bởi vì đơn giản, cơ thể bạn đang có những thay đổi và chúng sẽ làm phiền bạn vào ban đêm. Những phiền toái mà bạn có thể gặp phải khi ngủ là:

    - Bụng bạn đang ngày càng to nên và nó rất nặng.

    - Đau lưng.

    - Ợ nóng.

    - Thở ngắn, khò khè.

    - Và gây lên chứng mất ngủ khi mang thai.

    http://anh.*********/upload/news/2009-08-02/tu-the-ngu-mang-thai1.jpg

    Bạn nên nằm nghiêng.​


    Có thể nói vị trí nằm nghiêng SOS (sleep on side) luôn là tư thế ngủ tốt nhất cho thai phụ. Nằm nghiêng về phía bên trái sẽ giúp bạn tăng lượng máu và dinh dưỡng tới nhau thai và thai nhi. Ngoài ra để được thoải mái, bạn có thể kê một chiếc gối ở phía đầu gối.

    Vị trí này rất tốt để ngăn ngừa chứng đau lưng. Bạn kê một chiếc gối phía dưới bụng, đảm bảo những cơn đau lưng sẽ biến mất.

    Nếu bạn bị chứng ợ nóng làm phiền vào ban đêm, bạn có thể kê cao cơ thể của mình lên.

    Tuy nhiên, bạn cũng không nên nằm mãi một tư thế. Hãy thường xuyên thay đổi tư thế sẽ tốt hơn rất nhiều.
    http://anh.*********/upload/news/2009-08-02/tu-the-ngu-mang-thai3.jpg

    Thỉnh thoảng thay đổi tư thế sẽ bớt đau lưng hơn.

    Bạn không nên ngủ ở tư thế nào?

    Nằm ngửa: Đây chính là nguyên nhân gây ra đau lưng ở bạn, kèm theo thở dốc, lượng máu lưu thông kém, có thể gây ra bệnh trĩ.

    Nằm sấp: Chiếc bụng của bạn lồ lộ như thế và tại sao bạn có thể nằm sấp khi cả cơ thể nặng nề của bạn đè lên thai nhi? Vì thế mà việc nằm sấp tuyệt đối không nên.
     
    ngoisaonhoxiu thích bài này.
  12. lananh_t88

    lananh_t88 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/10/2011
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nước và tác dụng tuyệt vời của nó với bà bầu

    Thông tin của Mẹ rất hữu ích, cảm ơn mẹ nó nhé
     
    matong thích bài này.
  13. lananh_t88

    lananh_t88 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/10/2011
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Chưa bầu em cũng thèm uống nước dừa rồi. Thế này em uống hàng ngày cũng được
     
    matong thích bài này.
  14. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Khi mang thai, cần tiêm phòng bệnh gì?

    Trước và trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tiêm phòng những bệnh gì là vấn đề được rất nhiều chị em thắc mắc.

    Tiêm chủng trước và trong thời gian mang thai là việc làm quan trọng để giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi ra đời có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh.

    Tuy nhiên, tiêm chủng những bệnh gì và tiêm vào thời gian nào thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ được. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
    Trước khi mang thai:
    • Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
    • Viêm gan B:Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
    • Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
    • Cúm: Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

    Trong khi mang thai:

    • Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
    • Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa Cúm ( từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm kế ) Cúm khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

    Lưu ý khi tiêm chủng

    - Cần tránh thai an toàn trong khoảng thời gian quy định cho từng loại vắc xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ và theo dõi quá trình phát triển thai nhi chặt chẽ.

    - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nên tiêm uốn ván trước khi mang bầu. Khi mang đa thai hay có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vắc xin phòng uốn ván sớm hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.

    Để giảm cảm giác sưng tấy, đau, ngứa sau khi tiêm uốn ván, bạn hãy lấy
    muối chườm lên khu vực nốt tiêm.

    - Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận,... cần có tham vấn bác sỹ trước khi tiêm phòng các bệnh trên.

    - Để giảm cảm giác sưng tấy, đau, ngứa sau khi tiêm uốn ván, bạn hãy lấy muối chườm lên khu vực nốt tiêm; cắt 1 lát chanh tươi đắp lên hoặc dùng nước nóng chườm.

    Gợi ý địa chỉ tiêm phòng:

    Tại thành phố Hồ Chí Minh

    - Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3.

    - Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1.

    - Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.

    Tại Hà Nội

    - Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.

    - Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.

    - Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.

    - Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198 )

    - Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.
     
