Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi medshopvn, 20/9/2013.

  1. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Khi sếp của bạn làm đổ sữa ra bàn, bạn phải dọn dẹp, bực lắm mà vẫn tươi cười: “Để đấy em lau cho ạ”. Còn với con thì bạn làm ầm lên...

    Tình cờ đọc được bài viết “Vì sao nhiều cha mẹ Việt hay đánh con?” và một số bài viết tương tự về việc đánh con, tôi cảm thấy bứt rứt không yên.

    Tôi đã từng học tập và làm việc tại Úc, Đức và Mỹ. Và tôi rất tự hào, ngưỡng mộ cách giáo dục của họ. Không biết có ai đặt câu hỏi tại sao trẻ các nước phương Tây có ý thức, có trách nhiệm, tự trọng và tôn trọng người khác không?

    Các nước phương Tây không ủng hộ việc đánh con chứ đâu có nói cha mẹ không cần giáo dục con? Có rất nhiều cách giáo dục mà còn hiệu quả và nghiêm khắc hơn việc đánh con nhiều. Giáo dục con mà không đánh con mới khó, chứ đánh con thì quá là dễ và đánh con mà không thỏa đáng thì còn phản giáo dục. Đánh con chỉ thể hiện sự bất lực của bố mẹ. (Xem thêm: Cha mẹ bất lực mới lột trần con, trói cột điện )

    Ai nói các nước phương Tây các con luôn an toàn, không có sự cám dỗ, không tệ nạn? Các con có phòng riêng, có máy tính riêng, nếu thích thì chơi điện tử lúc nào thì chơi, lên mạng thoải mái, các trang web đen rất nhiều. Với một cái click chuột thì hầu như cái gì cũng có thể mua được, đưa về tận nhà. Thậm chí, nhiều trường trung học có mạng lưới “phân phối” chất kích thích đến tận tay học sinh.

    Tôi muốn đặt ra một trường hợp như sau để phân tích về các cách xử lý: Con uống sữa không cẩn thận làm đổ cốc sữa xuống nhà. Các bạn sẽ làm gi?

    Cách 1: Nổi khùng lên, quát mắng, đánh cho con một trận và tự mình đi lau dọn nhà

    Cách 2: Bình tĩnh nói nhẹ nhàng với con: “Con đánh đổ sữa ra nhà mất rồi, dọn sạch đi con”

    Nghe qua thì các bạn thấy cảnh nào thường xảy ra hơn? Cách ứng xử nào khó làm hơn? Cách nào có phương pháp giáo dục tốt hơn? Câu trả lời sẽ đa dạng tùy vào quan điểm của từng người nhưng tôi xin phép phân tích theo cách của hầu hết các nhà giáo dục phương Tây nhé.

    Cách 1: Con thì bị đau, ấm ức, có thể mang tư tưởng chống đối, và nghĩ bạo lực là cách nên dùng để giải quyết vấn đề. Bố mẹ thì hả hê, vẫn mang cái mác vì thương con, giáo dục con trong khi thực ra là mình bất lực, chẳng biết làm gì ngoài lôi con ra trút giận. (Xem thêm: Ám ảnh suốt đời vì tuổi thơ bị ba ép uống sữa đến sặc)

    Cách 1 sẽ làm trẻ thấy mình tồi tệ, sao mình hậu đậu thế, chẳng làm việc gì ra hồn, bố mẹ đang rất buồn vì mình. Hoặc nghĩ thầm: “Đổ sữa thế đã cáu loạn lên, mẹ đi mà lau đi”.

    Cách này dạy trẻ không tôn trọng bản thân, không tôn trọng người khác, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu khả năng tự giải quyết vấn đề. Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tổn thương và tâm lý đối với trẻ sau này.

    Cách 2: Bố mẹ phải cố gắng giữ bình tĩnh để có phương pháp giáo dục hợp lý. Hiểu tâm tư, cái gì đằng sau hành động của con. Có lúc cần trao đổi với con với thái độ tôn trọng.

    Nếu muốn bạn cũng có thể nói thêm: “Con đổ sữa làm mẹ rất bực mình, mẹ đang phải thở thật sâu để không quát lên, đổ như thế rất tốn tiền mua, con không có sữa uống và bẩn nhà. Bây giờ con đi lau đi".

