Giáo Dục Giới Tính Theo Kiểu Nhật

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Vuvinh93, 21/8/2019.

  1. Vuvinh93

    Vuvinh93 Thành viên mới

    Tham gia:
    15/7/2019
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Giáo dục giới tính là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Song ở Việt Nam vấn đề này chưa thực sự được chú trọng. Nhiều cha mẹ thì phó mặc cho nhà trường. Trong khi nhiều nhà trường chỉ đề cập đến vấn đề này một cách khá qua loa. Nhà trường và phụ huynh học sinh không kết hợp dẫn đến sự thiếu hiểu biết của con về giới tính của mình cũng như cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn cách người Nhật đề cập vấn đề giới tính với con cái họ như thế nào? Cách nhà trường đang thực hiện để trẻ có những kiến thức về vấn đề này ra sao. Mời bạn đọc theo dõi.

    Hướng dẫn trẻ phân biệt bé trai bé gái ngay từ khi còn nhỏ

    Ngay từ khi học các lớp mẫu giáo trẻ nhỏ đã được các cô hướng dẫn tự đi vệ sinh. Bé nam và bé nữ được chia thành hai hàng khác nhau và sử dụng các nhà vệ sinh khác nhau. Điều này giúp trẻ hình thành suy nghĩ là việc đi vệ sinh của bé trai và bé gái là không được chung đụng. Sự tách biệt này cũng giúp trẻ định hình được giới tính của mình là mình là bé trai hay bé gái. Việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa tạo nền tảng về giáo dục giới tính cho trẻ.

    Hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cơ thể ngay khi học các lớp mầm

    Các bé khi bắt đầu đi học ngay từ các lớp mầm đã được các thầy cô hướng dẫn việc vệ sinh thân thể nhu thế nào. Trẻ được hướng dẫn cách sử dụng nhà vệ sinh, các vật dụng trong nhà vệ sinh cũng như quy trình sử dụng. Đồng thời trẻ cũng được dạy cách làm sạch cơ thể mình sau khi đi vệ sinh.

    Ví dụ: Bé gái sẽ được cô giáo chỉ cách tự làm sạch cơ thể sau khi đi vệ sinh là phải lau vùng kín từ trước ra sau để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể. Đồng thời các bé phải thường xuyên thay đồ lót hoặc cô giáo sẽ nhắc nhở phụ huynh cần lưu tâm đến vấn đề này để tránh các bệnh phụ khoa cho con trong tương lai.

    Nhận biết về sự khác biệt giữa con trai và con gái ở mẫu giáo lớn

    Chúng ta có thể hơi “sốc” khi nghe những cuộc đối thoại như thế này ở Nhật:

    “Sự khác biệt giữa nam và nữ là gì?” Thầy giáo hỏi.

    “Quần không giống nhau”, “Áo không giống nhau”, “Chỗ đi tiểu không giống nhau”, “Nam có dương vật nhỏ còn nữ thì không”…các học sinh thi nhau trả lời.

    “Không phải, nữ cũng có các cơ quan tương tự nam giới. Vậy nhưng cơ quan sinh dục của nữ nằm ở bên trong, bên ngoài không nhìn thấy”, cô giáo sửa câu trả lời sai của các bé và dạy trẻ hiểu thế nào là cơ quan sinh dục bên trong.

    “Nữ còn có thể tiết sữa ạ”, một cô bé bổ sung

    “Nhưng tại sao nam lại không có sữa ạ?”, bé khác thắc mắc

    “Bởi vì nữ cần sữa để nuôi con. Tất cả chúng ta lớn lên đều ăn sữa mẹ đúng không nào?”, và từ đó, cô giáo cũng tận dụng cơ hội để giới thiệu về vai trò giới và sự khác biệt trong gia đình.

    Những cuộc thảo luận như vậy không hề hiếm tại các trường mẫu giáo lớn ở Nhật. Người Nhật cho rằng giai đoạn đi mẫu giáo là cơ hội tốt để dạy trẻ về giới tính, để các bé nhận thức được về vai trò giới, hiểu được sự khác biệt giữa một cậu bé và một cô bé là ở điểm nào để thiết lập ý thức tự bảo vệ.

    Kiến thức sinh sản được học từ tiểu học

    Bộ Giáo dục Nhật Bản xuất bản tập đầu tiên của cuốn sách giáo khoa nói về cơ thể nam giới, nữ giới, các bộ phận sinh sản và kiến thức sinh sản từ bậc tiểu học. Mỗi năm trẻ sẽ có từ 1-2 giờ tham dự bài giảng đặc biệt này.

    Trẻ tiểu học sẽ học về kinh nguyệt, nguyên tắc khi mang thai, đọc những cuốn sách tranh mô tả sơ lược quá trình "tạo ra em bé" của bố mẹ. Trẻ trung học sẽ học về các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khía cạnh đạo đức. Việc phổ cập giáo dục giới tính ở Nhật Bản dường như khiến các ông bố bà mẹ thoải mái hơn nhiều khi không phải lo đối mặt với những thắc mắc, băn khoăn của trẻ ở độ tuổi mới lớn nhiều tò mò.

    Dạy cho con biết về giới tính, sinh sản và cách tự bảo vệ mình ngay từ tấm bé là một trong những quan điểm tôi vô cùng khâm phục tại Nhật Bản. Thay vì để “hươu’ tự chạy lung tung, tại sao chúng ta không “vẽ đường cho hươu chạy”, nhưng chạy theo một lộ trình đúng đắn?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Vuvinh93
    Đang tải...


  2. ngocbinhk37

    ngocbinhk37 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/3/2019
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Thank bạn đã chia sẻ
     
    Vuvinh93 thích bài này.
  3. Atk234

    Atk234 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    18/10/2018
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Rất hữu ích, thanks!
     

Chia sẻ trang này