  15. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Nước và tác dụng tuyệt vời của nó với bà bầu

    Các mẹ hãy chú ý việc uống nước trong thời điểm bầu bí đó nha. Đừng chủ quan
     
  16. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa

    Bạn chưa bầu bí cũng chỉ nên uống 1 trái/ngày. Uống nhiều dễ đầy bụng và lạnh bụng đó bạn ạ
     
  17. matong

    matong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/1/2011
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    83
    Mẹ bầu hiểu gì về độ mờ da gáy?

    Các chị em bầu thường rỉ tai nhau rằng đến tuần 11-13 thai kỳ là phải đi đo độ mờ da gáy để biết được em bé có nguy cơ bị down hay không. Trên thực tế các mẹ có hiểu cặn kẽ về độ mờ da gáy?

    Bộ nhiễm sắc thể bình thường của con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX là nữ và XY là nam). Khi có thêm một nhiễm sắc thể gọi là lệch bội (trisomy) sẽ gây các bất thường. Đa số các bất thường về nhiễm sắc thể nặng sẽ dẫn đến sảy thai, nhưng một số trường hợp thai nhi sống với những dị tật bẩm sinh nặng nề.

    Hội chứng Down là hội chứng chậm phát triển tâm thần vận động, thường đi kèm các bệnh lý khác như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp… vì vậy người bị hội chứng Down là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chẩn đoán hội chứng Down phải bằng tế bào học di truyền vì 95% các trường hợp là dư một nhiễm sắc thể 21 ( trisomy 21), 2% ở dạng khảm và 3% chuyển đoạn Robertson.

    Trisomy 18 - hội chứng Edward là tình trạng dư một nhiễm sắc thể 18, trẻ sinh ra có các biểu hiện: đầu nhỏ, hàm nhỏ, các bệnh lý về thận, bệnh lý tim mạch, thiểu năng tâm thần, nhẹ cân, hai bàn tay nắm chặt.

    Trong thai kỳ, với sự phát triển của ngành chẩn đoán tiền sản sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể, các dị tật bẩm sinh để có kế hoạch chấm dứt thai kỳ nếu bất thường quá nặng, hoặc theo dõi chuẩn bị cho chương trình điều trị ngay sau sinh.
    [​IMG]
    Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 - 13 tuần. (ảnh minh họa)​

    Chẩn đoán xác định các bất thường về di truyền phải dựa vào sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối, hoặc sinh thiết mô…đều là các thủ thuật xâm lấn có nguy cơ tổn thương cho thai nhi, gây sẩy thai, nhiễm trùng bào thai. Dó đó, một loạt biện pháp không xâm lấn dùng để sàng lọc (không phải là chẩn đoán) được thực hiện để tìm xem mỗi đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao hay nguy cơ thấp. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiến hành thủ thuật xâm lấn để chẩn đoán xác định.

    Các xét nghiệm không xâm lấn sẽ được thực hiện tùy từng tuổi thai và sẽ kết hợp nhiều yếu tố để nâng cao giá trị sàng lọc:

    - Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 - 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ).

    Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.

    Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22) các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol). Xét nghiệm này được thực hiện để xác định nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và các khiếm khuyết ống thần kinh. Với kết quả 1/200 thì nguy cơ trisomy 21 là 60% nếu mẹ dưới 35 tuổi và 75% nếu mẹ trên 35 tuổi. Với kết quả 1/100, nguy cơ thai nhi bị trisomy 18 cao gấp 99-100 so với thai nhi có kết quả thấp hơn. Nhưng không phải các trường hợp nguy cơ cao đều là thai nhi bất thường.
     
  18. taodo2011

    taodo2011 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    24/10/2011
    Bài viết:
    4,196
    Đã được thích:
    1,061
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mẹ bầu hiểu gì về độ mờ da gáy?

    Mình cũng không hiểu nhiều về vấn đề này, Nhưng biết độ dầy da gáy cao thì không nên sinh bé, có một mẹ đồng nghiệp của mình cũng phải bỏ vì độ dầy da gáy của bé cao hơn bình thường.
     
  19. namhangthung

    namhangthung foodsach.com-0945555333

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    13,511
    Đã được thích:
    2,645
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Mẹ bầu hiểu gì về độ mờ da gáy?

    Hôm nay mới được mở mang đầu óc hi hi
     
  20. phamchieunghi

    phamchieunghi Mẹ Chiêu Nghi

    Tham gia:
    5/6/2010
    Bài viết:
    4,206
    Đã được thích:
    1,729
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nước và tác dụng tuyệt vời của nó với bà bầu

    mình ngày nào cũng uống 2-2,5l nước lọc bỏ tủ lạnh, chưa tính các loại nước giải khát khác và canh súp v.v...ko uống là thấy khó chịu sao sao ý...mà mỗi tội uống căng bụng thằng ku nó cứ đạp binh binh :p
     
    matong thích bài này.

Chia sẻ trang này