Hầu hết kinh nghiệm dạy con của chúng ta là sai lầm

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi bibabi, 3/11/2009.

  1. bibabi

    bibabi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/11/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cậu con 7 tuổi đưa cho bạn xem một bức vẽ mới về khủng long – giống như hàng tá tranh mà cậu đã vẽ. Bạn sẽ chỉ cho bé thấy cần phải tô màu đường viền cẩn thận hơn, hay nói với bé rằng đó là bức vẽ khủng long bạn thích nhất tới nay, và rằng bé thật giỏi?

    Vài tuần sau đó, cô con gái 14 tuổi của bạn từ trường trở về nhà trong nước mắt, và thú nhận rằng cô bé bị một vài bạn gái bắt nạt. Chúng réo tên, nói kháy và ra dấu lờ đi khi cô bé nói chuyện.

    Bạn sẽ trao đổi với con rằng con cần phân loại các bạn để chơi? Hay ôm con vào lòng thật chặt và hứa rằng chuyện đó không xảy ra?

    Nếu trong cả hai tình huống trên bạn đều lựa chọn giải pháp thứ hai, thì bạn là mẫu cha mẹ hiện đại điển hình: yêu con, bảo vệ con và tham gia sâu vào cuộc sống của đứa trẻ. Và theo một nghiên cứu mới nhất, bạn cũng đang làm tất cả những điều đó một cách sai lầm – dù là vì những lý do chính đáng nhất.

    Trên DailyMail, các tác giả nghiên cứu này lập luận: Nếu các bậc cha mẹ liên tục nói với con rằng chúng “giỏi giang, thông minh”, chúng sẽ trở nên lo lắng với những ý nghĩ thất bại.

    “Cú sốc dưỡng dục” là một cuốn sách đột phá mới, châm ngòi cho cuộc tranh cãi dữ dội tại Mỹ bằng cách phủ nhận rất nhiều kinh nghiệm cơ bản nuôi dạy con truyền thống.

    Trọng tâm của cuốn sách là một trong những câu hỏi cơ bản nhất của thời đại chúng ta: Tại sao, sau hàng thập kỷ được chăm sóc bởi nền giáo dục và các bậc cha mẹ tiến hộ, xã hội lại nảy sinh rất nhiều vấn đề với trẻ em và thanh thiếu niên.

    Dựa trên một khảo sát quy mô đối với các nghiên cứu khoa học gần đây nhất, các tác giả – Po Bronson và Ashley Merryman – khẳng định hầu hết những điều chúng ta nghĩ để trở thành cha mẹ tốt thực ra lại sai lầm.

    Họ lập luận rằng nhiều chiến lược nuôi dạy con của chúng ta đang đem lại kết quả ngược với mong muốn, bởi chúng ta không thực sự hiểu về cách mà trẻ con suy nghĩ và phát triển.

    Mặc dù không khuyến khích các bậc cha mẹ mỉa mai hay ép buộc con, song hai nhà nghiên cứu cho rằng những kiểu cha mẹ quá ít chỉ trích hay kỷ luật con thì về lâu dài sẽ làm hư đứa trẻ.

    Một trong những thất bại lớn nhất của kiểu cha mẹ hiện đại – theo các tác giả – là cố truyền cho trẻ lòng tự tôn bằng mọi giá. Chúng ta đang nuôi các con lớn lên một cách cẩu thả. Một bức vẽ đơn giản của trẻ cũng được xem “tuyệt vời”, trẻ làm được vài bài tập về nhà cũng sẽ nhận được lời khen “con thật thông minh”.

    Bằng cách ấy, chúng ta tạo ra “tâm lý ngôi sao”, khi mà trẻ con được nhận phần thưởng cho hành vi tốt. Trẻ cũng được cha mẹ bao bọc để tránh xa cảm giác thất bại.

    Lý thuyết nuôi con lâu nay cho rằng việc xây dựng lòng tự tin và tự tôn như vậy sẽ góp phần mang lại hạnh phúc, cuộc sống thành công hơn và nhiều mối quan hệ hơn trong cuộc đời đứa trẻ về sau.

    Nhưng nghiên cứu mới của tiến sĩ Carol Dweck tại Đại học Colombia, người đã tìm hiểu các nhóm trẻ trong hơn 10 năm qua, chỉ ra rằng điều ngược lại mới đúng. Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang tạo ra một thế hệ những đứa trẻ hỗn xược và những tên nghiện xì ke được tuyên dương, những người không thể thích nghi với các khó khăn và thất bại thường tình trong cuộc sống thường ngày.