    Cách 2 dạy trẻ biết hậu quả tự nhiên của việc mình làm. Mình làm đổ thì mình không có sữa uống. Mình làm bẩn thì mình phải dọn.

    Con chưa khéo léo mà làm đổ, con không tập trung mà làm đổ, hay cá biệt vài trường hợp cố tình làm đổ xem phản ứng của mẹ như thế nào thì cũng có sao đâu. Mẹ vẫn rất yêu thương và tôn trọng mình. Ai chẳng mắc lỗi, mắc lỗi thì sửa lỗi thôi. Mình là người bình thường, mình có khả năng làm việc và biết sửa lỗi.

    Cách 2 liệu có nuông chiều và dễ dãi quá không? Nếu bạn không mắng con, nhưng bạn lại là người dọn dẹp giúp con thì con chẳng thấy hậu quả là gì cả. Lần sau cứ đổ đã có người dọn hộ.

    Bạn phải để con tự làm. Có thể con làm những lần đầu sẽ còn bôi bẩn thêm ra, sẽ còn mất thời gian chờ đợi rất nhiều. Nhưng bé sẽ học được nhiều điều từ việc làm đó.

    Nếu lần này và những lần sau vì sốt ruột mà bạn làm hộ con thì bạn đã mất đi một cơ hội giáo dục con và làm con thấy rằng: “Nếu mình khóc lóc không chịu làm, hoặc làm rất dở, mẹ sẽ làm hộ mình”. Hoặc hôm bạn bắt con làm, hôm không, trẻ sẽ không biết bố mẹ muốn gì, và thấy không làm cũng chẳng sao. Vì vậy bạn phải kiên trì, nhất quán trong cách dạy.

    Nếu bạn đã có lúc làm theo cách 1 và có lúc làm theo cách 2, bạn sẽ thấy cách nào khó làm hơn. Nhưng tôi cá với các bạn rằng, làm được cách 2 khó hơn nhiều.

    Có một tác giả của một quyển sách nói rằng tại sao bạn nổi điên với con mà không nổi điên với sếp. Khi sếp làm đổ sữa ra bàn của bạn, có khi bạn phải dọn dẹp cho sếp, bực lắm mà vẫn tươi cười: “Để đấy em lau cho ạ”.

    Còn với con thì bạn làm ầm lên. Bởi vì bạn không tôn trọng con như người lớn, vì bạn coi con là một sinh linh nhỏ bé, bạn muốn làm gì thì làm, muốn đối xử thế nào bé cũng phải chịu. Cách 2 cần nhiều hơn sự bình tĩnh, kiên trì và tình yêu.

    Tôi cũng thỉnh thoảng đánh con vì tôi thấy bất lực không tìm ra phương pháp nào khác: ví dụ bảo: "Mẹ đã dặn con không được nghịch lửa khi không có sự giám sát của người lớn, làm thế rất nguy hiểm có thể cháy nhà mà con vẫn không nghe lời nên hôm nay nằm lên giường mẹ đánh 1 roi, lần sau vi phạm sẽ bị đánh 5 roi".

    Nhưng có một điều chưa tệ lắm là tôi đánh con có mục đích và khi có suy nghĩ, khá bình tĩnh chứ không chỉ đánh vì bực bội. Tuy nhiên tôi cũng vẫn muốn tìm ra cách nào tốt hơn mà không cần dùng đến roi vọt. (Xem thêm: Roi vọt chỉ dạy người ngoan chứ không làm nên bản lĩnh )

    Nghĩ thêm tôi thấy con vẫn làm có thể vì con chưa thấy sự nguy hiểm của nó. Dùng phương pháp đợi hậu quả tự nhiên thì không được. Thế là một hôm tôi gọi các cháu lại, dạy các cháu các kiến thức cần thiết: “Làm gì khi xảy ra hỏa hoạn?”.

