Thông tin: Giúp Mẹ Vệ Sinh Tai, Mũi, Mắt Cho Bé Sơ Sinh Đúng Cách

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi philipsavent, 23/5/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Vì là bé sơ sinh nên các bộ phận trên cơ thể bé như tai, mũi, mắt đều nhỏ và mỏng manh. Chính vì vậy, công việc vệ sinh tai, mũi, mắt cho bé yêu là một trong những việc “làm khó” mẹ nhất. Bài viết hướng dẫn vệ sinh tai, mũi, mắt cho bé đúng cách sẽ giúp mẹ thấy tự tin hơn khi vệ sinh những bộ phận nhạy cảm này cho bé yêu.

    [​IMG]

    VỆ SINH MẮT

    Khi mới sinh, mắt của bé còn yếu, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng bông tiệt trùng thấm nước muối sinh lý để lau sạch mắt cho bé, bắt đầu từ khóe mắt kéo ra đuôi mắt.

    Các mẹ đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đó chưa hẳn là triệu chứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên hiện tượng này sẽ tự biến mất. Khi mắt bé có ghèn, bạn hãy rửa sạch bằng bông gòn (như trên) rồi nhỏ nước muối sinh lý. Mỗi bên 2-3 giọt. Ngày nhỏ 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.
    Giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn, mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

    Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên rửa mặt cho bé từ 1 đến 6 tháng tuổi bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của bé phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.

    VỆ SINH MŨI

    Mỗi ngày vệ sinh mũi cho bé bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý, mỗi bên lỗ mũi dùng một cái tăm bông vệ sinh riêng. Hết sức cẩn thận khi đưa tăm bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy gỉ mũi. Khi vệ sinh mũi, bạn nên bế bé trong lòng và khi đưa tăm bông vào thì ôm và giữ đầu bé và tay chân cho chắc.
    Hoặc nếu bé bị ngạt mũi do dị ứng thời tiết hay cảm lạnh, các mẹ có thể giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu này bằng cách rửa mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Trước khi tiến hành việc này, các mẹ nên rửa tay mình thật kỹ. Quá trình này bao gồm: nhỏ nước muối sinh lý vào 1 bên lỗ mũi, hành động này giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng.

    Các mẹ nên cho bé nằm nghiêng đầu sang một bên, xịt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên cho tới khi nước muối cùng đờm nhớt chảy qua mũi bên kia hay qua miệng. Khi đờm nhớt và nước muối chảy ra thì cha mẹ nên dùng khăn mềm sạch lau luôn cho bé. Lặp lại các bước trên cho tới khi mũi của trẻ thông sạch.

    VỆ SINH TAI

    Trong tai của bé thường có ráy tai, nó là chất bôi trơn tự nhiên, được sinh ra do các tuyến ráy nằm trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Ráy tai thường có 3 dạng là ướt, khô và cứng.

    Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai của bé khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

    Khi vệ sinh tai, các mẹ nên dùng bông gòn tẩm nước lạnh hoặc nước muối để vệ sinh tai ngoài, và không cần thiết phải ngoáy sâu vào bên trong tai bé. Lâu lâu bạn mới đưa vào trong, nhưng hết sức cẩn thận.

    KHI BÉ CÓ NÚT RÁY TAI CÁC MẸ PHẢI LÀM GÌ?

    Trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc có sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng hoặc do người lớn vệ sinh tai cho bé không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn, ráy tai sẽ tích tụ nhiều, không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai.
    Khi này thì các mẹ nên lấy bỏ nút ráy tai cho bé để tránh hiện tượng ứ đọng dịch bẩn gây viêm ống tai ngoài, gây ra các triệu chứng ù tai, nghe kém (cản trở nghe đường khí) làm cho bé khó chịu. Những bé chưa biết nói, nút ráy tai cũng làm cho bé khó khăn khi phát âm một số âm trầm do khó nghe những âm này, do đó việc loại trừ nút ráy cũng rất cần thiết.

    Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào tai cho bé khoảng từ 3 – 5 lần trên ngày, mỗi lần từ 10 – 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi, rã ra. Sau đó theo dõi từ 5 – 7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì các ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để lấy hoặc hút ra. Nếu ráy tai rã nhiều, các mẹ tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5 – 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

    CHĂM SÓC MÓNG TAY, MÓNG CHÂN

    Các mẹ cần kiểm tra móng tay, móng chân của bé nhiều lần trong tuần. Ở nhiều trẻ nhỏ, ngay khi mới sinh ra, móng tay, móng chân đã mọc khá dài, và bạn lo lắng móng tay của trẻ sẽ cào xước mặt bé, đây cũng tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ khác.

    Tuy nhiên, nếu cắt móng tay, móng chân cho trẻ ngay thời điểm trẻ mới sinh ra, thì sau đó móng sẽ mọc rất nhanh và bé sẽ rất dễ bị chảy máu khi cắt móng tay, móng chân. Vì vậy khi bé tròn 1 tháng tuổi thì mới được cắt móng tay, móng chân. Trong thời gian này các mẹ nên đeo bao tay, bao chân cho bé, nhưng mỗi lần tắm phải rửa sạch sẽ từng ngón.

    Khi bé tròn 1 tháng tuổi các mẹ có thể tiến hành cắt móng tay, móng chân cho bé nhưng cần phải hết sức cẩn thận. Cứ khoảng hơn 1 tuần, bạn nên cắt móng tay, móng chân cho bé 1 lần.
    Khi cắt móng tay cho bé các mẹ cần sử dụng đến những dụng cụ chuyên dụng cắt móng dành riêng cho bé và hãy tiến hành thật từ từ và cẩn thận. Hãy ấn phần thịt bên dưới móng tay của trẻ xuống, dùng kéo hay kìm bấm, cắt nhẹ nhàng và chính xác. Cá mẹ phải lưu ý không nên cắt móng sát quá sẽ khiến cho bé khó chịu.

    Việc cắt móng tay cho bé có thể sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như bạn có thêm sự trợ giúp của một người nữa. Một người sẽ cầm tay bé và giữ cho tay bé không cử động quá nhiều trong khi cắt.
    Đôi khi các mẹ thường dùng miệng để cắt móng tay cho trẻ thay vì dùng kéo, hay kìm. Cách làm này cũng là một cách hay, vì lưỡi và răng sẽ dễ cảm nhận hơn so với kéo, giảm nguy cơ móng tay trẻ bị tổn thương.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


Chia sẻ trang này