Đọc Vị Ngôn Ngữ Của Trẻ Trong Bữa Ăn

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Option1 Healthcare, 8/3/2019.

  1. Option1 Healthcare

    Option1 Healthcare Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    1,613
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ dưới 3 tuổi thường sử dụng ngôn ngữ hạn chế để diễn đạt. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, việc diễn đạt ngôn ngữ thường rơi vào trạng thái khá stress cho cha mẹ và người chăm sóc. Hiểu được các biểu hiện của bé, cha mẹ có thể đáp ứng tốt hơn. Nhà giáo dục Pam Leo cho biết: “Chúng ta không thể làm trẻ tự thay đổi hành vi tốt hơn nếu chúng ta làm trẻ cảm thấy không được hiểu và tôn trọng”

    Trong hướng dẫn thực hành ăn dặm cho cha mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng Anh rất chú trọng trong việc giáo dục cha mẹ hiểu “ngôn ngữ ăn uống của trẻ”. Nếu bỏ qua yếu tố bệnh lý như viêm vùng răng miệng, khó nuốt và chậm vận động, một số biểu hiện của trẻ trong lúc ăn có thể mang nhiều thông điệp cho cha mẹ biết về những gì bé đang mắc phải và cần sự hỗ trợ và tôn trọng của cha mẹ. Một số hành vi ngôn ngữ được ghi nhận bởi 2 giáo sư là GS. Chator và GS. Ganiban:

    NGÔN NGỮ SỐ 1: CẮN MỘT HOẶC VÀI MIẾNG RỒI DỪNG

    Cách cha mẹ nên hiểu: Trẻ không hứng thú với loại thức ăn đó. Điều này có 2 nguyên nhân:

    1. Cấu trúc không phù hợp

    Biểu hiện này thường đi kèm với việc thích ăn các thức ăn có cấu trúc khác.

    Giải pháp: Xem lại bài cấu trúc thức ăn theo độ tuổi để thay đổi đúng. Cấu trúc thức ăn của trẻ không phụ thuộc vào bé có bao nhiêu răng mà phụ thuộc vào sự phát triển của não bộ và cơ vận động nhai.

    2. Không thích loại thức ăn nào đó

    Nếu tiền sử cha mẹ cũng kén ăn thì đây là 1 bản sao của cha mẹ vì những nghiên cứu gần đây cho thấy việc biếng ăn ở trẻ cũng liên quan đến gen di truyền.

    Giải pháp: Cho trẻ nhiều lựa chọn để chọn. Bữa ăn có 2 – 3 món để trẻ lựa chọn. Cha mẹ đóng vai trò làm mẫu tập ăn cho trẻ. Khi trẻ 3 tuổi thì cho ngồi vào bàn ăn cùng gia đình để trẻ có thể nhìn mọi thành viên ăn để tự điều chỉnh

    baby ngon ngu cua tre.jpg

    NGÔN NGỮ SỐ 2: KHÔNG TẬP TRUNG VÀO THỨC ĂN

    Trẻ có biểu hiện đòi trèo ra ghế hoặc đòi bồng đi chơi hoặc trẻ thường thích xem cái này cái kia. Có ăn nhưng ít và dễ chuyển sang cái khác. Nhiều cha mẹ cho là bé thiếu tập trung

    Cách cha mẹ nên hiểu về ngôn ngữ này: Trẻ không biết là đang ăn hay đang chơi. Trẻ cho rằng ăn là 1 phần của trò chơi. Trẻ từ 8 – 18 tháng đều có thể giao tiếp theo cách này

    Giải pháp: Bắt trẻ ngồi một chỗ là chuyện không thể làm được. Nếu trẻ muốn chơi thì bạn có thể chơi với trẻ khi ăn. Tìm trò chơi có thể bỏ được dễ dàng về sau. Con thú, con siêu nhân, khay đá, cái vòng, cái bánh xe lăn qua lăn lại có tiếng kêu do cơ học,… đó là những trò chơi dễ từ bỏ về sau. Đồ chơi điện tử, điện thoại, ipad, máy tính, TV và đi rong là cái mà không thể bỏ được dễ dàng về sau, do đó, cha mẹ nên tránh. Nguyên tắc chọn là không có điện tử và đèn nhấy lấp lánh. Có thể vừa chơi vừa đút bé ăn. Nhưng khi đút bé ăn mẹ nên hướng việc ăn là để con có năng lượng chơi tiếp. Làm điều này sẽ làm trẻ không bị mất tập trung hoặc ăn vô thức

    NGÔN NGỮ SỐ 3: ĐỘT NHIÊN KHÔNG ĂN MÀ KHÔNG CÓ LÍ DO CỤ THỂ NÀO

    Cách cha mẹ nên hiểu:

    1. Trẻ cảm thấy việc ăn là nhàm chán (điều này rất dễ xảy ra ở tâm lý trẻ nhỏ)

    Giải pháp: Thay đổi thời gian cho trẻ ăn. Trẻ nhỏ thì giới thiệu món ăn theo cách khác như mọi bữa trẻ được ăn. VD: Trẻ ăn cơm, mẹ có thể cho trẻ ăn mì thay thế

    2. Trẻ bất an/suy nghĩ một chuyện gì đó, dẫn đến cảm giác “no”.

    Nhiều cha mẹ dễ bỏ qua vì nghĩ trẻ quá nhỏ để suy nghĩ. Nhưng khoa học chứng minh các hình ảnh đi qua và lưu lại ở não trẻ lớn nhiều lần so với người lớn

    Giải pháp:

