Đóng thuế và "quyền" của dân...

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Lan Hương, 30/5/2006.

  1. Lan Hương

    Lan Hương Yêu trẻ

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Đóng thuế và "quyền được biết" của dân...
    11:04' 29/05/2006 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Nghĩa vụ của một công dân sống ở bất kỳ đâu, một đất nước nào thì cũng đều phải đóng thuế cho nhà nước mà mình đang sinh sống, còn việc đóng nhiều hay ít tùy thuộc vào nền kinh tế của đất nước đó. Nhưng, điều quan trọng mà người dân muốn biết là số tiền đóng thuế hàng năm là bao nhiêu, nó đi đâu, làm gì và quyền lợi của người đóng thuế được chứng minh ra sao? Để người đóng thuế không mơ hồ với cảm giác mình bị bóc lột.


    Dân có nghĩa vụ phải đóng thuế cho Nhà nước và ngược lại Chính phủ cũng có nghĩa vụ phải công khai tiền đóng thuế và quyền lợi của dân.
    Trước khi chấp nhận đóng thuế cho nhà nước điều trước tiên mà người dân muốn là phải phù hợp với mức thu nhập của người chịu thuế. Mỗi người chịu thuế đều có nguồn thu nhập hoàn toàn khác nhau cho nên việc đóng thuế thu nhập cũng phải khác nhau. Để được công bằng cho mọi người chịu thuế thì Chính phủ phải công khai và định rõ từng mức thuế thu nhập sao cho phù hợp với mỗi cá nhân và mỗi gia đình.

    Lấy ví dụ về mức thuế cho người độc thân, người giàu, trung bình và người nghèo. Theo đó, mức thuế thu nhập 2triệu/tháng đến 3 tr/th là 8%. Trong đó 2% cho phường, 3% cho huyện và 3% cho tỉnh. Miễn thuế quốc gia; Người có thu nhập từ 3tr/th đến 5tr/th thi phải đóng mức thuế từ 20%. Chia 4% cho phường, 4% Huyện, 5% cho tỉnh và 7% cho quốc gia; người có thu nhập cao từ 5 triệu đến 10 triệu phải đóng mức thuế là 40%, tương tự từ 10tr/th đến 20tr/th mức thuế là 55%; người thu nhập cao từ 20tr/th đến 40tr/th thuế sẽ là 65%…

    Có như vậy thì mới giảm bớt khoảng cách giầu, nghèo và sự san sẻ từ người giầu cho người ghèo qua mức thuế thu nhập cao.

    Những người có gia đình sẽ được giảm thuế, nuôi người già, trẻ em, người tàn tật, hiến tặng, bảo trợ sẽ được giảm thuế. (kích thích sự tương trợ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách)

    Thuế hàng năm đóng vào cho nhà nước cần phải công khai số lượng và mục đích chi tiêu ngân sách được công khai rõ ràng và ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm chi tiêu và giám sát tiền thuế người dân đã đóng? Nếu không công khai thì tiền thuế của người dân sẽ chui vào túi quan nhà nước không ai biết cả. Người dân không yên tâm để đóng thuế.

    Một điển hình rất rõ thể hiện qua vụ PMU18 một cơ quan dưới sự giám sát của quốc tế qua những quốc gia tài trợ vậy mà vẫn tiêu tán hàng tỷ USD vào túi quan. Nếu tiền đóng thuế của dân không có một cơ quan nào do dân giám sát thì đố ai biết được tiền thuế mình đã đóng nó đi đâu.

    Mức thuế cần phải nêu rõ từng địa phương như là: thuế cho phường trong mục đích (trả lương bảo vệ , trật tự , làm vệ sinh sạch đẹp khu phố quỹ giúp đỡ người già và trẻ em), thuế cho huyện, tỉnh rồi đến thuế quốc gia, thuế an sinh xã hội là bao nhiêu phần trăm (%năm) tất cả điều được công khai và rõ ràng minh bạch từng khu vực một thì lúc bấy giờ người dân mới tự làm chủ và quyết định số tiền mình đã đóng thuế.


    Lợi ích của người đóng thuế là được hưởng những quyền lợi nơi công cộng. Miễn phí những dịch vụ như dạo công viên, giấy, xà bông và nước vệ sinh nơi công cộng. Nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát, bảo vệ và cấp cứu miễn phí. v.v.v…Nhân viên chính phủ phải phục vụ cho dân vì tiền thuế do dân đóng hàng năm. Dân có quyền đưa ý kiến đuổi việc nếu nhân viên chính phủ phục vụ không tốt, sách nhiễu và phạm nội qui phục vụ nhân dân. Người dân đóng thuế, người dân có quyền chọn người cơ quan đại diện cho dân kiểm tra các công trình như xây cầu, đường xá, công viên cây xanh v.v.v..

    Bên cạnh những lợi ích đó, đóng thuế nhiều cũng chứng minh mình là một công dân tốt có ích cho xã hội, khi vay tiền ngân hàng sẽ được tính lãi xuất thấp, thuê nhà ở hay thuê mặt bằng được dễ dàng hơn là người ít đóng thuế. Đóng thuế là điều chứng minh của thành quả lao động tốt của một công dân. Người đóng thuế nhiều sẽ được hưởng tiền hưu và phúc lợi khi về già sẽ cao hơn người đóng thuế ít.

    Hàng năm, chính phủ phải gởi một giấy báo về số tiền an sinh xã hội cho từng cá nhân chịu thuế và ghi rõ số tiền hàng năm đóng thuế tăng dân khi về già sẽ được hưởng là bao nhiêu theo mức thuế mà người chiu thuế đã đóng. Chính những lợi ích được chính phủ cập nhật hàng năm ghi rõ ràng như vậy sẽ là động lực đóng thuế cho mổi cá nhân và gia đình. Người dân thấu hiểu lợi ích của việc đóng thuế sẽ muốn đóng thuế ngày một nhiều hơn là trốn thuế.

    Nếu trốn thuế mà bị phát hiện thì mức thuế trốn (trong 7 năm) + phạt 30% (trong 7năm)+tiền lời 15% hàng năm (trong 7năm) như vậy sẽ làm giảm thiểu người trốn thuế. Tất cả mọi thứ đều công khai để trách tình trạng hối lộ cho cán bộ thuế. Phải có dịch vụ khai thuế giúp người dân kê khai thuế hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Có như vậy thuế thu về đúng kỳ hạn, không bị trễ, giảm thất thoát và tiền lời an sinh xa hội sẽ tăng nhiều hơn (vì quỹ an sinh xã hội sẽ được đem đi đầu tư được nhanh hơn thì đem tiền lời về cho người dân nhiều hơn)

    Tóm lại tiền đóng thuế của dân phải được chính phủ chi tiêu rõ ràng , công khai và mọi chi tiêu đều phải có giám sát, chất lượng, đúng người đúng việc. Có như vậy chính phủ mới được lòng dân. Nhân dân tin tưởng vào chính phủ và sẽ xem việc đóng thuế là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi một công dân ở đất nước mà mình đang sinh sống.


    Phạm Chí Quyết (Việt kiều Mỹ)

    Vietnam Net
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Lan Hương
    Đang tải...


Chia sẻ trang này