Khác: Hãy chung tay cùng Jade xây dựng cẩm nang cho cha mẹ và con nhé!!!

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi jadecloudshop, 18/7/2013.

  1. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Cha mẹ và bé yêu

    Thông báo: Mời các bạn join group fb của mình nhé! Hội chia sẻ kinh nghiệm thực tế nuôi con.



    Chúng ta được sinh ra và lớn lên bên vòng tay yêu thương của cha mẹ, như một vòng quay của tạo hóa chúng ta rồi cũng trở thành những bậc sinh thành, cũng dậy dỗ con yêu khôn lớn. Bao chờ mong, bao khát khao, bao kỳ vọng chờ đợi bé yêu ra đời. Sinh con ra rồi mới biết lòng cha mẹ. Chúng con biết ơn cha mẹ nhiều lắm.
    Topic này Jade muốn xây dựng trên những bài viết sưu tầm, những kinh nghiệm thực tế của các ông bố, bà mẹ. Rất mong các bạn, các anh/ các chị hãy cùng với Jade xây dựng nên một cẩm nang sống trong lòng của "Làm Cha Mẹ".








    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [video=youtube_share;CM5Slb5QROs]http://youtu.be/CM5Slb5QROs[/video]​



























    GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MANG THAI
    [​IMG]
    - Chuẩn bị mang thai cần gì?
    - Chuẩn bị mang thai tốt nhất nên làm gì?
    - Chuẩn bị trước khi mang thai.
    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI KỲ
    [​IMG]
    - Những kiến thức cơ bản cần biết khi mang thai.
    THAY ĐỔI CỦA MẸ
    [​IMG]
    - Ngắm sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu.
    - Những thay đổi khiến mẹ bầu xấu hổ.
    NHỮNG LƯU Ý TRONG THỜI KỲ MANG THAI
    [​IMG]
    - Giúp mẹ bầu đối phó với thời tiết mùa đông
    - Lưu ý mẹ bầu vào thời tiết chuyển mùa.






    DINH DƯỠNG TRONG THỜI KỲ MANG THAI
    [​IMG]
    - Những thay đổi về dinh dưỡng mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai.
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 0-8 tuần
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 9-12 tuần
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 13-16 tuần
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 17-20 tuần
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 21-24 tuần
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 25-28 tuần
    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu cho thai từ 29-32 tuần

    - Dinh dưỡng cho mẹ bầu ch thai từ 35-40 tuần
    CHUẨN BỊ ĐỒ ĐI SINH
    [​IMG]
    - 1 số kinh nghiệm bản thân sau sinh.
    - Chuẩn bị đồ sinh bé mùa đông
    - Chuẩn bị đồ đi sinh.
    CHĂM SÓC CHO MẸ VÀ BÉ SAU SINH
    [​IMG]
    - Mẹo cho mẹ bầu sinh con mùa đông.
    - Chăm sóc con tuần đầu tiên chào đời.
    - Cách giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ sơ sinh.





    KINH NGHIỆM LÀM HỒ SƠ SINH TẠI CÁC BỆNH VIỆN
    - Kinh nghiệm đi sinh tại viện PSHN của mẹ cahaphapca.
    - Kinh nghiệm đi sinh tại viện Bưu Điện của mẹ xuxu3003





    NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
    [​IMG]
    - Những điều thú vị về sữa mẹ.
    THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO CON
    NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN QUÝ BÁU KHI NUÔI CON
    - Chè vừng đen giúp sinh thường dễ dàng.
    - Cách sử dụng bột nghệ cho phụ nữ sau sinh.
    - Cách ngâm rư ợ u gừng nghệ giúp chị em cải thiện vóc dáng sau sinh.
    - Trị hen suyễn bằng cá ngựa
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi jadecloudshop
    Đang tải...


  2. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    CHUẨN BỊ MANG THAI CẦN GÌ?

    Không phải chờ đến khi mang thai mới chuẩn bị cho mình sức khỏe cũng như ăn uống đầy đủ mà các bà mẹ phải chuẩn bị cho mình rất nhiều điều trước khi nghĩ đến chuyện có thai.

    Không như trước đây, các bà mẹ thường bồi dưỡng cơ thể sau khi bắt đầu biết mình có thai, với quan niệm cố hữu là “ăn cho hai người”. Giờ đây, khi quyết định sẽ sinh con, các bà mẹ sẽ đến gặp bác sỹ xin lời khuyên, ăn uống bồi bổ và chuẩn bị sẵn sàng để thụ thai.

    Những lời khuyên được bác sỹ đưa ra dưới đây là danh sách các việc bạn cần phải thực hiện trước khi bước vào thời kỳ bầu bí:

    Bổ sung axit folic hàng ngày để giảm nguy cơ con sinh ra bị dị tật ống thần kinh và cần nhớ rằng không nên chờ cho đến khi mang thai mới bổ sung mà phải từ trước đó vài tháng. Nguồn axit folic phổ biến nhất có trong đậu đỗ, cam quýt, rau súp lơ, cải xanh… Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều bởi nhiều axit folic quá cũng gây nguy hiểm cho thai nhi.
    Uống nước đầy đủ và đảm bảo đủ 2l/ 1 ngày. Không được uống các loại thức uống có ga, cồn, nước đóng hộp, nước tăng lực… bởi hầu hết các nước này có chứa chất ngọt và màu nhân tạo. Vì thế, chỉ nên bổ sung nước lọc hàng ngày mà thôi.
    Không uống r***, bia, hút thuốc lá ngay cả khi chưa mang thai, vì các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy rằng, thuốc lá sẽ khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
    Hạn chế ăn các loại mỡ động vật bởi nó có khả năng tổng hợp các chất hóa học, gây tích lũy trong cơ thể và gây ra những bệnh đặc biệt nguy hiểm. Không nên ăn các món rán và tốt nhất là không nên ăn nhiều thịt.
    Thủy hải sản là nguồn bổ sung canxi dồi dào nhưng đồng thời cũng chứa nhiều thủy ngân, PCBs (một chất gây ung thư) nên hãy chọn các loại cá nhỏ, mức độ ô nhiễm thấp hơn.

    Chuẩn bị mang thai cần làm gì? - Mẹ mang thai - Chuẩn bị mang thai

    Ăn uống, bổ sung đủ chất để đảm bảo sức khỏe trước khi mang thai.
    Đi khám tổng quan về cơ thể để tìm ra các căn bệnh tiềm ẩn và để xem bạn có đủ sức khỏe để mang thai hay không.
    Đi gặp bác sỹ nha khoa để lấy cao răng, kiểm tra răng sâu và khám tổng quát trước khi có thai bởi sau đó, bạn sẽ tuyệt đối không thể động vào răng lợi khi đã có thai.
    Uống các loại vitamin bổ sung, đa vitamin.
    Tham dự các lớp tập luyện thể dục như Yoga, đi bộ… để có sức khỏe tốt, sẵn sang cho thời kỳ quan trọng.
    Chuẩn bị tài chính vững vàng khi một thành viên mới chuẩn bị xuất hiện trong gia đình bạn. Sau khi có con, vợ chồng bạn hầu như sẽ không tiết kiệm được đồng nào nữa bởi bé sẽ tiêu tốn gần như toàn bộ số tiền hai vợ chồng bạn kiếm được.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
    xixox thích bài này.
  3. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    CHUẨN BỊ MANG THAI TỐT NHẤT NÊN LÀM GÌ?