    Chẳng hạn, khi thường xuyên khẳng định con thông minh, cha mẹ nghĩ rằng mình đang ủng hộ và động viên đứa trẻ, trong khi thực tế họ đang khoác cho đứa trẻ kỳ vọng quá lớn.

    “Thông minh” trở thành một danh hiệu đứa trẻ phải bảo vệ nếu muốn làm cha mẹ hài lòng. Nó trở nên lo lắng với suy nghĩ về sự thất bại và sẽ chỉ nỗ lực làm những việc “dễ dàng” – những thứ mà chúng biết có thể thành công, chứ không thất bại, cốt để được cha mẹ khen ngợi.

    Nhưng nếu chúng ta ca ngợi nỗ lực của con, nói với chúng sau một bài kiểm tra “Con chắc đã phải rất cố gắng trong bài thi này”, trẻ sẽ được ca ngợi về điều mà chúng thực làm. Và điều đó sẽ thúc đẩy trẻ cố gắng làm tốt hơn nữa.

    “Để việc khích lệ hiệu quả, lời ca ngợi phải cụ thể và xác thực, nghĩa là trẻ phải thực sự đạt được điều gì đó”, nhóm nghiên cứu cho biết.

    Khi một đứa trẻ làm hỏng việc gì đó, hoặc có sự xuống dốc trong học tập, chúng ta thường an ủi “không sao đâu”, để trẻ biết rằng cha mẹ yêu chúng dù cho chúng có thế nào đi nữa. Nhưng đó không phải là cách mà lũ trẻ hiểu. Trẻ sẽ hiểu rằng thất bại đó có vấn đề, bởi cha mẹ thường tỏ ra hạnh phúc và phấn khích khi trẻ làm tốt.

    Và bằng việc giả vờ như không có gì xảy ra, chúng ta sẽ không cho trẻ cái mà trẻ thực cần – những công cụ giúp trẻ kiểm soát nỗi thất vọng và làm tốt hơn trong lần sau.

    Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy lòng tự tôn cao có bất cứ ảnh hưởng nào đến việc cải thiện kết quả học tập, hoặc giảm thiểu những hành vi xấu.

    Thực tế, những đứa trẻ được bao bọc quá mức thường không hài lòng với người khác, và là những kẻ tồi trong nhóm chơi. Mục tiêu của chúng sẽ là duy trì hình ảnh đẹp của mình, và chúng sẽ làm bất cứ việc gì có thể – kể cả chỉ trích và xua đuổi người khác – nhằm biến mình trông tốt đẹp hơn.

    Những giải thích trên không có nghĩa là cha mẹ cả đời không bao giờ nên tán dương trẻ. Nhưng để có hiệu quả, lời ca ngợi đó phải cụ thể và sát thực. Và sự ca ngợi cũng phải cân bằng với việc phê bình có tính xây dựng một cách cẩn thận.

    Nghiên cứu cũng cho thấy những teen có xung đột với cha mẹ ở mức độ vừa phải thì nói chung có quan hệ tốt hơn với cha mẹ, nói dối ít hơn, và tự điều chỉnh mình tốt hơn.

    Nhiều phát hiện trong cuốn “Cú sốc dưỡng dục” không phải là thứ mà cha mẹ hy vọng hoặc muốn nghe, nhưng chúng ta phải nghe. Các tác giả – những người thừa nhận họ cũng làm cha mẹ và đã thực hiện tất cả những sai lầm này – tin rằng chúng ta, một cách đơn giản, đã trở nên xa lạ với các con mình.

