Thông tin: Đồ dùng không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình khi chăm bé

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi ngỗng nhỏ, 6/5/2013.

  1. ngỗng nhỏ

    ngỗng nhỏ Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/4/2013
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Sức đề kháng của trẻ con thường yếu nên khó có thể tránh khỏi những lúc ốm đau, hay những bệnh về mũi họng, sốt, ho… Những lúc như vậy thì những vật dụng cần thiết như cặp nhiệt độ, máy xông mũi họng, các thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý,… đều nên có trong tủ thuốc gia đình cũng như là đồ dùng gia đình.

    1. Nhiệt kế
    [​IMG]

    Các bé có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến sốt như moc răng, tiêm vắc xin, hay do thay đổi thời tiết đột ngột,… Chính vì vậy, nhiệt kế luôn là liệt kê số 1 để các bà mẹ phải lưu tâm.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Thông thường, các bà mẹ hay dùng nhiệt kế thủy ngân nhưng nó có nhiều hạn chế như phải đặt tối thiểu vào nách bé là 3 phút, và cần cẩn trọng khi đo, tránh việc gây vỡ vì thủy ngân trong nhiệt kế dễ làm bé bị ngộ độc rất nguy hiểm. Ngoài ra, với các bé nhỏ ( bé dưới 1 tuổi), để đo cho các bé này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì bé khó tính và hay cựa quậy khi đo làm cho bố mẹ khó đo hơn.

    Chính vì vậy, ngoài loại nhiệt kế truyền thống này, hiện nay có thêm dòng nhiệt kế điện tử, giá bán đắt hơn nhưng lại an toàn, dễ sử dụng, thời gian đo nhanh chỉ trong vòng 1s, chính xác đến 0,01 độ.

    Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các dòng sản phẩm có thương hiệu và đạt được sự tin cậy đối với người dùng như: nhiệt kế điện tử Omron, nhiệt kế điện tử Terumo, nhiệt kế điện tử Microlife,…

    2. Nước muối sinh lý ( muối biển sinh lý – NaCl 9%)
    [​IMG]

    Muối biển sinh lý có rất nhiều tác dụng khác nhau. Các mẹ có thể sử dụng để nhỏ mắt, nhỏ mũi và vệ sinh mũi họng cho bé…

    Nước muối sinh lý rất tốt và cần thiết cho các bé nhưng khi bé không có vấn đề gì về đường hô hấp thì mẹ cũng không nên lạm dụng. Mẹ chỉ nên nhỏ nước mũi cho bé một lần mỗi tuần, hoặc nhỏ sau khi bé đi đến những chỗ bụi bặm. Lúc này, nước muối sinh lý có tác dụng giúp cho tấm thảm nhầy vận chuyển dễ dàng các chất bẩn ra ngoài.

    Ngoài các cách thông thường các mẹ có thể sử dụng máy xông khí dung để vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý. Máy khí dung( máy xông mũi họng) là sản hữu ích cho bé cũng như mọi thành viên trong gia đình bạn. Điều trị hữu hiệu các bệnh mà bé thường mắc phải như viêm họng, các bệnh viêm mũi, xoang, viêm phế quản co thắt , viêm phế quản, phổi, hen suyễn,… một cách hiệu quả và không gây phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa như việc điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Với công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, máy dễ sử dụng, an toàn và vệ sinh, máy xông khí dung là luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho gia đình bạn.

    Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.


    3. Thuốc hạ sốt

    [​IMG]

    Với những dấu hiệu sốt trên 38,5 độ, các bậc phụ huynh cần cho con em mình uống thuốc hạ sốt nhanh chóng. Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Với trẻ lớn có thể cho uống dạng viên nén hoặc thuốc bột pha đều với nước. Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn). Trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Nếu viên thuốc bị mềm, hãy cho vào tủ lạnh khoảng vài phút để cho cứng trở lại trước khi sử dụng. Dùng tay đút viên thuốc vào hậu môn, chiều sâu khoảng 1-2,5 cm. Nếu đút không đủ sâu, viên thuốc có thể bị rơi ra ngoài.Cách sử dụng và liều lượng dùng đều được ghi ở vỏ hộp/bao thuốc. Liều lượng dùng thuốc tỷ lệ thuận với cân nặng của bé.