    Các cặp vợ chồng nên có kế hoạch kỹ càng, dài hơi cho việc sinh con. Thời điểm thụ thai tốt nhất vào lúc vợ chồng khỏe mạnh, tình cảm hạnh phúc nhất, khí hậu ôn hòa, vật chất đầy đủ… Đây là những điều kiện tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

    Nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thụ thai

    Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

    Việc kiểm tra sức khỏe trước khi thụ thai của cả vợ và chồng có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của người mẹ và em bé. Thông qua việc kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu những thông tin về lịch sử bệnh lý của cả vợ và chồng, bác sỹ sẽ có những đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng, khả năng thụ thai và sinh con, những trường hợp nên và không nên mang thai, những trường hợp cần phải được theo dõi trong quá trình mang thai… và cả những tư vấn cần thiết để thụ thai thành công.

    Ghi lại kỳ kinh

    Việc ghi lại kỳ kinh của mình sẽ giúp bạn có thể tính được tuổi thai và ngày dự sinh. Xác định tuổi thai rất quan trọng trong các xét nghiệm, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và cách điều trị trong quá trình mang thai.

    Kiểm tra biện pháp tránh thai

    Phụ nữ uống thuốc tránh thai dài ngày phải ngừng uống trên 6 tháng mới được có thai, tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nếu đặt vòng tránh thai, sau khi tháo vòng ra thì cần phải đợi đến 2-3 kì kinh nguyệt ổn định trở lại mới nên có thai.

    Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết

    Nếu vợ hoặc chồng đã uống hoặc tiêm một loại thuốc nào đó để chữa bệnh thì cần phải hỏi bác sĩ chuyên khoa xem có nguy hại đến thai nhi không? Nếu có, phải ngừng dùng thuốc 1 thời gian nhất định, rồi mới nên có thai.

    Bỏ thói quen xấu

    Nếu vợ hoặc chồng có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống r***… thì nên ngừng hẳn, vì nó rất có hại cho thai nhi. Đồng thời, các đồ uống có cafein như cà phê, trà, côcacôla cũng phải giảm hoặc ngừng.

    Tránh làm việc ở môi trường độc hại

    Trước khi có thai nửa năm, cả 2 vợ chồng không nên tiếp xúc với môi trường độc hại, các chất có hại, tránh tiếp xúc với các loại ô nhiễm như: nguồn nước, môi trường, nông dược, phóng xạ…

    Tăng cường dinh dưỡng và khoáng chất

    Cả 2 vợ chồng phải cần tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm protein động vật. Đồng thời, bổ sung vitamin và khoáng chất cho người mẹ. Bắt đầu uống 1 viên vitamin có chứa 0,4mg (400mcg) axit folic/ngày trước khi mang bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung canxi ở thời kỳ này. Tốt nhất là bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn đề uống đúng liều lượng cần thiết.

    Tránh mặc đồ lót chật

    Đặc biệt là nam giới không nên mặc quần lót bó sát người, vì điều này ảnh hưởng bất lợi trong việc sản sinh ra tinh trùng và tuần hoàn huyết dịch ở bao tinh hoàn, quấy nhiễu công năng điều tiết nhiệt của bao tinh hoàn, do đó ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát dục bình thường của tinh trùng.
    Rèn luyện thân thể

    Cả hai nên rèn luyện thể dục khoảng 30 phút/ngày để duy trì và tăng cường sức khỏe. Việc này rất có lợi cho thai nhi sau này.
     
    xixox thích bài này.
  4. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MANG THAI

    Bạn và ông xã đang tính có em bé vào sang năm, nhưng bạn cũng đang băn khoăn rằng liệu mình phải chuẩn bị những gì, nhất là về mặt sức khỏe. Theo các chuyên gia thì bạn nên dành 6 tháng chuẩn bị trước khi thụ thai, đây là thời gian đủ để bạn có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

    Sự chuẩn bị chu đáo trước khi mang thai sẽ mang cho bạn trái ngọt

    Khám sức khỏe

    Đa số người Việt rất ngại khám sức khỏe hay đi gặp bác sĩ bởi họ luôn “cảm thấy” mình khỏe mạnh. Thói quen tự điều trị khi bệnh còn nhẹ đã khiến cho các nguy cơ không được tầm soát kỹ lưỡng. Để chuẩn bị cho em bé của bạn, việc đi khám sức khỏe là rất cần thiết, điều này không chỉ giúp cho bạn nắm được trạng thái thực của mình mà còn giúp bạn phát hiện những nguy cơ bệnh có thể gây dị tật thai nhi. Chẳng hạn nếu bạn chưa có kháng thể Rubella thì việc khám sức khỏe trước khi mang thai là rất cần thiết bởi nguy cơ phải bỏ thai do Rubella ngày càng tăng cao.

    Một lợi ích khác là việc khám sức khỏe cũng là cơ hội để bạn biết chắc chắn các chỉ số cơ thể, ví dụ qua chỉ số BMI bạn có thể biết là bạn béo quá hay gầy quá. 6 tháng tiếp theo đủ để bạn có sự tăng cân hoặc ép cân 1 cách hợp lý trước khi bước vào giai đoạn bầu bí. Hãy nhớ rằng nếu mẹ quá gầy thì thai nhi sẽ khó phát triển tốt và bạn có thể thiếu sữa. Ngược lại nếu quá béo thì các nguy cơ bệnh tiểu đường, tiền sản giật hay bệnh tim mạch sẽ tăng cao…

    Tiêm phòng bệnh

    Rất nhiều phụ nữ mang thai đã phải hối hận vì không có sự nhìn nhận đúng đắn về nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm. Hãy nên nhớ rằng nếu bạn không có sự phòng thủ kỹ càng, nguy cơ đối với thai nhi sẽ tăng rất cao. Để biết được bạn phải tiêm phòng những gì, hãy giữ kết quả khám sức khỏe tổng thể của bạn và lập danh sách các bệnh cần tiêm để có kế hoạch phù hợp. Các bệnh quen thuộc đó là: Rubella, Thủy đậu, Sởi, Quai bị, Cúm, Viêm gan B… Đây đều là những bệnh vô cùng nguy hiểm cho bé yêu của bạn khi còn ở trong bụng mẹ.

    Chuẩn bị dinh dưỡng

    Dinh dưỡng rất quan trọng đối với thai kỳ, chính vì vậy bạn phải có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Hãy xem lại chế độ ăn của bạn xem có đủ chất không, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có bị thiếu canxi, thiếu máu, thiếu vitamin… hay không vì như vậy bạn có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bạn. Hãy loại bỏ các tác nhân gây hại khỏi đời sống hàng ngày của bạn như thuốc lá, bia r***, cafe… Nếu ông xã bạn hút thuốc, hãy yêu cầu không hút khi có bạn ở gần và tránh để khói thuốc ở quanh bạn.

    Hãy bắt đầu bổ sung các loại vitamin, sắt, axit folic, canxi… trước 1-3 tháng để bảo đảm bạn có lượng vi chất dồi dào, em bé sẽ lấy phần lớn lượng vi chất đó của bạn để phát triển.
    Và còn những gì khác?

    - Hãy dừng uống thuốc tránh thai hoặc tháo vòng trước khoảng 4 tháng và chuyển qua biện pháp dùng bao cao su

    - Hãy tẩy giun trước 2-3 tháng để bảo đảm bạn “sạch sẽ”

    - Hãy đi khám phụ khoa để bảo đảm bạn không bị viêm nhiễm gì trước khi mang thai

    - Hãy tự chăm sóc mình tốt hơn, tránh các việc nặng nhọc, tránh thức khuya dậy sớm, tránh tham công tiếc việc và đặc biệt là hãy giữ tinh thần sảng khoái cho tới khi thụ thai cũng như toàn bộ thai kỳ.
     
    xixox thích bài này.
  5. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    MẸO CHO MẸ BẦU SINH CON MÙA ĐÔNG


    Nhiều mẹ bầu tỏ ra lúng túng với việc chuẩn bị đón em bé chào đời vào mùa đông, nhất là trong lần sinh con đầu tiên, bởi những lo lắng rằng thời tiết lạnh giá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vậy dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích dành cho các mẹ chuẩn bị đón “thiên thần mùa đông” của mình nhé!

