Giúp trẻ hết bị bắt nạt

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support, 27/11/2012.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Thông thường, phụ huynh rất nóng ruột khi thấy con bị người khác bắt nạt nên một số đã đánh các học sinh bắt nạt con mình hay thúc giục con đánh trả. Những hành động này đều sai lầm.

    Việc em Nguyễn Ngọc Diệu Ý (học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Trãi, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ hơn 2 tháng qua bị một nhóm bạn học thường xuyên chặn đường, buộc đưa tiền, mỗi lần từ 5.000 đồng đến vài chục ngàn đồng (Báo NLĐ ngày 4-12 đã đưa tin) là một ví dụ cho tình trạng học sinh bị bắt nạt đang xảy ra hiện nay và là vấn đề rất đáng phải quan tâm.

    [​IMG]

    Biểu hiện bất thường

    Kinh nghiệm qua quá trình tư vấn cho chúng tôi thấy học sinh bị bắt nạt thường ít khi báo ngay với cha mẹ hay giáo viên vì mắc cỡ và sợ bị rầy la. Thực tế, nhiều phụ huynh và giáo viên khi nghe các cháu phản ánh việc bị bắt nạt đã có những câu nói đại loại như: “Con đã làm cái gì sai nên người ta mới đánh con?”, “Bao nhiêu bạn chung lớp không sao cả mà sao chỉ có con bị?”... Thậm chí có người còn có hành động nóng nảy, la mắng.

    Nhìn chung, học sinh bị bắt nạt luôn có những biểu hiện khác thường. Chẳng hạn như thường tỏ ra ngần ngại khi đi học hay tham gia các hoạt động ngoại khóa. Một số không dám đi học thêm ở nhà giáo viên vì sợ sẽ gặp lại những bạn học bắt nạt hoặc sợ bị theo dõi trên đường; có em nằng nặc đòi chuyển trường, chuyển lớp, đột nhiên không chơi với bạn chung xóm hoặc chung lớp.

    Ở trường, những trẻ bị bắt nạt đôi khi bỏ học một số tiết hoặc thường xin giáo viên ra ngoài trong giờ học với lý do đi vệ sinh, thường quên làm bài tập về nhà hay không chuẩn bị bài trước.

    Các em cũng thường mất tập trung, hay nhìn ra bên ngoài khi giáo viên giảng bài và vì vậy kết quả học tập sút giảm rõ rệt. Một số em có biểu hiện không muốn cha mẹ đưa đi học vì sợ cha mẹ phát hiện và sợ những người bạn bức hiếp sẽ cho rằng các em đã báo sự việc cho người lớn.

    Do tâm lý lo sợ thường xuyên nên các em hay bị bắt nạt thường sẽ rụt rè ở nơi đông người, hối hả đi vệ sinh ngay sau mỗi lần đi học về. Một số em thường ở trong phòng riêng của mình, thường viện ra các lý do khác nhau như đóng tiền trợ cấp bão lụt, quỹ lớp... để xin tiền, thậm chí ăn cắp tiền trong gia đình.

    Đôi khi phụ huynh có thể thấy một số đồ đạc trong nhà bị mất mà không rõ nguyên nhân. Rất có thể trong những trường hợp ấy là do chính con của mình đã bị bạn dụ dỗ hoặc cưỡng ép lấy cắp.

    Nếu để ý thì trong trường hợp này, phụ huynh có thể phát hiện một vài cuộc điện thoại gọi vào những giờ nghỉ trưa hoặc đêm khuya mà khi nghe giọng nói của mình thì người gọi điện lại tắt máy.

    Có em thường về nhà muộn mà lý do không rõ ràng, trong cặp đôi khi có những đồ vật khác thường có thể làm tổn thương người khác như cây sắt, dây, dao, kéo hay lưỡi lam.

    Khuyến khích con nói ra sự thật

    Trong trường hợp đã biết chính xác con bị bắt nạt, phụ huynh đừng nóng vội la mắng vì sẽ khiến các em sợ hãi và cô đơn thêm vì chính lúc này các em rất cần sự bảo vệ và che chở. Phụ huynh nên nói chuyện với con bằng thái độ bình tĩnh và tìm mọi cách để khuyến khích con nói ra sự thật.

    Hãy động viên con rằng mọi việc đều có thể được giải quyết sớm. Đừng bao giờ nói rằng người lớn không có ý kiến gì về chuyện này cả, cho dù đó là những biểu hiện rất nhỏ của việc bắt nạt như chọc ghẹo tên của nhau.

    Thông thường, phụ huynh rất nóng ruột khi thấy con bị người khác bắt nạt nên một số đã hành động thiếu sự cân nhắc như đánh các học sinh đã bắt nạt con mình, tìm đến nhà để “mắng vốn” hay thúc giục con đánh trả. Những hành động này đều sai lầm vì sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật và sẽ đẩy con vào trạng thái căng thẳng hơn.

    Phụ huynh cũng cần ghi nhận cụ thể tất cả tình tiết, như việc con bị bức hiếp ở đâu, khi nào và do ai cầm đầu để báo lại với nhà trường. Không vội vã chuyển con sang lớp khác, trường khác hay cho con nghỉ học một vài ngày để tránh mặt các học sinh hay dọa nạt vì các em sẽ bị trêu chọc nhiều hơn khi quay trở lại trường.

    Nguồn: NLD/Thanh Niên
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. aqben

    aqben AQ Shop

    Tham gia:
    16/12/2011
    Bài viết:
    4,580
    Đã được thích:
    912
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Giúp trẻ hết bị bắt nạt

    Cảm ơn bạn,
    bé nhà mình không bị bắt nạt nhưng mình cũng áp dụng một số biện pháp để bé dũng cảm hơn
     
  3. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giúp trẻ hết bị bắt nạt

    Dũng cảm là thói quen tốt mà.Nhưng phải cho bé hiểu đc các vấn đề xã hội chứ dũng cảm chưa hẳn đủ
     
  4. aloso13

    aloso13 Banned

    Tham gia:
    15/1/2012
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Giúp trẻ hết bị bắt nạt

    Trong chuyện này có rất nhiều cái khó, thường thì khi nhỏ trẻ em sẽ nói thật hết mọi điều, quan trọng là bama có biết cách giải quyết ko @@
     

Chia sẻ trang này