    Các cháu nghe và trả lời rất chăm chú. Một vài hôm sau vẫn hỏi mẹ thêm về việc đó. Có lúc đứa nhỏ gần 4 tuổi còn bảo tôi: “Con sợ ở nhà một mình mà nhà bị cháy lắm mẹ ạ”. Tôi bảo con: “Con còn nhỏ, mẹ sẽ không để con ở nhà một mình, nhưng như thế con thấy là cháy rất sợ nên con không được tự tiện nghịch lửa nhé, lúc nào muốn thì phải hỏi mẹ, mẹ ngồi cạnh xem các con làm, các con mới được làm nhé”. Bé dạ rất nghiêm túc và tôi nghĩ là bé hiểu rõ những điều tôi nói.

    Hồi bé tôi cũng bị đánh nhiều vì rất mải chơi và đầu têu những trò chơi dại. Bố mẹ tôi cũng rất bình tĩnh bảo nằm lên giường đánh chứ không vì bực mình mà thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

    Tôi không trách bố mẹ tôi nhưng tôi không cho đó là phương pháp giáo dục tốt nhất. Và phương pháp giáo dục đó tôi nghĩ sẽ không giúp bố mẹ gần gũi và làm bạn được với con như phương pháp thứ 2.

    Tôi viết ra những chia sẻ này chỉ mong một số bố mẹ nhận ra đòn roi không phải là phương pháp tốt. Bạn có thể chưa thay đổi được trong hành động, nhưng trong suy nghĩ thôi cũng là một bước khởi đầu rất tốt.

    Medshop.vn
    http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/doi-song/dung-danh-con-khi-tre-lam-do-sua-2490434.html
    http://www.medshop.vn/chia-se/2-chia-s/4650-dy-con-bng-tinh-yeu-thng-s-ton-trng-va-s-kien-tri
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi medshopvn
    Đang tải...


  2. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    9 điều con biết, mẹ lại “bó tay”


    1. “Có một con ‘ma’ ở trong phòng con.”

    Lần sau, nếu bé tiếp tục mè nheo mẹ với câu nói “Mẹ ơi phòng con có mạ”, đừng vội bỏ đi. Hãy dành thời gian tắt đèn, ở phòng bóng tối và nhìn một lượt căn phòng dưới đôi mắt của bé. Một số đồ vật chồng chéo lên nhau trong phòng tối có thể biến thành những hình thù đáng sợ. Hãy bỏ xuống những chiếc áo đang treo trên móc, tiếc tíc tắc của chiếc đồng hồ đã quá cũ hay quạt trần quay lơ lửng trên đầu đều có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi.

    Mẹ có thể sắm cho bé một chiếc đèn ngủ với hình dáng đáng yêu và ánh sáng dịu. Đây sẽ là một gợi ý tốt để xua tan những “con ma” trong tưởng tưởng của bé.

    2. “Con không biết”

    “Tại sao con lại vặt hết hoa của mẹ?”, “Tại sao con lại cho con mèo ăn bim bim?”…rất nhiều chị em hỏi trẻ những câu chất vấn chỉ để nhận lại ánh mắt tròn xoe ngơ ngác cùng câu trả lời “Con không biết!”. Trẻ con không nói dối. Chúng quả thật không hiểu lý do vì sao mình lại làm như vậy. Bé đơn giản chỉ đang tò mò về những sự vật xung quanh và luôn có cảm giác muốn thử nghiệm cái mới. Do vậy, đừng quá bực tức khi thấy con hay mút chân, tự cắt tóc mái của mình hay nghịch ngợm linh tinh trong nhà. Chúng đơn giản chỉ muốn biết mọi chuyện sẽ ra sao sau đó.

    3. “Ketchup cũng là một món ăn”

    Không ít chị em bực mình khi thấy con ăn món nào cũng đòi chấm sốt ketchup (sốt cà chua) hoặc sốt mayonnaise. Mặc dù theo mẹ, cá hấp chấm với ketchup thì thật “chẳng liên quan”. Tuy nhiên, có rất nhiều em bé từ chối ăn tất cả mọi thứ trừ khi nó được chấm với ketchup hoặc sốt mayonnaise. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ chỉ ăn thức ăn khi có sốt ketchup, điều đó cũng chẳng quá nghiêm trọng. Cốt lõi là con vẫn đang ăn những loại thực phẩm dinh dưỡng nhất. Do đó, hãy thoải mái và đừng bắt con không được chấm sốt ketchup.