    1. Mua sắm

    Mùa đông, bạn cần nhiều quần áo và chăn để giữ ấm cho bé. Cũng cần sắm nhiều hơn các phụ kiện như tất chân, tất tay, khăn các loại, tã giấy, tấm lót, ...vì thời tiết lạnh bé sẽ “tè” nhiều hơn mà những ngày mưa phùn quần áo sẽ lâu khô.

    * Mua tất tay và tất chân cùng màu để nếu con chỉ bị bẩn 1 bên mình có thể thay mà không bị cọc cạch. Nên dùng loại có dây buộc vì loại có chun sẽ rất dễ tuột ra hoặc lằn tay bé. Các bạn nhớ lộn mặt trong ra nếu có chỉ thừa thì cắt đi nhé.
    * Mua 2 khăn bông cỡ lớn và 2 khăn xô tắm để ủ cho con sau khi tắm. Khăn bông để ngoài khăn xô nên bạn có thể dùng vài lần hãy giặt vì mùa đông rất lâu khô, sau khi tắm cho con xong bạn có thể phơi khăn bông lên cho khô.
    * Mua khoảng 5 chiếc khăn bông gạo, có những hôm trời rất lạnh bạn có thể quấn từ ngực xuống cho con sau khi tắm để giữ nhiệt cho con.
    * Yếm cottom cho con, nhiều mẹ nghĩ yếm nilon sẽ giữ nhiệt tốt, đúng mà cũng chưa đúng vì yếm nilon rất bí cho con. Mình thì chỉ dùng yếm nilon khi đi đường để giữ ấm ngực cho con.

    - Với quần áo: Mua ít hoặc không cần các loại quần áo sơ sinh mỏng và ngắn vì bé sẽ lớn rất nhanh, hết mùa đông sẽ không mặc vừa nữa. Nên mua nhiều quần áo dài, bodysuit, ...
    * Mua khoảng 5-8 chiếc áo sơ sinh dầy cỡ số 1 và 2 và quần thì khoảng 20 chiếc mỗi loại. Bé sẽ rất nhanh lớn. Như bé nhà mình dùng áo cỡ số 1 được khoảng 20 ngày là chuyển sang cỡ số 2 rồi.
    * Vài bộ bodysuit bằng nỉ sẽ là giải pháp giữ nhiệt rất tốt cho con.
    * Khi con quá nhỏ mình không dùng áo khoác vì mặc vào cho con rất khó, bạn có thể dùng chăn ủ hoặc bộ body liền, dầy mặc ngoài cho con để giữ ấm toàn thân.

    http://anh.*********/upload/4-2012/images/2012-11-29/1354150739-dochobe-eva1.jpg
    Mẹ cần lên kế hoạch sắm đồ cho em bé từ tháng thứ 7 trở đi​

    Có nhiều mẹ bầu nghĩ rằng áo len chui đầu và cao cổ sẽ giữ ấm bé tốt hơn, nhưng vấn đề ở chỗ bé sẽ khóc thét nên mỗi lần thay đồ. Vì vậy nên thay thế bằng áo len dạng đóng cúc, thêm vào đó mẹ hãy dùng khăn sữa để giữ ấm ngực và cổ cho bé, như vậy mỗi lần bé trớ sẽ chỉ phải thay khăn mà không cần thay cả áo. Mẹ cũng nên lưu ý khi chọn các loại áo len, vì nếu chất len xù, cứng có thể khiến bé bị dị ứng. Tốt nhất nên mua quần áo sơ sinh có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho con. Với trẻ sơ sinh chưa phải ra ngoài nhiều thì nên chọn quần áo bằng cotton dày thay vì áo len.

    Quần áo mùa đông dày và lâu khô, vì thế hãy chuẩn bị mua sắm sớm một chút, để có thời gian giặt sạch và phơi nắng trước khi bé chào đời. Nếu có điều kiện, hãy sắm một chiếc máy sấy quần áo, bạn sẽ không phải lo lắng những ngày mưa phùn, vì bé sẽ luôn có quần áo thơm tho và sạch khuẩn.

    - Các phụ kiện khác: Mùa đông, dùng tã giấy sẽ giữ ấm cho bé tốt hơn tã xô, nên mẹ hãy chuẩn bị nhiều tã giấy một chút. Để tránh bé tè hay ị ra chăn nệm, mẹ hãy dùng tấm lót (loại 1 mặt là nilon, 1 mặt bông) cho bé nằm lên cũng như khi thay tã. Tấm lót cần được thay giặt thường xuyên để giữ vệ sinh cho bé.

    Mùa đông, dùng khăn ướt lau vệ sinh cho bé là không hợp lí vì vừa lạnh lại tốn kém. Hiện nay, đã có loại khăn khô của Bobby sẽ rất thích hợp cho mùa đông bạn nhé. Một chút nước ấm để bạn có thể nhúng chiếc khăn giấy vào vệ sinh cho bé.

    Các mẹ nên dùng loại chậu tắm to, cho nhiều nước để tránh hao nhiệt nhiều trong thời gian tắm, con phải được chìm toàn thân vào nước hơn nữa đến khi con lớn hơn vẫn có thể dùng được.

    Nếu không có điều hòa, nên mua máy sưởi để làm ấm không khí trước khi tắm bé. Bình nước nóng cũng rất cần thiết trong mùa đông nữa, các mẹ hãy ghi nhớ nhé!

    2. Chăm sóc bé


    - Phòng ốc: Đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá lạnh và phải kín gió. Dùng thêm máy sưởi khi cần thiết. Nếu có điều hòa, bạn cần chú ý đến hệ thống thông gió để luôn có không khí tươi trong phòng. Bạn cũng phải lưu ý vệ sinh thường xuyên các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt… và bộ phận lọc không khí. Sử dụng thêm thiết bị tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để không làm khô da bé.

    - Ủ ấm cho bé đúng cách: Không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn khiến trẻ khó chịu. Chỉ nên mặc quần áo đủ ấm và không chật quá. Nếu thấy trẻ cựa quậy, cáu và khóc thì nên kiểm tra lưng xem bé có bị toát mồ hôi không. Lúc đó phải bỏ bớt quần áo để bé dễ thở và đỡ nóng nực.

    - Tắm cho bé: Dùng nước ở nhiệt độ 36 độ C đến 38 độ C , hãy nhúng sâu khuỷu tay của mẹ xuống nước, nếu thấy rất ấm nhưng không bỏng rát thì đó là nhiệt độ thích hợp cho bé ( với những bạn sinh lần đầu còn nhiều lo lắng và bỡ ngỡ bạn cũng có thể mua nhiệt kế đo nhiệt độ nước cho con ngoài cửa hàng bán đồ sơ sinh). Phòng tắm phải tuyệt đối kín gió, và có nhiệt độ khoảng 28 đến 30 độ C là tốt nhất. Nên làm ấm phòng 15 phút trước khi tắm cho bé đồng thời chuẩn bị đầy đủ khăn và quần áo, tất chân, bao tay cần thiết. Nên hơ quần áo trước máy sưởi để chúng ấm lên trước khi mặc cho bé.

