Giai Đoạn Thứ Nhất Từ 0-3 Tháng

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi thuykitty2005, 29/10/2018.

Tags:
  1. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Đã mom nào thử chưa, cho mình xin ý kiến và cảm nhận về phương pháp này với.
    Mình sắp sinh, cũng đang nghiên cứu để thử.


    Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Chúng ta hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp thu này bằng các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính- thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.
    ❉ Thị giác Xung quanh giường của em bé mới sinh, phải có các bức tranh phong cảnh thế giới nổi tiếng. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp (tsumiki) màu sắc, chẳng hạn thế.
    Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.
    Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng.
    Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.
    Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
    Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.

    Kinh nghiệm thực tế khi áp dụng ở Việt Nam: Các mẹ nên đầu tư mua máy in màu và máy in đen trắng, vì sau này chắc chắn phải dùng nhiều, in tranh cho con xem cho tới khi con lớn. Từ khi mang thai ở những tháng cuối, bố mẹ cần chuẩn bị hết những bức tranh, bảng chữ cái và ô kẻ ka-rô đen trắng. Khi mẹ còn đau vết mổ hay đang trong trạng thái rất lo lắng thì em bé sơ sinh của chúng ta thực sự lại đang phát triển rất nhanh chóng từng ngày, do vậy cần phải chuẩn bị kỹ ở thời kỳ mang thai.

    ❉ Thính giác Tiếp theo, hàng ngày nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Phải chú ý rằng, nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.
    Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.
    Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.
    Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa thay tã lót cho bé, vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả bóng này, quả bóng, quả bóng” “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê” cũng là cách dạy em bé.

    Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi. Chúng ta nên nhớ kĩ điều này.

    Kinh nghiệm thực tế khi áp dụng ở Việt Nam: Các bà mẹ Việt Nam có một sai lầm hầu hết đều mắc phải là mở ti vi. Do đó từ khi mang thai, cha mẹ nên chuyển Tivi ra khỏi phòng của em bé, tránh trường hợp sau này làm theo thói quen tự nhiên là mở ti vi liên tục, hoặc ông bà, người thân mở tivi, còn chúng ta thì lại ngại nhắc nhở.
    ❉ Xúc giác Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy… hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.
    Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Chúng ta hãy quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
    Người mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên- dưới, phải-trái.
    Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.
    ❉ Vị giác Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

    Kinh nghiệm khi áp dụng: Nước vị ngọt bạn có thể lấy 1 giọt mật ong hòa loãng vào nước, nước vị chua có thể lấy 1 giọt nước cam hòa loãng vào nước…, cũng có thể cho bé liếm các vị của hoa quả khác nữa.
    ❉ Lực nắm Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn.
    Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.
    Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.
    Như ở chương 1 đã trình bày, phu nhân Stonar người Mỹ đã cho con mình tập cầm nắm cái que nhỏ từ khi nó được 15 ngày tuổi. Sau này đứa con đó của bà trở thành đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Mới có 1 tháng rưỡi tuổi đã biết ngồi, trông như một em bé bình thường 4 tháng tuổi.
    Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào người, thành tai nạn.

    Kinh nghiệm khi áp dụng: Cầm nắm ngón tay của mẹ là quan trọng nhất, bạn hãy đưa ngón tay trỏ ra cho con nắm, đôi khi là những chất liệu bên cạnh con như cái khăn xô, cái mũ thóp… đều làm tăng lực nắm và xúc giác của bé.
    ❉ Khứu giác Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.

    Kinh nghiệm khi áp dụng: Bạn cũng có thể cho bé ngửi các hương vị khác nhau của quả: quả cam, quả táo, quả chanh…

    Nguồn: **********
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuykitty2005
    Đang tải...


  2. BapBiShark

    BapBiShark Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/10/2018
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hay quá bạn ơi!!!
     
  3. Thiên Tài Nhí

    Thiên Tài Nhí Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/11/2018
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình tìm được checklist các hoạt động dành cho các bạn nhỏ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi.
    Các hoạt động này hoàn toàn thuận theo sự phát triển tự nhiên của trẻ.
    Con được hình thành tính tự lập, tự chơi luôn.
    Vì bản chất giai đoạn này, những ai lần đầu làm cha mẹ thường thấy khó khăn khi tương tác với con, thì tư liệu này sẽ giúp chúng ta giải quyết được nỗi trăn trở ấy.
    Nếu các bạn quan tâm thì có thể vào link này để TẢI VỀ MIỄN PHÍ.
    http://thientainhi.com/hoat-dong-cho-tre-tu-0-3-thang-tuoi/
     

Chia sẻ trang này