Sinh non là một trong những rắc rối thai kỳ khiến không ít bà bầu phập phồng lo sợ bởi sinh non không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé về sau, bé dễ suy hô hấp, chậm phát triển, mắc các bệnh phổi mãn tính ... nhất là khi sinh non được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tử vong ở bé sơ sinh. Tuy nhiên các bà bầu vẫn có thẻ phòng ngừa rủi ro này nếu hiểu đúng về nó. Khi nào được xem là sinh non? Thông thường bà bầu có sức khỏe ổn đinh trong suốt thai kỳ sẽ sinh em bé từ tuần 38 - 40. Trường hợp em bé chào đời từ tuần 28 - 37 ( tính theo ngày đầu kỳ kinh gần nhất) thì được xem là sinh non ( hay còn được gọi là sinh sớm). Trong đó trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên các bác sỹ sản khoa xếp 3 nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non gồm Nguyên nhân do thai: Gồm nguy cơ do thai như bà bầu mang đa thai ( thông thường đối với đơn thai thì thời gian mang thai trung bình là 280 ngày nhưng song thai là 261 ngày và tam thai là 246.5 ngày) thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều ... làm cho tử cung căng to quá mức dễ dẫn tới chuyển dạ sớm. Nguyên nhân do mẹ: Dị tật ở tử cung là một trong những nguyên nhân phổ bến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần bảo gồm: u xơ tử cung to, hở eo tử cung, tử cung ngắn. Bên cạnh đó, bà bầu mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm nhiễm âm đạo ... thai phụ nhẹ cân hoặc thừa cân khi mang thai, bệnh nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao hoặc có phẫu thuật vùng bụng trong thời gian mang thai cũng tăng nguy cơ sinh non Các nguyên nhân khác: Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm ( dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai Theo : Báo sức khỏe