    Mẹ cũng lưu ý các bước tắm cho bé: rửa mặt, gội đầu trước rồi mới tắm toàn thân. Khi bé gội đầu thì đừng vội cởi quần áo. Cần tắm nhanh để bé không bị mất nhiệt nhiều. Nên tắm vào khoảng 10 – 11 giờ trưa hoặc 3 – 4 giờ chiều, khi đó không khí sẽ ấm hơn. Khi tắm, nhớ để ý vệ sinh cả phần kẽ chân, kẽ tay cho bé.

    Với mẹ lần đầu sinh con, khi bé chưa rụng rốn, cách tốt nhất là nên thuê y tá tắm cho bé. Không chỉ đảm bảo an toàn, bạn sẽ học được cách tắm cho bé nhanh, sạch và được hướng dẫn vệ sinh cho bé đúng cách. Đồng thời, y tá cũng chỉ cho bạn cách phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh.

    Khi tắm xong nên ôm và cho bé ti ngay, bé sẽ không bị nấc vì nhiễm lạnh. Đừng quên dùng nước muối sinh lí vệ sinh mắt và mũi cho bé.

    - Tắm nắng: Ngay sau khi sinh một tuần, nên tận dụng những ngày hửng nắng để cho bé ra ngoài trong khoảng 8 – 10 giờ sáng hoặc 3 đến 5 giờ chiều. Ban đầu chỉ nên cho bé tắm trong vòng vài phút, sau đó tăng dần thời gian lên. Nên cởi bỏ quần áo để bé tắm nắng tay, mặt và mông trước. Nếu trời nhiều gió thì nên để bé trong nhà và tắm nắng qua cửa sổ mở rộng.

    http://anh.*********/upload/4-2012/images/2012-11-29/1354150739-samdochobe-eva2.jpg
    Phòng có ánh sáng sẽ tiện cho việc tắm nắng của bé. ​

    - Cho bé bú: Lấy khăn sạch nhúng nước ấm lau đầu ti trước khi cho con bú. Mẹ cũng chú ý không dùng sữa tắm hay xà phòng thoa lên đầu ti khi tắm nhé!

    - Vệ sinh cho mẹ: Mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất nên cần được giữ vệ sinh cơ thể và quần áo sạch sẽ. Như thế sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

    Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ hữu ích cho mẹ bầu chuẩn bị sinh nở vào mùa đông. Hãy học hỏi thêm từ người thân, bạn bè và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có thật nhiều kiến thức chăm sóc bé hơn nữa. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh trong mùa đông này!
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
    xixox thích bài này.
  6. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    GIÚP MẸ BẦU ĐỐI PHÓ VỚI THỜI TIẾT MÙA ĐÔNG


    Trong những ngày giá lạnh, mẹ bầu cần chú ý:
    * Dù thời tiết bên ngoài đang rất lạnh nhưng không khí trong phòng cần được thoáng khí. Đừng đóng kín tất cả các cánh cửa trong nhà.
    * Không nên đi tắm hơi hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng, mặc dù chúng rất hấp dẫn. Nhưng tắm nước nóng nhiều khiến da khô và thêm ngứa.
    * Không nên nằm nhiều trên giường, dù trời lạnh ai cũng ngại phải chui ra khỏi chiếc chăn ấm.
    * 3 tháng trước khi mang thai nên tiêm phòng cúm.
    * Không chơi thể thao trong những ngày gió lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ chấn thương tại thời điểm này.
    * Chỉ làm các công việc nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng, tổn thương đến các dây chằng.
    * Có thể thưởng thức 1 tách sôcôla nóng hoặc trà thảo dược để làm ấm người.
    * Luôn giữ ấm cơ thể.
    * Nếu các công việc nhà khiến bạn quá mệt mỏi nên nhờ sự trợ giúp từ những người thân.
    * Nên có các giấc ngủ ngắn trong ngày.
    * Không tham gia vào các hoạt động ngoài trời nếu không thực sự cần thiết.

    Che chắn và giữ ấm
    Trong những ngày trời lạnh, mẹ bầu cần thận trọng trong việc bảo vệ cơ thể và làn da. Khi thai nhi ngày càng phát triển, diện tích bề mặt da bụng sẽ tiếp xúc nhiều hơn với nhiệt độ bên ngoài, khiến cơ thể chị em dễ bị lạnh hơn. Đồng thời, làn da dễ bị khô, hanh do mất nước.

    Lời khuyên:

    * Trước khi ra khỏi nhà nên kiểm tra nhiệt độ thời tiết ngoài trời.
    * Sử dụng áo gió chống nước để khoác ngoài.
    * Giữ ấm tay, cổ, chân bằng các phụ kiện cần thiết và đủ ấm.
    * Sử dụng gel rửa tay khô tiện lợi và đề phòng vi khuẩn tấn công.
    * Sau khi tắm dùng kem dưỡng thể để giữ ấm cho làn da.
    * Đối với da mặt nên dùng kem dưỡng da có chỉ số SPF phù hợp, thành phần tự nhiên và an toàn.
    * Dùng son dưỡng môi để tránh tình trạng nứt và khô môi gây chảy máu.
    * Đi giày đế bệt và mặt đế có độ chống bám tốt.

    Mẹ bầu xinh đẹp và khỏe mạnh
    Trong những ngày tiết trời lạnh giá, mẹ bầu vẫn đẹp và thời trang với những phong cách độc đáo. Điều này sẽ giúp chị em quên đi việc phải trải qua một mùa đông u ám và luôn tự tin vào bản thân.

    * Sử dụng áo khoác mùa đông dành cho bà bầu. Những chiếc áo gió, dáng dài, rộng rãi sẽ phù hợp với mẹ bầu trong ngày lạnh. Bạn vẫn hợp thời trang và bảo vệ được sức khỏe.
    * Mặc nhiều lớp áo mỏng hơn là một chiếc áo dày. Xu hướng layer (nhiều lớp áo) vẫn đang rất thịnh hành.
    * Các loại váy, áo len với màu sắc sặc sỡ sẽ giúp bạn giữ ấm thân nhiệt. Chất liệu len co giãn sẽ giúp mẹ bầu thoải mái.
    * Sử dụng khăn, kết hợp với các phụ kiện sáng màu để làm nổi bật bộ trang phục của bạn.
    * Đừng quên những chiếc hoa tai để thêm phần hấp dẫn.
    * Nếu như tình hình tài chính của bạn không cho phép để thường xuyên mua sắm thay đồi trang phục thì có thể trao đổi quần áo với các bà bầu khác cũng đang cùng mục đích như bạn. Phụ nữ không hoàn cảnh nào vẫn muốn mình luôn xinh đẹp, trẻ trung phải không các mẹ?

    Hướng tới mùa xuân đang về
    Mẹ bầu đừng để cái lạnh của mùa đông khiến mất tinh thần và thêm mệt mỏi. Thay vào đó, các mẹ hãy hướng đến những ý nghĩ tích cực, khi chỉ còn ít lâu nữa là mùa xuân mới sẽ sang thôi.

    Thời gian mang thai có thể là vào những ngày lạnh nhưng khi bạn sinh em bé thì lúc đó đã sang xuân hoặc hè tới. Những tia nắng mặt trời ấm áp đang chờ đón cả hai mẹ con nhà bạn đấy!
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
    xixox thích bài này.
  7. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA CÁC MẸ BẦU CẦN CHÚ Ý

    Vào những ngày thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ sẽ thường xuyên thay đổi, có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Bởi vậy, để cơ thể không bị sốc nhiệt mẹ bầu nên tránh một vài điều dưới đây.

