Em nhận thấy mặc dù bạn bè của em cho con đi học đàn piano, violin nhiều nhưng thấy thời gian học rất lâu, mà không thấy con chơi được bài nào sau thời gian dài. Thật ra việc này em thấy cũng rất phụ thuộc vào bố mẹ, và không phải mình cứ đóng tiền học rồi cho con học là xong nhiệm vụ các mẹ ạ. Bài viết này nói khá đúng quan điểm của em, các mẹ tham khảo nhé! Khi các mẹ biết rằng cô nhỏ 6 tuổi nhà em đã học violin được 3 năm, ánh mắt của họ thay đổi một chút, đặc biết là các mẹ có con đang học nhạc cụ. 2 câu hỏi đầu tiên bật ra ngay lập tức là: “Con thích học không?” và “Làm sao em dỗ được con tập luyện?”. Câu hỏi của các mẹ thường thể hiện sự lo lắng, vì họ hoặc là đã gặp khó khăn trong việc bảo ban con luyện tập, hoặc họ đang nhớ lại tuổi thơ chán nản của chính họ. Và họ đỡ căng thẳng khi em trả lời vâng, cô nhỏ nhà em thực sự thích chơi đàn – và vâng, nhiều khi dỗ con tập cũng là một vấn đề khá lớn. DỖ CON TẬP NHẠC NHIỀU KHI CŨNG KHÓ – NHƯNG LÀ VẪN PHẢI LÀM Nhiều khi dỗ con tập thoải mái và nhẹ nhàng lắm. Cô nhỏ nhà em cực kì tự hào với những gì cô nhỏ tìm được cách chơi cái gì mới, và con cũng thích khoe với mọi người những gì con đã tập được. Nhưng em phải công nhận là vào những ngày khó khăn, em cảm giác mình có thể trở thành một bà mẹ đáng sợ – hóa thành “mẹ sư tử” để dạy con. Cao giọng với con? Đã làm rồi. Dọa tước đi đồ chơi và phần thưởng? Cũng có. Đập cửa và khóc? Thì cũng có luôn. (Mặc dù phần này thường là cô nhỏ chứ không phải em ạ hehe). Vậy bài viết này sẽ về một kĩ năng dạy trẻ mà hiện tại em vẫn đang cố gắng hoàn thiện, và những gì cần có để việc luyện tập nhạc trở nên hiệu quả. Luyện tập thường xuyên là cách xây dựng kỉ luật bản thân, điều mà còn quan trọng hơn chính việc học nhạc – đây là một kĩ năng rất tích cực cho sự hài lòng bản thân mà có thể quyết định cuộc sống của con sau này có thành công hay không (em có “mẹ sư tử” ở đoạn trên quá không nhỉ hì) Có điều, tự tạo động lực cho bản thân không phải là điều sinh ra đã có ở hầu hết các trẻ, vậy nên trách nhiệm của bố mẹ là tạo ra các cách tích cực, vui vẻ và hiệu quả để luyện tập, như một cách để con có thể tự tạo động lực cho mình sau này. ĐẶT RA MỤC TIÊU CHO TỪNG PHẦN CỦA BUỔI LUYỆN TẬP Có một mục tiêu rõ ràng cho mỗi phần của buổi luyện tập là nguyên tắc cơ bản nhất, dù con có luyện tập trong vòng 5 phút hoặc vài tiếng một ngày. Bạn Mỹ Dương cùng phố nhà em là một nhạc công Violin 20 tuổi, giờ đang theo học Nhạc viện, bật mí cho em nguyên tắc luyện tập đầu tiên của bạn ấy là viết ra những mốc mục tiêu: “Đặt ra mục tiêu, có trách nhiệm với nó và tạo ra một lộ trình luyện tập mà em có thể tự hào” “Cách duy nhất em thấy hiệu quả trong nhiều loại bài luyện tập – từ độc tấu đến hòa tấu trong một dàn giao hưởng – là có một kế hoạch được định trước,” bạn Dương tiếp tục chia sẻ “Ví dụ, em có thể quyết định dành thời gian phần đầu tiên của buổi tập để khởi động, phần thứ hai để luyện tập kĩ những đoạn nhạc khó trong bài côngxectô của em, phần thứ ba em dành cho việc chơi qua phần của em trong dàn giao hưởng, phần thứ tư em luyện tập một chút trong bài hòa tấu và phần cuối cùng em ôn lại các đoạn nhỏ mà em đã luyện tập trong ngày. Bằng việc có một kế hoạch, em có thể tận dụng tối đa thời gian của mình, chuyển qua lại rất nhiều loại nhạc, tránh việc luyện tập không có định hướng hoặc cứ cầm đàn lên chơi lung tung.” Cách làm của bạn Mỹ Dương cũng có thể áp dụng cho những người chơi nhạc trẻ và ít kinh nghiệm hơn. Là một phụ huynh hướng dẫn con cách tập luyện, mục tiêu của mình trong một phần của buổi tập 5 hay 10 phút có thể chỉ là giúp con chơi được 1 hoặc 2 ô nhạc thôi. Điều này cũng làm cho việc tập một đoạn nhạc dài mới trở nên đỡ đáng sợ hơn. “Cách luyện tập tốt là cách luyện tập có định hướng”, bạn Anh Hùng nhạc công piano 16 tuổi nói “Mọi người vẫn hay nói để tạo ra một người xuất chúng cần 10000 giờ luyện tập” cậu ta quan sát được “nhưng tất nhiên đấy phải là 10000 giờ luyện tập chất lượng – 10000 giờ luyện tập có ý thức, tập trung và chi tiết làm cho một nhạc công trở nên giỏi hơn, không phải 10000 giờ đánh linh tinh.” TẠO RA PHẦN THƯỞNG CHO NỖ LỰC CỦA CON Một số mẹ ở trong nhóm phụ huynh của em đã nghĩ ra một số trò chơi độc đáo để khích lệ con tập nhạc. Mẹ Hà, mẹ của nhạc công Violon 20 tuổi Ngọc Liên, đã nghĩ ra một cách thú vị để việc tập luyện của con đỡ chán. “Chị mua hạt đậu trắng và một hộp màu về, và cả nhà cùng tô màu sao cho hạt đậu trông rực rỡ nhất có thể” chị Hà nói “sau đó chúng tôi “trả đậu” cho mỗi lần luyện tập của bé. Cách này cũng khá hay – chúng tôi không bao giờ hết đậu để trả cho bé cả! Mỗi 15 phút luyện tập đáng giá một số hạt đậu nhất định, và mỗi bé có thể tiết kiệm đậu, đổi đậu hoặc dành đậu cho những cái chúng thích. Nhà chị có một danh sách giá cho mỗi phần thưởng như Lego, vé đi xem hòa nhạc, hay một buổi đi picnic cuối tuần. Cái hay nằm ở chỗ mong muốn của trẻ được liên hệ trực tiếp đến giá trị ưu tiên của mỗi gia đình. Và trẻ từ đó đã tự mong muốn luyện tập nhạc!” Mẹ cũng có thể biến việc luyện tập của con thành những trò chơi nhỏ. Mẹ Thúy Hiền, giáo viên giảng dạy Violin, có con là nhạc công Cello Hải Nam, có một cách nhanh gọn để tránh tình trạng “phá bài cho xong” của con. Mẹ Hiền gọi đây là “bài luyện tập 3 nghìn đồng.” “Em có thể đặt 3 đồng xu 1 nghìn đồng sang trái của giá để nhạc,” mẹ Hiền giải thích. “con chơi đoạn nhạc con cần tập một lần, nếu đúng, con có thể lấy một đồng xu để sang bên phải giá để nhạc. Nếu con chơi lại và lại đúng, con lại để 1 đồng xu nữa sang bên phải. Nếu con chơi lại và sai một nốt nhạc hay lỡ một nhịp, tất cả 3 đồng xu lại phải được để lại sang bên trái. Con bắt buộc phải chơi được đoạn nhạc đúng cả ba lần liên tiếp để giữ được cả 3 đồng xu.” Em đã thử cách của mẹ Hiền với cô nhỏ nhà em, và cô nhỏ cực kì thích thú. (sau một thời gian, một cách đỡ tốn kém hơn có thể là sử dụng Zuki gắn được vào giá để nhạc của con, mà em được giáo viên giới thiệu mua – và cách này cũng là một bước tiến lớn trong việc dỗ con tập nhạc luôn!) Một số cách khác em đã thử và thấy khá hiệu quả: Thay vì cất đàn đi cẩn thận sau mỗi ngày luyện tập, nhà em luôn để đàn và cây vĩ ở ngoài (tất nhiên là ở một nơi an toàn) để cô nhỏ nhà em đi qua lại có thể đi ngang qua, nhìn thấy và chơi bất cứ khi nào con muốn. Với cách này, cây đàn cũng dễ lấy như cuốn sách hay món đồ chơi. Ở cuối của buổi luyện tập, nhà em cố gắng để một chút thời gian cho con chơi đàn theo cách con thích, tự ứng tấu theo ý mình. Cô nhỏ cũng thích chơi cùng các thể loại nhạc nhà em bật trên băng đĩa, và em nghe thấy cũng rất thích các mẹ ạ! CON TỪ 12 TUỔI TRỞ LÊN, NHIỆM VỤ CỦA BỐ MẸ LẠI KHÁC Nhưng khi con đủ lớn, cha mẹ cần chuyển trách nhiệm của việc tập luyện sang “nhạc sĩ” nhí. Mẹ Giang Nguyễn, mẹ của nhạc công công-tơ-bass Tú Trần xuất hiện tại …, nói rằng khi con lớn, bản chất của việc luyện tập nhạc phải thay đổi, và vai trò của mẹ cũng vậy: “Việc tập nhạc nên được đi qua nhiều giai đoạn bởi vì đó là phương pháp Suzuki, trong đó yêu cầu sự tham gia của cha mẹ từ khi con sinh ra đến 10 tuổi. Mỗi tối nhà mình thiết kế buổi tập cho đến khi hai đứa nhỏ khoảng 12 tuổi. Khi đó, con tự chủ trong việc tập nhạc của mình.” “Trước khi lên 10 hay 11 tuổi, trẻ cần nhận thức được điều gì chúng cố gắng thì sẽ nhận được thành quả. Những gì cha mẹ cố gắng, không làm chúng nhận được gì cả.” nhạc công piano Vũ Thanh nói “Để con tập đến khi nào còn có thể tập trung được hoặc con cảm thấy vẫn đang đạt được điều gì đó. Thậm chí một cách tốt hơn là đặt ra mục tiêu, như là “Con muốn con chơi được đoạn nhạc này trước khi con kết thúc buổi luyện tập hôm nay.” Với các bạn mới tập, 10 phút tập trung là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Khi lớn hơn, các học sinh nghiêm túc và kinh nghiệm hơn có thể nói chúng muốn học 10 dòng nhạc, và có thể 40 phút luyện tập tập trung có thể đủ.” - Nguồn: https://hocgiday.com/ -