Kinh nghiệm: Giải Pháp Giảm Nhanh Các Triệu Chứng Tiêu Chảy Ở Trẻ Sơ Sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 22/11/2020.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Khi bạn phát hiện ra phân của con chuyển sang thể lỏng, nhiều nước, mùi khó chịu,và đi rất nhiều lần trong ngày, đây là biểu hiện rất điển hình của trẻ tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cần loại trừ sớm nguyên nhân và xử trí đúng cách. Tránh tại đi tái lại gây tổn thương hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bài viết giúp các mẹ xác định rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả, an toàn nhất hỗ trợ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

    I. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần
    Phân lỏng là trạng thái bình thường ở trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Nhưng nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng nhiều, khoảng 8 – 10 lần / ngày thì rất có thế bé đang bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh rất thường gặp do các nguyên nhân chủ yếu sau:

    [​IMG]
    Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

    1. Trẻ loạn khuẩn ruột
    Loạn khuẩn ruột làm số lượng lợi khuẩn giảm đi, mất đi hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột. Lúc này hại khuẩn có cơ hội xâm nhập phát triển và tiết độc tố gây tiêu chảy.

    Tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường kéo dài và thường xuyên tái đi tái lại. Đôi khi đi kèm với tiêu chảy bé thường bị nôn trớ, phân sống, … Nếu mẹ không để ý nguyên nhân này dấn đến trẻ bị tiêu chảy dai dẳng. Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng, làm tiêu chảy mạn tính và khó chữa trị.

    2. Sử dụng kháng sinh dài ngày
    Kháng sinh không có tính chọn lọc. Bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn có hại, chúng tiêu diệt luôn lợi khuẩn có mặt trong ruột trẻ. Số lượng lợi khuẩn bị tiêu diệt sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh. Ta nhận thấy rằng một vòng xoắn loạn khuẩn ruột – tiêu chảy tiếp diễn.

    Hầu hết ở các trẻ, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh bắt đầu với dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như:
    • Phân lỏng
    • Đi tiêu thường xuyên hơn
    Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể bắt đầu khoảng một tuần sau khi bạn bắt đầu dùng kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi, tiêu chảy có thể xuất hiện sau vài ngày đến vài tuần kết thúc điều trị kháng sinh.

    3. Trẻ bị nhiểm khuẩn, nhiễm virus
    Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus có thể từ thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, virus thường là tiêu chảy nặng, có thể dẫn tới mất nước cấp tính.

    Vi khuẩn Clostridium difficile và Norovirus là hai tác nhân hay gặp gây ra tiêu chảy ở trẻ.

    Ngoài việc gây ra phân lỏng và đi tiêu thường xuyên hơn, nhiễm trùng C. difficile và virus có thể gây ra:
    • Đau bụng dưới và chuột rút
    • Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày (Thường lớn hơn 5 lần), phân xanh, mùi tanh, rất khó chịu.
    • Sốt nhẹ
    • Buồn nôn, nôn ói
    • Trẻ chán ăn
    4. Rối loạn dung nạp lactose
    Một số trẻ sơ sinh bị thiếu hụt men lactase thủy phân đường sữa ( Lactose). Lactose không được hấp thu, tồn tại trong hệ tiêu hóa gây tăng áp lực thẩm thấu nước trong phân.

    Các sản phẩm sữa như: sữa mẹ, sữa bò, sữa dê đều chứa lactose. Nếu trẻ bị rối loạn dung nạp lactose sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy sau khi uống sữa.

    Các triệu chứng tiêu chảy xảy ra sau 30 phút đến 2 giờ sau khi sử dụng sản phẩm chứa lactose. Triệu chứng không dung nạp lactose sẽ phụ thuộc vào lượng lactose mà trẻ tiêu thụ. Nếu trẻ sử dụng nhiều sữa chứa lactose thì tiêu chảy sẽ càng nặng. Các triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau, bao gồm:
    • Bụng khó chịu hoặc buồn nôn
    • Đau bụng, đầy hơi
    • Phân lỏng và có khí
    5. Một số nguyên nhân bệnh lý khác:
    Tiêu chảy mạn tính, kéo dài của trẻ sơ sinh còn do một số bệnh lý chẳng hạn như:
    • Bệnh Crohn
    • Bệnh viêm ruột
    • Hội chứng ruột kích thích
    Khi đó các tế bào niêm mạc ruột bị viêm, nghĩa là ruột không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Do vậy tiêu chảy sẽ kèm theo đau bụng, mệt mỏi, sốt nhẹ và sút cân, … Các dấu hiệu tiêu chảy của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng thường phát triển dần dần, nhưng đôi khi sẽ đến đột ngột, không báo trước.

    II. Biện pháp dứt điểm tiêu chảy dành tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
    Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm với tác nhân gây bệnh. Phương pháp chữa trị cho trẻ sơ sinh cũng phải đúng đắn và phù hợp.

    1. Loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
    Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể sử dụng kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn, không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu trường hợp trẻ tiêu chảy do nhiễm virus sẽ không được chỉ định dùng kháng sinh mà chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng.

    Những trẻ rối loạn dung nạp lactose do bẩm sinh là hoàn toàn không sản xuất được men lactase. Trường hợp này rất hiếm gặp và trẻ phải sử dụng sữa free lactose. Ngoài ra sự thiếu hụt men lactase còn do bị tổn thương đường ruột, lúc này tình trạng tiêu chảy sẽ khỏi khi đường ruột trẻ khỏe mạnh.

    Đối với trẻ tiêu chảy do loạn khuẩn ruột, sử dụng kháng sinh kéo dài, bổ sung lợi khuẩn là giải pháp tối ưu.

    2. Đảm bảo trẻ không bị mất nước do tiêu chảy
    Mất nước do tiêu chảy có thể nguy hiểm và xảy ra nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng mất nước có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết mất nước ở trẻ sơ sinh như:
    • khô miệng và lưỡi
    • mắt khô, khóc nhiều nhưng không có nước mắt
    • mệt mỏi, quấy khóc
    • da khô
    • Đi đại tiện nhiều lần, mất nhiều nước ra ngoài phân
    Để tránh tình trạng mất nước mẹ nên tăng tần suất cho trẻ bú. Đây là nguồn bổ sung nước duy nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không được sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải thông thường.

    3. Bổ sung lợi khuẩn giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:

    3.1 Lợi ích của lợi khuẩn

    Lợi khuẩn là giải pháp giải quyết nhanh chóng trình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Đây là giải pháp duy nhất khắc phục hậu quả của loạn khuẩn ruột và sử sụng kháng sinh kéo dài.

    Bổ sung lợi khuẩn giúp nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Hàng rào bảo vệ ruột được hình thành. Lợi khuẩn còn cạnh tranh vị trí, dinh dưỡng với hại khuẩn, ngăn cản hại khuẩn phát triển. Lớp chấy nhầy do hại khuẩn tiết ra tham gia vào điều hòa nhu động ruột, giảm các tác động kích thích gây tiêu chảy.

    Khoa học đã chứng minh được lợi ích vượt trội của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn ngay từ những giây phút đầu đời còn giúp trẻ tăng cường miễn dịch. Các chủng lợi khuẩn Bifidobacterium giúp cơ thể bé tăng cường sản xuất kháng thể tự nhiên IgA, IgG, … Đây là những kháng thể quan trọng của hệ miễn dịch. Chúng giúp trẻ đề kháng với tiêu chảy và các bệnh lý thông thường khác.

    Trước khi muốn bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải tìm hiểu để lựa chọn đúng sản phẩm an toàn – hiệu quả và phù hợp với trẻ sơ sinh.

    3.2 Tiêu chí lựa chọn lợi khuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh
    • Tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh: Sản phẩm phải được các tổ chức uy tín kiểm duyệt về hiệu quả độ an toàn. Hai tổ chức lớn, uy tín nhất thế giới là FDA ( Hoa Kỳ), EFSA ( Châu Âu)
    • Lợi khuẩn sống chủng Bifidobacterium: Lợi khuẩn sống không mất thời gian này mầm, phát huy tác dụng nhanh. Khả năng bám dính và cạnh tranh dinh dưỡng của lợi khuẩn sống ưu việt hơn lợi khuẩn bào tử. Ngoài ra Bifidobacterium – BB12 là chủng lợi khuẩn có mặt chủ yếu ở đại tràng. Chúng có vai trò quan trọng giúp giảm nhanh tiêu chảy, tăng cường miễn dịch cho trẻ.
    • Chọn lợi khuẩn có dạng bào chế phù hợp với trẻ sơ sinh: Một số dạng bào chế như viên nén, hạt cốm không được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không được khuyến khích bổ sung nước. Do đó, dạng cốm pha dung dich cũng không được khuyến cáo. Hiện nay dạng lợi khuẩn nhỏ giọt đảm bảo phù hợp cho trẻ sơ sinh. Chỉ một lượng nhỏ (5 – 6 giọt) đã cung cấp đủ lượng lớn lớn khuẩn, giúp trẻ lớn khôn và phát triển toàn diện.
    III. Khi nào tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nên thăm khám bác sĩ ?
    Luôn theo dõi tình trạng của trẻ để có hướng xử lý kịp thời. Nếu trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám

    Các biểu hiện mất nước nghiêm trọng, hoặc mất nước kéo dài:
    • Hơn tám giờ trẻ không đi tiểu
    • Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày (trên 5 lần), phân xanh, nhiều nước, mùi khẳm khó chịu.
    • sốt cao trên 38,5 độ
    • Trẻ mệt mỏi, bơ phờ, rơi vào tình trạng li bì, hôn mê
    • Hoặc các triệu chứng mất nước nhẹ nhưng kéo dài trên vài giờ
    Đối với những trường hợp không xác định được nguyên nhân tiêu chảy cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

    Nguồn: imiale.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ có con hay bị tiêu chảy nên tham khảo ạ
     

Chia sẻ trang này