    Không lựa chọn trang phục phù hợp
    Đảm bảo cơ thể không bị lạnh là điều quan trọng nhất khi thời tiết chuyển mùa. Vào những ngày này, nhiệt độ sẽ thường xuyên thay đổi và bà bầu cần phải lưu ý để cơ thể không bị sốc nhiệt.

    Vào buổi sáng, mẹ bầu nên lựa chọn trang phục ấm áp, không nên để vùng cổ và bàn chân bị lạnh. Khi tới buổi trưa, nhiệt độ cao hơn có thể sẽ khiến mẹ bầu thấy nóng. Thời điểm này, mẹ bầu có thể cởi bớt áo khoác để cơ thể không bị bí bức. Tuy nhiên tới tầm chiều tối thì nhiệt độ lại thấp xuống nên mẹ hãy mang theo một chiếc khăn để choàng cho vùng cổ. Do đó, mẹ bầu nên

    Những việc bà bầu nên tránh khi thời tiết chuyển mùa - Mẹ mang thai - Bà bầu cần biết - Những điều cần biết khi mang thai - Sức khỏe khi mang thai
    Bà bầu nên chú ý bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giao mùa.

    Đeo khẩu trang quá lâu
    Nhiệt độ và độ ẩm trong tiết trời chuyển mùa thường xuyên thay đổi. Đó đó, để tránh cho mình không bị nhiễm lạnh, và tránh hít phải khí bụi nhiều bà bầu thường xuyên đeo khẩu trang như là một cách bảo vệ cơ thể cũng như vùng mũi của mình. Tuy nhiên thực tế, việc dùng khẩu trang quá lâu khiến toàn bộ vùng mũi của bà bầu trở nên bí bách, mặt khác sau khi thở ra, các mẹ bầu lại hít phải chính khí cabonic do mình thở ra. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

    Ngoài ra, vùng mũi có rất nhiều mạch máu được lưu thông mạnh mẽ. Khi đeo khẩu trang lâu khiến nhiệt độ của khu vực này tăng lên, kích thích niêm mạc mũi . Không chỉ vậy, không khí ẩm ướt trong khẩu trang có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và bụi. Những vi trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp khiến các bà mẹ tương lai bị bệnh.

    Việc dùng khăn quàng để che mũi cũng được khuyến cáo là không nên bởi nhiều loại khăn quàng cổ được làm bằng len hoặc sợi vải hóa học. Các sợi vải nhỏ này không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa, bị hắt hơi hoặc viêm mũi dị ứng, viêm phổi, hen…

    Không nên liếm môi thường xuyên
    Thời tiết chuyển mùa sẽ khiến cho làn môi của các mẹ bầu bị khô và có hiện tượng bong tróc. Với bà bầu, vốn dĩ cơ thể nóng hơn nên hiện tượng này cũng sẽ nặng hơn những người bình thường. Theo thói quen, khi thấy môi mình bị khô, nhiều người sẽ dùng lưỡi liếm môi và họ cảm thấy làm như vậy môi của mình mềm ra, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, làn môi sẽ lại khô hơn và thậm chí bị bong tróc nhiều hơn. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, đôi môi có thể bị sưng, viêm da…

    Nguyên nhân của hiện tượng này chính là nước bọt có chứa chất amylase, nó có tác dụng giống như lớp hồ. Khi lớp hồ này khô đi, sự bay hơi sẽ nhanh và khiến môi càng trở nên khô hơn. Chính vì lý do này mà bà bầu không nên liếm môi, hãy dùng các chất làm ẩm khác như dùng chanh tẩy da chết trên môi hoặc bôi một lớp mật ong lên bề mặt để giúp môi mềm hơn.

    Việc uống thêm các loại vitamin dinh dưỡng sẽ giúp làn môi không bị khô và bớt bong tróc.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  8. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT CẦN BIẾT KHI MANG THAI

    Mang thai là quá trình hạnh phúc và tuyệt vời nhất của người làm mẹ. Nhưng bên cạnh niềm vui và niềm hạnh phúc ấy, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị những kiến thức nhất định về quá trình mang thai để đảm bảo cho mẹ và bé cùng khỏe mạnh.

    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
    xixox thích bài này.
  9. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    NHỮNG THAY ĐỔI KHIẾN MẸ BẦU XẤU HỔ KHI MANG THAI
    - Hay bị són tiểu, bỗng dưng ngủ ngáy hay tay chân mọc đầy lông... là những thay đổi khiến không ít chị em phiền lòng khi mang thai.Những chất cần bổ sung khi mang thaiNhững thứ mẹ bầu nên ăn để sinh con thông minhNhững lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
    1. Da sậm màu

    Khoảng 70% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị mụn trứng cá và da sậm màu. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện rất "vô duyên" quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc những vùng da khác trên cơ thể.

    Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số người, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.

    2. Bỗng dưng bị rôm sảy như em bé

    Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng nhiều người lớn, kể cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

    Rôm sảy có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi thai phụ cũng không để ý tới. Những vùng da bị nổi rôm phổ biến là: dưới ngực, bụng dưới, đùi trong, lưng…

    [​IMG]


    3. Nhiều lông

    Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.

    4. Són tiểu

    Một số mẹ bầu có hiện tượng són tiểu khi hắt hơi hay cười lớn. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu. Vì vậy lời khuyên cho các mẹ bầu là cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són.

    Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu.

    5. Không kiểm soát được "xì hơi"


    Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ. Nguyên nhân là do hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.

    Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị vì đây là một trong những thủ phạm khiến bạn dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.

    [​IMG]

    6. Chảy dãi như trẻ con

    Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong. Chính sự thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.

    Vì vậy mẹ bầu nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  10. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    NGẮM SỰ THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ MẸ BẦU

    Cùng với sự phát triển của bé yêu trong bụng, cơ thể mẹ bầu cũng có sự thay đổi rất thú vị theo từng tháng trong suốt thai kỳ.Xử lý 9 phiền toái khi mang thaiNhững dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đang mang thaiNhững thay đổi trong 3 tháng cuối thai kỳ1. Đầu thai kỳ

    Ở tháng đầu tiên, với phần đông chị em thường không thấy dấu hiệu của bầu bí. Tuy vậy cũng có một số ít người có triệu chứng giống như bị ốm.

    Đến tháng thứ hai, cơ thể bà bầu bắt đầu có dấu hiệu “phát nhiệt”, cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, bầu ngực to lên, núm vú nhạy cảm hơn, vòng 2 to hơn bình thường, khí hư ra nhiều.

    Tháng thứ ba, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, số lần tiểu tiện tăng lên, nhìn thấy bụng nhô rõ hơn. Đồng thời, kích thước bầu ngực tăng hơn trước, đầu vú trở nên sậm màu.

    [​IMG]

    2. Giữa thai kỳ

    Bước sang tháng thứ tư của thai kỳ, cơ thể và tâm lý ổn định khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trong tháng này, số lần tiểu tiện của mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng lên và âm đạo tiết dịch càng nhiều. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu và bé yêu trong bụng cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ.

    Tháng thứ năm, bụng bầu bắt đầu lộ ra rất rõ bởi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, tử cung “nở” lớn hơn, tạo lực chèn lên phần bụng phía trên khiến mẹ bầu hay cảm thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt.

    Tháng thứ sáu, bụng càng ngày càng phát triển lớn hơn nữa, đi kèm với cân nặng của mẹ bầu cũng tiếp tục tăng thêm. Ở tháng này, mẹ bầu luôn cảm thấy vùng thắt lưng bị đau mỏi và rất dễ có cảm giác mệt rã rời.