    Chúng ta cần nằm trở lại quyền uy cha mẹ, ngừng việc “làm bạn” với con, và xem xét lại những điều mà trước đây chúng ta cho rằng tốt với chúng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bibabi
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Thái quá thì bất cập
    Trong bất cứ lĩnh vực nào - sự cực đoan không bao giờ đem lại kết quả tốt
    Trong lĩnh vực giáo dục trẻ em cũng thế
    Trước đây, quan niệm : Thương cho roi cho vọt ... còn là tư tưởng chủ đạo thì việc mọi thứ đều thông qua ...cây roi là điều đương nhiên trong sự nghiệp giáo dục của rất nhiều gia đình, nhất là ở những gia đình mà có ông bố "gia trưởng" và nghiêm khắc ( có thể do hồi bé, ông cũng đã bị nhừ tử vì roi )
    Đến khi văn hóa Tây Phương tràn vào, thì cũng không thiếu gì bà mẹ thích "cưa sừng làm nghé" để làm bạn với con - theo đúng tinh thần giáo dục mới ! Vì cho rằng phải làm bạn với trẻ để hiểu trẻ - nhưng rốt cuộc, hiểu thì vẫn chưa hiểu, nhưng chiều con thì "trên cả tuyệt vời ".
    Rốt cuộc - đánh con thì bị phê bình - chiều con thì bị nhắc nhở - làm sao bây giờ ?
    Có lẽ, chúng ta nên có được một tâm thế tự nhiên, không ép buộc mà cũng không thả lỏng con và phải hiểu là có những điều cần đánh thì cứ 3 roi một cách nghiêm chỉnh, nhưng cũng có những điều cần vui vẻ hòa đồng thì cũng sẵn sàng chơi với con.
    Chúng ta có thể tạm chia ra như sau :

    Những lĩnh vực mà cha mẹ phải thực hiện:
    -Chỉ dẫn cho con cách ứng xử với những người chung quanh và các vấn đề xã hội
    -Cung cấp cho con những nhu cầu hợp lý và buộc con phải có những bổn phận
    -Hướng cho con đến những giá trị tinh thần và lý tưởng trong cuộc sống

    Những lĩnh vực mà cha mẹ nên giúp đỡ:
    -Bảo vệ con trước những tác động xấu của môi trường bên ngoài
    -Giúp con những phương tiện để phục vụ các hoạt động cho gia đình và bản thân
    -Chỉ ra cho con những mặt mạnh/ mặt yếu để con có thể phát triển hay khắc phục.

    Những lĩnh vực mà cha mẹ cần tôn trọng:
    -Tôn trọng không gian sống cũng như vật dụng cá nhân của trẻ
    -Chấp nhận những sở thích, những mong muốn của trẻ
    -Tôn trọng những mối quan hệ bạn bè và không phê phán trẻ trước bạn của chúng

    Hy vọng là với những nguyên tắc nêu trên, cha mẹ vừa là người chỉ huy, người dẫn đường và cũng là người đồng hành với trẻ trên bước đường phát triển
    ( Rõ ràng là chẳng dễ thực hiện phải không ? - Nhưng cứ cố gắng, cũng đừng buộc mình phải trở thành những người làm cha mẹ một cách mẫu mực - vì đâu có gì là hoàn hảo đâu ! )
     
    lamphuong thích bài này.
  3. lamphuong

    lamphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/9/2008
    Bài viết:
    1,097
    Đã được thích:
    224
    Điểm thành tích:
    103
    Chúng ta cần nằm trở lại quyền uy cha mẹ, ngừng việc “làm bạn” với con, và xem xét lại những điều mà trước đây chúng ta cho rằng tốt với chúng.

    Khi đón nhận con chào đời, ba mẹ bao vui mừng nhưng khi nhìn con lớn từng ngày, niềm vui và nỗi lo về con của ba mẹ cùng tăng. Nhiều khi thấy mình làm thế này là phải thế kia là không phải, nếu ngừng việc làm bạn với con thì cha mẹ thể chẳng thể hiểu nổi con đang suy nghĩ gì, thích gì, đang lo lắng gì và đang có chuyện vui buồn xảy ra với con, con ở lớp chơi với bạn ra sao, các bạn của con thế nào, chứ nhiều khi trẻ có cách ứng phó, dấu diếm cha mẹ rất tài tình. Đến khi con đi sai đường, cha mẹ kéo con lại không kịp nữa rồi.Mình chỉ muốn nói là cha mẹ vẫn phải là bạn của con trong suốt quãng đường đời con đi nhưng không có nghĩa khi là bạn của con, cha mẹ tò mò, thọc mạch vào những chuyện quá riêng tư của con, cho mình quyền xâm phạm quá sâu vào phòng ở,cặp sách, ngăn tủ và tra khảo bạn bè của con.

    Và để làm được những gì bác Lekhanh viết thì em thấy mình quá "siêu"
     

Chia sẻ trang này