    4. Châu chấu, bọ ngựa và các con côn trùng thật hay ho

    Trẻ con rất thích các loài côn trùng. Rất nhiều bà mẹ không hiểu tại sao con lại “tha” một con cánh cam, chuồn chuồn hay là hào hứng đi bắt dế mèn về nuôi. Trẻ nhỏ thường chưa có nỗi sợ hãi với côn trùng. Thêm vào đó, việc hiếm khi thấy châu chấu, bọ ngựa và các loài vật nhí trong nhà khiến chúng càng thêm tò mò và háo hức.

    5. Tại sao con cứ suốt ngày hỏi “Tại sao?”

    Trẻ thực sự muốn biết “Tại sao”. Có những câu hỏi mà thật sự không dễ giải thích nếu mẹ không muốn phải “trình bày” hẳn một nghiên cứu khoa học như “Tại sao trời lại màu xanh?”, “Tại sao cá lại không thở được trên cạn”. Đừng ngó lơ và bỏ qua những câu hỏi này của trẻ. Đó là điều bé đang thật sự quan tâm. Mẹ hãy cố gắng tìm câu trả lời thích hợp cho con (hãy google chúng nếu có thể) vì giải đáp của mẹ, sẽ góp phần in sâu vào trí nhớ và kiến thức của bé về thế giới sau này.

    6. Chơi đồ hàng với những người bạn tưởng tượng

    Giả vờ chơi đồ hàng và nói chuyện với những người bạn tưởng tưởng cũng giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin. Do đó, mẹ đừng thấy buồn cười hay trêu chọc bé. Hãy cùng ngồi xuống, đóng vai một người bạn của trẻ và làm cho bữa tiệc tưởng tượng của cô bé thêm phần đông vui.

    7. Phòng tắm cũng là chỗ chơi

    Rất nhiều bà mẹ thắc mắc vì sao con cứ ở lì trong phòng tắm chẳng chịu ra ngoài. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, phòng tắm lại là một “thiên đường” với đủ các loại chai lọ thơm phức, giấy cuộn và cả những xô chậu lớn nhỏ để bé thỏa thích tưởng tượng rằng mình đang có một bể bơi mini. Bé có thể vũng vẫy và thả rất nhiều đồ vào chậu tắm, nghịch ngợm. Cũng có thể sẽ lấy giấy cuộn và cuộn kín con gấu của mình lại để biến chúng thành một “xác ướp”. Đừng khó hiểu và cũng đừng giục giã bé khi con đang ở trong phòng tắm.

    8. Điều này thật kinh khủng

    Khi trẻ phải đối mặt với cách kìm nén cảm xúc, nhiều bé sẽ khó làm được. Đó là lý do các con hay khóc còn mẹ thì lại cho là “có thế mà cũng phải khóc”. Đừng chê cười nỗi sợ hãi của trẻ và cũng đừng khó hiểu khi con khóc vì bị mẹ…gội đầu.

    9. Mẹ đâu có nói là không được?

    Trẻ con nghe lời người lớn nói và chỉ hiểu cụ thể từng câu chữ trong đó. Đấy là lý do vì sao mẹ cấm bé không được xem hoạt hình nhưng con vẫn bật tivi và chuyển…kênh khác. Do đó, hãy lặp lại với một yêu cầu chặt chẽ nhất: “Không được xem tivi”.
     
  3. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    đúng là nhiều khi cứ nghĩ là mình biết cách giáo dục con, là hiểu con, vậy mà vẫn phạm vào những lỗi "sơ đẳng". đúng là khi làm cha mẹ thì phải học hỏi ngày một nhiều để có thể làm ba mẹ tốt :rolleyes:
     
  4. Hoangmanhquan41189

    Hoangmanhquan41189 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/9/2013
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    làm cha mẹ tốt đâu phải dễ,đôi khi nhữung điều nhỏ nhất lại có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ sau nay,cám ơn chủ top chia sẻ
     
  5. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    Để con trở thành người tốt, ngoài tình yêu, các bậc cha mẹ cần học cách dạy con. Dưới đây là 10 sai lầm các bậc cha mẹ cần tránh khi dạy con.