    3. Cuối thai kỳ

    Tháng thứ bảy, tử cung phát triển lớn hơn nữa, thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ hay bị “chuột rút” ở cẳng chân, bí tiện, vùng lưng và vùng bụng đau buốt.

    [​IMG]

    Ở tháng này, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và xin ý kiến tư vấn của bác sỹ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

    Tháng thứ tám, mẹ bầu bắt đầu chửa “vượt mặt”, cân nặng cơ thể tăng nhiều, cử động tương đối nặng nề, khó khăn. Lúc này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng phù thũng.

    Đối với hiện tượng này, mẹ bầu cần chú ý nếu đến ngày thứ 2 kể từ khi xuất hiện mà hiện tượng phù thũng không mất đi thì đó là dấu hiệu không bình thường. Cần quan sát xem hiện tượng này có đi kèm với các triệu chứng: mắt hoa đầu choáng, tim đập nhanh, thở gấp không, nếu có thì phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

    Tháng thứ chín, mẹ bầu thường gặp hiện tượng đi tiểu tiện liên tục, âm đạo tiết dịch rất nhiều. Ngoài ra, do thai đã bắt đầu xoay chiều, hướng đầu xuống dưới khiến tử cung sa xuống thấp nên áp lực đè lên dạ dày giảm đi khiến mẹ bầu có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và ăn thấy ngon hơn.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  11. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Hãy chung tay cùng Jade xây dựng cẩm nang cho cha mẹ và con nhé!!!

    NHỮNG THAY ĐỔI VỀ DINH DƯỠNG MẸ BẦU CẦN LƯU Ý KHI MANG THAI
    - Theo Trí Thức Trẻ

    Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Không chỉ có vậy những thay đôi về dinh dưỡng khi mang thai cũng là điều các mẹ bầu nên hết sức lưu ý.Hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho mẹ bầuNhững lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ Dinh dưỡng cho từng thời kỳ mang thai
    Trong giai đoạn mang thai, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để bé được phát triển tốt nhất ngay trong bụng mẹ.

    Trong suốt 3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai cần được bổ sung một liều 400 microgram axit folic mỗi ngày. Nó giúp bé chống lại các dị tật bẩm sinh như nứt đốt cột sống.

    Vitamin D cũng cần được bổ sung. Nó là yếu tố quan trọng giúp xương của bé chắc khỏe. Phụ nữ mang thai nên bổ sung một liều 10 microgram vitamin D mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai.

    Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến việc bổ sung sắt và canxi.

    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  12. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    CHUẨN BỊ ĐỒ SINH BÉ MÙA ĐÔNG

    Đồ dùng cần thiết cho bé sơ sinh
    1. Khăn sữa – khăn gạc – khăn xô: tuỳ theo sở thích mà các bạn có thể mua các loại khăn khác nhau, khoảng 20-30 cái vì dùng thường xuyên, lau mặt, quàng cổ khi bé ti sữa, tắm.
    Các bạn nên chọn các màu viền khăn khác nhau để phân biệt giữa khăn ăn và khăn tắm cho con nhé.
    2. Khăn tắm: mua 2 khăn xô và 2 khăn bông loại to để có thể trùm kín con bên trong. Mùa đông lạnh và khăn lâu khô nên sau khi dùng xong các bạn có thể phơi khăn bông lên, tắm cho con vài lần mới phải giặt các bạn nhé (vì khăn này còn để bên ngoài khăn xô lúc thấm cho con, con mới sinh thì khăn xô nên giặt vì gây của con và da cáy còn nhiều, mùi da cáy rất khó chịu)
    3. Tã dán hay quần dán cotton hoặc tã chéo: 05-10 cái, dùng thường xuyên, để lót miếng lót sơ sinh Bobby bên trong khi bé tè hoặc đại tiện. Mình thì thích dùng tã chéo vì tã chéo khi dùng vừa giữa ấm được bụng cho con, vừa không bị tuột rồi dây tùm lum khi con đại tiện. Quần dán thì con nhỏ hay bị lỏng và tuột ra, con đi từ hay đi đại tiện cũng dễ bị dây ra ngoài.
    4. Yếm sơ sinh cotton: 5-10 cái, giữ ấm ngực cho bé, hoặc dùng khi bé ti.
    5. Bao tay bao chân: 05 - 10 bộ mỗi loại , giữ ấm tay chân bé & tránh bé không cào mặt. Các bạn nên dùng loại cotton mỏng có buộc dây nhé. Mua cùng màu, cũng loại để khi con có bị bẩn 1 chiếc thay cũng không bị cọc cạch.
    6. Mũ sơ sinh và băng thóp: 02-03 cái mỗi loại, giữ ấm. Ở trong nhà bé sẽ dùng băng thóp nhiều hơn cho thoáng nhé các bạn.
    7. Áo sơ sinh: Số 1 và số 05-10 cái mỗi loại, dùng thường xuyên. Con sẽ lớn rất nhanh nên các bạn chuẩn bị cả 2 loại luôn nhé. Con nhà mình mặc áo số 1 có 20 ngày thôi ạ!
    8. Miếng lót chống thấm: 01-02 miếng loại 1 mặt nilon, 1 mặt cotton – lót dưới nệm cho bé nằm hạn chế bé tè ướt nệm khi không đóng bỉm hoặc khi thay tã cho bé.
    9. Bodysuit cotton dày hoặc nỉ: 05 cái, dùng để mặc ban ngày để dễ đóng bỉm hoặc dùng miếng lót sơ sinh, khi thay rất tiện dụng vì có nút bấm dưới áo.
    10. Quần sơ sinh số 1 và số 2 mỗi thứ 20 cái, mặc chung với áo sơ sinh hoặc body sát háng giữ cho bé khỏi bị lạnh chân. Bé dễ tè dầm mà mùa đông lâu khô nên các bạn nên chuẩn bị quần cho bé nhiều chút nhé.
    11. Gối: 01-02 cái, giữ tròn đầu bé. Nếu không dùng gối các mẹ có thể gấp khăn làm 4 cho bé nằm cũng đc, tránh gối đầu cao
    12. Gối chặn: 01 bộ, chặn bé để bé khỏi giật mình hoặc có thể gấp khăn để chặn 2 bên. Mình thì rất hạn chế cho con dùng gối chặn gần như không dùng. Ban đầu con sẽ thỉnh thoảng giật mình nhưng con lại làm quen với môi trường bên ngoài rất nhanh. Khi ở trong bụng chật chội được ra ngoài thỏa sức vẫy vùng nên mình để con được tự do thoải mái.
    13. Băng rốn: Các bạn có thể mua 1 túi to, dùng để thay băng ở rốn cho bé sau mỗi lần tắm và vì mùa đông lạnh dù con rụng rốn rồi vẫn có thể dùng băng quanh rốn cho con không bị lạnh bụng.
    14. Gạc rơ lưỡi: cái này các bạn có thể mua nhiều dùng dần, các bạn sẽ dùng vài tháng để vệ sinh miệng cho con nên để tiết kiệm các bạn có thể mua những tui to để dùng.
    15. Chăn – mền: 01-02 cái, để đắp cho bé, giữ ấm & bé không bị giật mình
    16. Khăn quấn bé, ủ bé: 03-04 cái, các bạn mua loại bông gạo cho mềm nhé. Dùng quấn người bé khi mới sinh đồng thời giữ ấm cơ thể khi vừa ra khỏi bụng mẹ, giữ cho bé không bị giật mình. Sau này không dùng đến có thể dùng làm mền đắp, hoặc khăn tắm... Mùa đông những ngày lạnh có thể quấn cho bé từ ngực trở xuống.
    17. Khăn choàng: 01 cái, dùng để choàng bé khi đi ra đường & lúc ẳm bé đi xa, từ viện về nhà.
    18. áo ghile cotton dầy và mỏng để dùng thay đổi theo thời tiết: 03-05 cái, cần thiết trong mùa thu đông, giữ ấm cơ thể bé. Các bạn cũng mua luôn số 1 và số 2 nhé.
    19. Mùng chụp: tránh muỗi cho bé
    20. Bình sữa nhỏ: loại bình khoảng 60ml-120ml, để bé uống nước hoặc cho bé ti sữa khi sữa mẹ chưa về.
    21. Bông tăm: 01 hộp, để vệ sinh mũi & tai cho bé.
    22. Dầu tắm gội: 01 chai
    23. Phấn rôm & hộp bông phấn: 01 hộp: dùng để xức lên cổ, nách cho bé chống hăm, nổi mẩn đỏ. Mình thì không dùng phấn rôm cho con bao giờ mà cháu cũng không bị hăm mà người con đến bây giờ gần 4 tuổi vẫn rất thơm. Lưu ý với các mẹ khi muốn dùng phấn rôm phải lau con thật khô nhé.
    24. Kem chống hăm: dùng khi bé bị hăm.
    25. Khăn ướt: dùng rất nhiều cho con. Tuy nhiên thì mùa đông dùng khăn ướt các bạn phải hấp qua không sẽ rất lạnh. Hiện nay đã có loại khăn khô của HappyMom hoặc Bobby, nhúng vào chút nước ấm là có thể lau cho con, vừa an toàn mà lại không lo hóa chất như dùng khăn ướt. Để tiết kiệm chi phí lâu dài các bạn nên mua tương đối để dùng dần sẽ có giá tốt hơn mua lẻ.
    26. Bấm móng tay: 01 cái. Bấm móng tay cho bé tránh để bé cào vào mặt.
    27. Miếng lót sơ sinh Bobby số 1 &2: Các bạn có thể mua vài gói vì dùng rất nhiều. Hạn chế dùng Bỉm khi con mới sinh vì con sẽ bị dạng chân nhé.