    Khi bé sốt cao, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể cho bé thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử. Tầm 2h/lần. Nếu không hạ sốt, cần đưa bé đến ngay bệnh viện để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

    Còn với những trẻ sốt nhẹ, dưới 38 độ C, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, chưa cần uống hạ sốt vội mà chỉ cần cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, nằm ở phòng thoáng khí, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.

    3 đồ dùng nêu trên đều cần phải có để chăm sóc bé một cách tốt nhất. Ngoài ra bạn nên bổ sung như miếng dán hạ nhiệt, xịt muối biển, thuốc chống hăm.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngỗng nhỏ
    Đang tải...


  2. Mebodaivuong

    Mebodaivuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/11/2010
    Bài viết:
    1,350
    Đã được thích:
    287
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Đồ dùng không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình khi chăm bé

    Các mẹ nên có thuốc hạ sốt đút hậu môn cho con, những bé sốt do viêm họng thì nên đút vì khi uống các bé rất dễ trớ.
    Còn nếu sốt kèm tiêu chảy thì nên uống
     
  3. ngỗng nhỏ

    ngỗng nhỏ Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/4/2013
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Đồ dùng không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình khi chăm bé

    Tác hại của việc lạm dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn

    [​IMG]

    Nhiều ông bố bà mẹ, con cứ sốt là dùng thuốc nhét hậu môn vì luôn suy nghĩ rằng thuốc sốt hậu môn sẽ an toàn hơn thuốc hạ sốt bằng đường uống vì không bị hại dạ dầy mà không biết được rằng thuốc sốt nhét hậu môn cũng có tác dụng phụ.

    Cứ theo thông lệ, cứ con sốt là chị Ngọc(Cầu Giấy – Hà Nội) dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho con của mình. Đều đặn ngày 3 lần, bé hạ sốt nhưng lại bị tiêu chảy. Chị Ngọc lo lắng và cho con đi khám thì mới biết rằng đây là tác dụng phụ của thuốc hạ sốt nhét hậu môn.

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thì khi trẻ bị sốt không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất khi trẻ sốt nên đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế điện tử rồi cho trẻ uống thuốc hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng chỉ nên đặt vài lần.

    Nếu đặt thuốc hậu môn cho trẻ vài ngày mà trẻ có triệu chứng đi ngoài thì cần dừng ngay. Bởi đặt thuốc trong trạng thái trẻ đi ngoài thuốc sẽ không có tác dụng do thuốc bị đào thải ngay ra ngoài, thậm chí còn có nguy cơ gây ngộ độc, kích thích tại chỗ.

    Bố mẹ có thể dùng nhiều loại nhiệt kế điện tử để đo cho trẻ nhưng nên chọn loại nhiệt kế phù hợp. Khi trẻ sốt cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên( trung bình tầm 2h/lần).

    Thân nhiệt trẻ em không cố định, dao động từ 36,5 – 37,5 độ là bình thường. Trên 37,5 độ là đã biểu hiện sốt nhẹ và trên 38,5 độ là sốt cao.

    Nhưng không phải cứ thấy trẻ nóng đầu, sốt nhẹ là cho uống thuốc ngay. Mà lúc đó các bậc phụ huynh cần xử lý như cho trẻ ở không gian thoáng khí, mặc cho trẻ bộ đồ rộng, thoáng, lau người, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, để ý nếu trẻ có mồ hôi phải lau ngay. Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt thường có tác dụng 15-30 phút sau khi uống.

    Thuốc hạ sốt đặt hậu môn chỉ nên dùng đối với trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy thì có thể dùng thuốc nhét hậu môn.

    Tuy nhiên, hoàn toàn không nên lạm dụng thuốc đặt hậu môn vì có thể gây tác dụng phụ như ngộ độc do quá liều, kích thích tại chỗ, dùng lâu ngày có thể gây viêm trực tràng. Vì thế, nên uống thuốc thay thế đặt càng sớm càng tốt cho sức khỏe của trẻ.
     
    Sửa lần cuối: 31/5/2013

Chia sẻ trang này