    1. Đáp ứng tất cả nhu cầu của trẻ

    Nếu bạn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ và chăm sóc, nâng niu chúng mọi lúc mọi nơi thì sau đó chúng sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của việc kiếm ra một cái gì đó. Khi trẻ cảm thấy rằng tất cả những gì chúng phải làm là yêu cầu cha mẹ, chúng không bao giờ hiểu được để kiếm được đồng tiền ít ỏi khó khăn và vất vả như thế nào. Vì vậy bạn hãy nhớ, có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của trẻ nhưng không phải tất cả những gì chúng muốn.


    2. Không dành nhiều thời gian cho trẻ

    Không thứ gì có thể thay thế cho khoảng thời gian mà bạn thực sự dành cho con. Vấn đề không phải là bạn đem lại cho trẻ bao nhiêu món quà, mua cho chúng bao nhiêu món đồ chơi. Nó sẽ chẳng là gì so với sự quan tâm trọn vẹn mà bạn dành cho trẻ. Với con bạn, điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong những năm đầu vì nó giúp hình thành và xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu dài.

    3. Tức giận vô cớ

    Thật không công bằng khi bạn trút tất cả sự tức giận lên con cái, bất kể điều gì làm bạn tức giận. Nếu bạn có một ngày căng thẳng trong công việc hay đang có mâu thuẫn với bạn đời thì đó cũng không phải là cái cớ để đưa ra sự thất vọng của bạn về trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ hoang mang và cảm thấy như thể chúng là những lý do đằng sau sự tức giận và đau khổ của bạn.

    4. Có những kỳ vọng không thực tế

    Là cha mẹ, bạn có quyền mong đợi, kỳ vọng tích cực về con mình. Tuy nhiên, nếu mong đợi của bạn không hợp lý và vô cùng khó khăn để trẻ có thể đáp ứng thì có thể ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tổng thể của trẻ về sau. Chúng sẽ lớn lên và cảm thấy mình không đủ tốt, không biết phải làm như thế nào để làm tốt những điều đó.

    5. So sánh chúng với những đứa trẻ khác

    Việc làm này sẽ gây tổn thương cho trẻ khi bạn tiếp tục so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Hãy cố gắng để con bạn biết rằng chúng luôn là đứa trẻ đặc biệt và duy nhất với bạn. Những sự so sánh liên tục của bạn sẽ làm cho trẻ lớn lên trong sự ghen tị với những người khác, làm cho chúng hình thành và phát triển một thói quen xấu. Con bạn cuối cùng sẽ cố gắng đẩy những người khác xuống để chứng minh với bạn rằng chúng tốt hơn, giỏi hơn.

    6. Không lắng nghe trẻ


    Nói chuyện với con cái về một điều gì đó sẽ hoàn toàn khác biệt so với việc bạn thực sự chú tâm lắng nghe những gì trẻ nói. Chúng sẽ nói rất nhiều điều mà có vẻ như rất ngớ ngẩn trong những lần đầu tiên. Nhưng nếu quan sát kỹ cử chỉ đằng sau những lời nói đó, bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc về tâm hồn của chúng. Hãy mang lại cho con bạn một môi trường mà chúng biết đang được lắng nghe.

    7. Bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo

    Khi trẻ lớn lên, sẽ có nhiều giai đoạn khó khăn và tình huống khó xử mà chúng có thể phải đối mặt trong cuộc sống. Có rất nhiều đứa trẻ tự đánh mất bản thân và hình thành những thói quen xấu. Là cha mẹ, bạn phải có trách nhiệm nhận thức được con đường của con mình và làm cho chúng biết điều gì đúng điều gì sai. Nhiều lần chúng ta bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này và nó thực sự ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của trẻ.

    8. Không thực hành những gì bạn dạy trẻ


    Một đứa trẻ sẽ không bao giờ học được điều gì nếu bạn không đưa ra ví dụ cụ thể. Ví dụ, nếu bạn dạy bé phải trung thực nhưng chính bạn lại giấu diếm những người khác điều gì đó, thì sau đó trẻ sẽ quan sát và làm theo bạn. Giá trị của sự khiêm tốn, làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn, sự chăm sóc, sự tha thứ… phải được thực hiện bởi cha mẹ đầu tiên. Chỉ như vậy sau đó trẻ mới tôn trọng bạn và lắng nghe những gì bạn dạy chúng.