    Đồ cho mẹ sau khi sinh
    1. Bỉm Diana cho mẹ sau khi sinh: 01-02 gói. Khi vệ sinh là thay liên tục nên các mẹ mua rồi để dành dùng nhé.
    2. Quần giấy ( cotton ) dùng 1 lần: 05 bịch, thay liên tục với bỉm Diana, dùng trong 1 tháng
    3. Vớ chân: 02-03 đôi, giữ ấm chân sau khi sinh
    4. Bông gòn: 01 gói nhỏ, nhét vào tai giữ ấm & tránh gió vào tai
    5. Giấy vệ sinh: 02-04 cuộn
    7. Áo ngực cho bé bú: 02-03 cái
    8. Miếng lót thấm sữa: 01-02 hộp
    9. Bộ quần áo sau sinh: 02-03 bộ
    10. Các bạn hãy chung nhau mua bỉm người lớn caryn, mỗi bạn sẽ phải dùng từ 3-4 cái, tùy thuộc vào lượng máu và sản dịch sau sinh của mỗi bạn.
    Ngoài ra các mẹ nên mang thêm: 01 chai nước nhỏ & mấy hộp sữa để uống lúc vào phòng chờ sinh, 01 phích nước, 01 thau nhỏ để vệ sinh – rửa mặt, một số vật dụng khác như muỗng, ly, dầu xanh… khi vào viện cần dùng khỏi phải mua. Với các mẹ sinh mổ thì nên chuẩn bị các thứ nhiều hơn 1 chút vì phải nằm viện lâu, hoặc nhà xa.
    Mang thai 9 tháng 10 ngày, là tất cả những tháng ngày hạnh phúc cùng con. Cứ nghĩ chỉ còn vài giờ - vài phút nữa là được gặp con, các mẹ cố gắng lên nhé…
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  13. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    RẤT QUAN TRỌNG KHI CHUẨN BỊ ĐỒ ĐI SINH MÀ CÁC BẠN ÍT AI CHÚ Ý

    1. Khi mới sinh xong mẹ sẽ rất đau nhất là mẹ sinh mổ, tùy từng bệnh viện sẽ cho chúng mình thuốc giảm đau hay không? Nếu bệnh viện không cho các bạn hãy nhờ người nhà ra hiệu thuốc bệnh viện mua viên đạn giảm đau để đưa vào hậu môn nhé, chỉ vài phút là sẽ hết đau.
    Khi mình sinh bé đầu ở viện bưu điện, các bác sỹ kê cho đơn thuốc này và nghĩ viện nào cũng thế thôi, nhưng khi chị dâu mình sinh ở viện PSHN thì đau không nằm, không ngồi được nhưng bác sỹ cũng không quan tâm. Mình ra cổng mua thuốc về và cơn đau dứt ngay.
    2. Đa số các mẹ khi sinh xong đều chưa có nguồn sữa về ngay. Hãy chuẩn bị chữa mẹo bằng lá mít nhé (các bạn ở phố có thể ra hàng lá ngoài chợ). Bé trai 7 lá, bé gái 9 lá, đun thật sôi lên rồi lấy khăn xô chải vào ngực mẹ theo chiều từ nách vào.
    3. Khi sinh xong các bạn còn bị đau tử cung nữa. Cái này hãy chuẩn bị trước, các bạn nhờ người nhà ra hàng lá mua nhân trần, ích mẫu. Mua khoảng 3 ấm thôi. Uống dứt miệng là sẽ hết đau ngay. Dân gian có câu: " Nhân trần ích mẫu đi đâu mà để gái đẻ đau lâu thế này".
    4. Trong 1, 2 ngày đầu sau sinh bé có thể đi phân su, hãy chuẩn bị miếng lót phân su (các mẹ có thể chung nhau vì 1 gói rất nhiều, mỗi bé chỉ dùng khoảng 15-20 tờ thôi) lót vào tã ở viện cho các bé, vì cái này rất khó giặt. Nếu các bạn dùng tã giấy luôn thì cũng không cần đến.


    (Mình sẽ update dần nếu nhớ thêm ra cái gì nhé!)
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
    mebehant thích bài này.
  14. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 0-8
    - Nguồn: DanTri.com.vn
    (Dân trí) - Dinh dưỡng trong giai đoạn bầu bí có tác động rất lớn tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết và rất hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 40 tuần thai nghén.

    Lối sống mới
    Sẽ có rất nhiều điều ùa tới tâm trí bạn khi phát hiện ra mình có bầu nhưng nỗi lo lắng về sự thay đổi trong lối sống và chế độ dinh dưỡng không nên nằm trong số đó.
    Giống như sự kiện Năm mới, ngày bạn phát hiện mình có thai luôn là một thời điểm vô cùng thú vị. Có rất nhiêề thứ bạn cần làm để cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình để dành cho bé những gì tốt nhất như nhu cầu của bé.
    Nếu bạn cảm thấy trước thời điểm mang thai có vấn đề nào đó liên quan tới sức khoẻ hãy đi khám bác sĩ ngay để giải toả mọi lo lắng.
    Một điểm nữa bạn cần nhớ là sự thay đổi này rất có lợi cho sức khoẻ của bạn và thai nhi, giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn.

