Thông tin: Giải Đáp Câu Hỏi Trẻ Sơ Sinh Có Thể Tự Hết Chàm Sữa Không?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi infachobe, 14/3/2022.

  1. infachobe

    infachobe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/6/2021
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Tình trạng uống sữa bị chàm da có thể xảy ra và gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của con. Vậy tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa mất bao lâu thì hết?


    BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ?

    Chàm sữa là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ từ 0 – 2 tuổi. Bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng nhưng có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần gây ngứa ngáy, khó chịu. Thông thường, trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường có các triệu chứng điển hình như:

    · Mụn nước khi bị vỡ ra gây bết dính vùng chàm sữa tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng.

    · Một số trẻ có kèm theo dị ứng, viêm mũi hay hen suyễn.

    · Bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đòi gãi hoặc dụi mặt.

    · Bé quấy khóc, trẻ lười bú mẹ hoặc thức giấc giữa đêm vì khó chịu

    · Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, da bé thô ráp, sần sùi và có nổi vảy nhỏ li ti.

    Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây chàm sữa là gì. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đặc biệt lưu ý một số nguyên nhân sau đây:

    · Do những tác nhân khác: Nếu da bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: khói bụi, thời tiết, lông vật nuôi, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ… hoặc bé ăn thực phẩm như sữa, hải sản, trứng, lạc… bé sẽ dễ bị chàm sữa.

    · Do yếu tố di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh như chàm sữa, viêm da cơ địa, hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết… thì con dễ bị chàm sữa hơn những bé khác.

    CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO?

    Không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân dị ứng

    “Cách ly” bé ra khỏi những tác nhân gây dị ứng là một cách hay để bạn chăm sóc bé tránh khỏi chàm sữa. Theo đó mẹ cần:

    · Hạn chế sử dụng những thực phẩm khiến trẻ dễ dị ứng da như hải sản, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường….

    · Vệ sinh đồ dùng xung quanh bé, nhất là quần áo, đồ chơi,…. một cách thường xuyên hơn.

    · Dọn dẹp nhà cửa, hút bụi để khai thông không trong lành vào nhà.

    · Ngoài ra, mẹ nên cho bé tắm và vệ sinh hằng ngày với nước ấm để con giảm ngứa hiệu quả hơn.

    Chữa chàm sữa theo phương pháp thiên nhiên

    Chữa chàm sữa theo phương pháp dân gian là một trong những cách tiết kiệm và mang lại hiệu quả tương đối. Trong đó, thường được sử dụng nhất là tắm nước lá thảo dược hoặc đắp/bôi nước thảo dược lên khu vực da bị chàm. Một số thảo dược trị chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể kể đến như là: Lá ổi, lá khế, lá sim, lá trầu không, chè xanh, dầu dừa…

    Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc khi sử dụng các nguyên liệu này bởi thực tế, không phải bé nào cũng hợp với phương pháp này.

    Không để bé chạm hoặc gãi lên các vết chàm

    Một trong những triệu chứng thường gặp khi bị chàm sữa đó chính là ngứa ngáy. Giai đoạn đỉnh điểm của việc ngứa ngáy khó chịu này chính là giai đoạn nổi mụn nước và bong vảy. Đây cũng là 2 giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ bởi lúc này da rất dễ bị tổn thương. Việc gãi mạnh sẽ tạo ra những vết thương hở gây nhiễm trùng.

    Bôi thuốc chữa chàm sữa cho trẻ em

    Việc dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ hiện nay là xu hướng được nhiều bố mẹ tin chọn. Tuy nhiên, cách này cần phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn bởi trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với các thành phần trong thuốc. Để an toàn, các mẹ có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ thay vì chọn thuốc uống.

    Đặc biệt, mẹ cũng có thể kết hợp bổ sung cho con yêu men vi sinh dạng giọt để tăng cường lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Đây là một trong những phương pháp được nhiều bố mẹ Việt tin chọn. Đồng thời, tăng cường men vi sinh còn là giải pháp giúp trẻ cải thiện sức đề kháng để con khỏe mạnh và mau chóng lớn khôn.

    GIẢI ĐÁP CÂU HỎI TRẺ SƠ SINH CÓ THỂ TỰ HẾT CHÀM SỮA KHÔNG?

    Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, các triệu chứng chàm sữa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ngay từ giai đoạn hình thành các vết hồng ban, nếu bố mẹ biết cách kiểm soát tốt sẽ ngăn chặn hình thành mụn sữa. Thời gian hồi phục sau tổn thương còn phụ thuộc vào việc phụ huynh có phát hiện và điều trị triệu chứng chàm sữa sớm hay không. Thời gian tự khỏi thường kéo dài 7-10 ngày ở những bé có hệ đề kháng tốt. Lâu hơn là khoảng 2-3 tuần hoặc thậm chí là dài hơn.

    Giai đoạn 2 tháng đến 2 tuổi là thời điểm trẻ có hệ đề kháng yếu ớt nên dễ mắc bệnh. Cấu trúc da trẻ sơ sinh lúc này rất mỏng và nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các dị nguyên dễ xảy ra viêm ngứa. Do đó, phụ huynh không nên nôn nóng áp dụng các phương pháp điều trị chưa được thông qua. Có nhiều trường hợp cha mẹ điều trị sai cách gây viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng hơn trên làn da non nớt của trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi infachobe
    Đang tải...


Chia sẻ trang này