    9. Quá bảo vệ trẻ

    Là cha mẹ, chúng ta buộc phải bảo vệ con mình. Nhưng nếu bạn luôn luôn đặt con dưới sự bảo đảm, sự bảo vệ và an toàn tuyệt đối thì có thể cản trở sự phát triển tự nhiên của trẻ. Biết rằng không có gì khó khăn khi bạn cố gắng để làm điều đó, nhưng bạn không thể bảo vệ con khỏi mọi nguy hiểm có thể xảy đến. Một ngày nào đó, con bạn sẽ phải đối mặt với thế giới của chúng và nó sẽ rất khó khăn để làm điều gì đó nếu bạn luôn luôn tạo cho trẻ một môi trường cực an toàn. Vì vậy, thỉnh thoảng hãy để cho con mắc sai lầm để chúng có thể học hỏi từ nó và mạnh mẽ hơn.

    10. Không phải là bạn bè của trẻ

    Nếu bạn luôn luôn nói chuyện với trẻ như một người mẹ, chúng sẽ không muốn chia sẻ mọi thứ với bạn. Khi trẻ lớn lên, bạn nên cư xử như một người bạn và làm cho chúng cảm thấy dễ chịu khi có sự hiện diện của bạn. Trẻ cần cảm thấy luôn an tâm khi thảo luận những điều chúng đang lo ngại, hy vọng, và những nghi ngờ với bạn. Điều này sẽ không chỉ tăng cường liên kết của bạn với trẻ mà còn đảm bảo chắc chắn rằng chúng không bao giờ tìm kiếm lời khuyên sai lầm từ những người khác.
     
  6. bogaugau

    bogaugau Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/11/2012
    Bài viết:
    2,911
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    dẫu biết k nên đánh con nhưng cáu quá là k kìm được :(
     
  7. CHIPKUTE7

    CHIPKUTE7 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/10/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    bài viết nói rất đúng. du gì pé ko cố tình thì ko nên đánh bé.
     
  8. thuydung6636

    thuydung6636 vợ chồng nhà 2 con mèo

    Tham gia:
    17/1/2013
    Bài viết:
    3,457
    Đã được thích:
    773
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    những điều bạn nói quả thật rất đúng mà không phải ai cũng làm được, hy vọng các bậc làm cha làm mẹ có đủ kiên nhẫn đối với chính những lỗi nhỏ của con mình
     
  9. thuhang84

    thuhang84 0129 689 1111

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    1,749
    Đã được thích:
    401
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    Hy vọng mình thực hiện được 1 phần như trên.
    Bé nhà mình làm đổ sữa và nước uống, vung vãi cơm... mình cũng cực kỳ ít đánh. Có dọn dẹp và hơi bực, nhưng con mình bé, nhiều khi chưa biết nên không được đánh.
     
  10. yuumedress

    yuumedress

    Tham gia:
    16/2/2012
    Bài viết:
    10,029
    Đã được thích:
    1,848
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    tớ cũng rất ít khi đánh bé.... hy hữu lắm tét mông thôi.
     
  11. chakra

    chakra Thành viên mới

    Tham gia:
    26/4/2009
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    Lý thuyết là 1 chuyện, thực tế lại là 1 chuyện khác, nói thì ai cũng nói được, nhưng vào tình huống thực tế thì không phải ai cũng làm được như mình nói
     
  12. mecun14410

    mecun14410 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/8/2013
    Bài viết:
    8,010
    Đã được thích:
    1,123
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    mình thì cũng thường xuyên đấy nhưng mà toét đít tí thoi
     
  13. penguin4389

    penguin4389 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/7/2013
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Đừng đánh con khi trẻ làm đổ sữa

    dạy con rất khó, bản thân mình chưa có con nhưng mà mình có thể đút kết kinh nghiệm từ việc dạy con của ba mình...đó là phải trò chuyện với trẻ, thường xuyên trò chuyện để có thể hỉu dc tâm tư tình cảm của bé và có thể giúp đỡ kịp thời các bé^^
     

Chia sẻ trang này