    Trẻ lớn: Hỏi thử khi trẻ có biểu hiện buồn ánh mắt và cố tránh khi nhìn vào mắt bạn hoặc hỏi bạn với những câu hỏi với tần suất rất nhiều. Nếu may mắn được trẻ trả lời, thì bạn nên ngồi lắng nghe và trấn an bé khi cần

    Trẻ nhỏ: Thay vì cho bé ăn đúng giờ như mọi ngày. Bạn có thể cho bé ăn trễ hơn 1 tiếng. Bạn có thể dành 60 phút này chơi 1 trò chơi hoặc trò chuyện cùng trẻ và bạn sẽ ngạc nhiên trẻ ăn lại sau đó

    NGÔN NGỮ SỐ 4: TRẺ DƯỜNG NHƯ KHÔNG BAO GIỜ ĐÓI

    Đây cũng là cách trẻ giao tiếp cho bạn biết với 2 cách hiểu

    1. Trẻ không muốn kết thúc giờ chơi quá sớm

    Bắt trẻ ngồi vào bàn và kết thúc trò chơi là cái mà mọi đứa trẻ đều nhanh chóng trả lời “Không bao giờ”. Đừng nghĩ thấy trẻ có chơi gì đâu mà hứng thú vậy. Trẻ có trăm nghìn trò chơi mà bạn không bao giờ biết được. Nằm lăn ra sàn với gối là đủ trẻ làm chục lần không chán hoặc đi vòng vòng quanh nhà cũng là trò chơi bất tận của trẻ. Nếu bạn dùng 1 cây bút và tờ giấy viết xuống các việc trẻ làm hằng ngày sẽ ngạc nhiên là trang giấy không còn chỗ trống nữa

    Giải pháp: Thay vì để trẻ tự chơi, cha mẹ có thể chủ động tạo trò chơi trong khoảng 1 tiếng trước bữa ăn cho trẻ, và trò chơi với quy định là kết thúc trong 20 phút và con sẽ đi ăn cơm và sau đó chơi tiếp. Việc này sẽ gặp vài khó khăn ban đầu là trẻ “không bao giờ” muốn kết thúc và sẽ không ăn. Nhưng, hành động bạn ngưng và tạo một cảm giác “mất hứng cần thiết” là điều quyết định thành công cho bữa ăn kế

    2. Trẻ không no vì được cho ăn vặt không hợp lý

    Đừng nghĩ cho trẻ ăn bánh kẹo này nọ cách nhau vài tiếng không có nghĩa là bé không bị no. Khoa học cho thấy: Ăn bánh kẹo hoặc ăn vô thức (Không biết đang ăn như ngồi vào bàn ăn) là làm trẻ tiêu hóa, hấp thu và sử dụng năng lượng kém hiệu quả hơn. Chính vì vậy trẻ sẽ cảm thấy ít đói hơn

    Giải pháp: Tốt nhất không cho trẻ ăn vặt, người lớn cũng đừng cho trẻ ăn thử món này món kia (VD thử nếm cafe, bánh bao, …). Tư tưởng cho trẻ ăn được miếng nào là “mập/bổ miếng đó” là không đúng khoa học. Khi năng lượng sử dụng đúng bữa thì dĩ nhiên bé sẽ đói và ăn bình thường

    baby ngon ngu an vat.jpg

    NGÔN NGỮ SỐ 5: NGẬM TRONG MIỆNG (KHÔNG HỨNG THÚ NHAI)

    Độ tuổi can thiệp là từ 12 tháng. Dưới 1 tuổi nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để có giải pháp chuyên biệt

    Biểu hiện của trẻ: Duy trì việc ngậm và khi mẹ bảo trẻ nhai thì trẻ nhai rồi lại ngậm (biểu hiện cấp 1). Nếu mẹ cố đút thêm thì trẻ há miệng bảo còn thức ăn (biểu hiện cấp 3) hoặc nhè (biểu hiện cấp 2)

    Cách cha mẹ nên hiểu: Trẻ muốn kéo dài bữa ăn vì trẻ đang biếng ăn nếu có cả biểu hiện cấp 1 và 2 hoặc 3. Trẻ muốn kéo dài bữa ăn, nhưng trẻ chưa biếng ăn, nhưng có khuynh hướng kén chọn lượng ăn khi trẻ chỉ có biểu hiện cấp 1 hoặc cấp 2

    Giải pháp:

    Trẻ có biểu hiện cấp 1 và cấp 2 hoặc cấp 3: Khi bạn bảo trẻ 2 lần để nhai mà trẻ vẫn duy trì biểu hiện cấp 1, bạn bảo trẻ nhả ra, không nhai nữa. Bạn đút bé muỗng thứ 2. Khi bạn bảo trẻ 2 lần để nhai mà trẻ vẫn duy trì biểu hiện cấp 1, bé chủ động có biểu hiện cấp 2 hoặc 3 thì bạn vẫn kêu bé nhả ra, và đút trẻ bằng cái muỗng nhỏ hơn. Cho trẻ thấy là cái muỗng là nhỏ hơn thiệt. Chọn muỗng sâu để lượng ăn 2 muỗng là giống nhau, nhưng hình thái muỗng là khác nhau. Đây là cấp độ có biếng ăn nên chịu khó kiên nhẫn làm nhiều lần. Những thất bại không có nghĩa là thất bại mà là nền tảng để có sự thành công cuối cùng

    Trẻ có biểu hiện cấp 1 hoặc cấp 2: Khi bạn bảo trẻ 2 lần để nhai mà trẻ vẫn duy trì biểu hiện cấp 1 hoặc cấp 2, bạn bảo bé nhè ra và dùng muỗng nhỏ như ở trên
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Option1 Healthcare
    Đang tải...


  2. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    hiiiii hay quá
     

Chia sẻ trang này