    Thực phẩm cho bạn
    Nhiều bà bầu lo lắngvề hình thức của mình trong suốt những tháng mang thai. Nhưng ở giai đoạn này, nhu cầu năng lượng của bạn rất ít vì vậy hãy để cơn thèm ăn được thoải mãn và cũng đừng quá dè chừng rằng mình sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu thực.
    Bạn có thể được khuyên "ăn cho 2 người" nhưng sự thật là bạn chỉ cần 200 - 300 calo/ngày. Tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng với bơ hay một đĩa nhỏ khoai tây trộn bơ hoặc đơn giản là 1 ly sữa lớn.
    Vẫn tiếp tục tập luyện nhẹ nhàng như bơi lội và đi bộ vì lối sống lành mạnh này rất tốt cho giai đoạn mang thai, giúp cơ bắp luôn dẻo dai và cân nặng của bạn ở mức hợp lý.
    Nếu bạn có nguy cơ cao bởi đã từng sẩy thai trước đó, bạn nên tránh những bài tập nặng và nên gặp bác sĩ ngay để có những hướng dẫn phù hợp.
    Chăm sóc cơ thể lúc này cũng đồng nghĩa với việc tránh xa khói thuốc và các loại thuốc.
    Cảm giác mệt mỏi?
    Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức trong giai đoạn này thì hãy:
    - Kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Bệnh thiếu máu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mệt mỏi, đặc biệt nếu bạn là người ăn chay.
    - Ăn nhiều bữa. Chọn các thực phẩm giúp chống lại mệt mỏi.
    - Nếu muốnăn vặt, hãy chọn các thực phẩm nhóm cacbon hydrat, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong nhiều chẳng hạn như các món sa lát, hoa quả trộn, bánh gạo.
    - Bánh quy, sô cô la và các loại đồ uống ngọt chỉ đem đến cho bạn năng lượng trong chốt lát và bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy đói sau khi ăn chúng.

    Folate và axit folic
    Folate (axit folic là dạng tổng hợp) có rất nhiều trongthực phẩm nhưng dù chếđộăn tốt tới mức nào cũng không thểgiúp giảm thiểuđược nguy cơ khuyết tậtống thần kinhở thai nhi. Vì thế các bác sĩ thường kê thêm cho bạnaxit folic bổ sung trong giaiđoạn trướckhi mang thai và 3 thángđầu thai kỳ.
    Bạn cũng nên ăn nhiều hoa quả giàu folate dưới đây:
    Rau xanh: súp lơ xanh, đậu Hà Lan, táo, súp lơ trắng, xà lách, bạc hà, lá củ cải, củ cải đường, đỗ đen, và ớt
    Ăn sáng với ngũ cốc nguyên cám, yến mạch,ngô, men bia
    Cam, chanh ngọt
    Hạnh nhân và hạt điều

    Ăn nhẹ và đồ uống
    Uống 8 - 10 cốc nước mỗi ngày cùng với các loại chất lỏng khác (súp, nước hoa quả...). Nếu cảm thấy mệt mỏi thì cũng đừng uống đồ uống có cafein để mong tỉnh táo. Chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị khử nước. Thay vào đó, hãy uống nước quả hay nước mát hoặc sữa.
    Một cốc nước khoáng mátcùng với vài lát chanh hay thêm chút nước dừa sẽ giúp việc uống nước trở nên đơn giản.
    Các loại nước rauép cũng rất giàu vitamin và khoáng chất.
    Nếu thời tiết quá oi bức, hãy tăng cường uống nước để tránh bị khử nước.
    Đừng uống đồ uống chế biến ngoài hàng quán, nhất là trong những tháng mùa hè.
    Nếu muốnăn nhẹ, hãy chọn hoa quả thay vì nước quảđểcơ thể nhậnđược nhiều chất xơ hơn.
    Đặc biệt chú ý đối với các món ăn nhiều chất béo vì việc tránh xa các thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ rau xanh giảm sút. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều mỡ động vật, dầu thực vật chuyên dùng rán xào... mà chỉ nên ăn dầu ngô,dầu nành, dầu ôliu, dầu hạt cải.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  15. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 9 - 12

    Nguồn: DanTri.com.vn

    (Dân trí) - Trong những tuần này, mọi bộ phận trong cơ thể thai nhi đã được hoàn chỉnh và một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho các cơ quan phát triển.

    Dinh dưỡng cho bé

    Magiê rất quan trọng với sự phát triển của bé yêu trong giai đoạn này, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của hệ xương. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn nhiều thực phẩm chứa magiê trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ hỗ trợ rất tốt cho cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ khi sinh.

    Vitamin A cũng rất cần cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này, đặc biệt là làn da, dạ dày - ruột và phổi. Trong 3 tháng đầu, thai nhi cũng tích cực dự trữ vitamin A trong cơ thể, vì vậy bạn cần ăn nhiều khoai lang, cà rốt, bí đỏ, xoài, bí xanh.

    Dinh dưỡng cho mẹ
    Magiê giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ, bao gồm cả các cơ đang nâng đỡ tử cung. Vi chất này có nhiều trong các loại sa lát rau xanh, các loại hạt họ lạc, đỗ tương, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương và ngũ cốc nguyên cám.
    Các thực phẩm giàu magiê:

    - Các loại quả khô như nho khô, lạc, hạnh nhân, hạt điều.

    - Các loại rau như xà lách, hạnh nhân, hạt điều, đậu Hà Lan, ngô ngọt, đỗ tương
    - Gạo nâu
    - Các sản phẩm từ sữa.

    - Cá và thịt
    Nhau thai sẽ giúp điều chỉnh lượng magiê vào thai nhi vì thế đừng lo lắng rằng bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn nhu cầu.
    Vitamin A giúp tăng cường sự đàn hồi của da và hỗ trợ lục phủ ngũ tạng. Ăn nhiều các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai và có thể bổ sung tiền vitamin A từ các nguồn thực phẩm sau:

    Các loại rau màu đỏ và xanh sẫm như hạt tiêu xanh, bí đỏ, khoai lang, cà rốt

    Các loại quả màu vàng đỏ như cam, chanh ngọt, mơ
    Dầu cá và trứng

    Cảm thấy ốm mệt?
    Mệt mỏi là một trong những vấn đề thường gặp và khó chịu nhất trong giai đoạn này. Việc nghỉ làm buổi sáng hay nghỉ ngơi sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Bạn cũng cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn hết sau ăn vì thế cần hết sức chú trọng bữa sáng.
    Cảm giác nôn nao chắc chắn là không có gì thú vị rồi nhưng nó chính là một cách thông báo khéo với tất cả mọi người rằng bạn đang có bầu. Mặc dù nghén thường được gọi là "ốm sáng" nhưng thực chất nó có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong ngày.

    Dưới đâu là một số mẹo giúp bạn giảm nghén:
    - Luôn để bánh bích quy thường hoặc bánh quy kem ở đầu giường để nhấm nháp 1 - 2 chiếc trước khi bước ra khỏi giường vào mỗi sáng hay mỗi khi bạn cảm thấy đói.

    - Khi cảm thấy nôn nao, hãy nhấm nháp chút nước có gừng như r*** gừng hay nước nóng có vài lát gừng tươi
    - Ăn nhẹ nhiều lần giữa các bữa chính với các thực phẩm là bánh gạo hay bánh quy không kem.
    - Nếu sợ mùi thức ăn thì hãy nhờ người thân vào bếp giúp.
    - Ngửi mùi chanh tươi hay vỏ quýt tươi cũng giúp giảm cảm giác nôn nao. Có thể thêm vài lát chanh tươi cắt mỏng vào nước uống.
    - Nếu không thể ăn uống gì thì bạn cần đi khám ngay vì cơ thể đang có nguy cơ bị khử nước nghiêm trọng.
    Đừng quên bữa sáng
    Nếu bỏ bữa sáng thường xuyên hoặc cảm thấy khó ăn khi mới mang bầu thì hãy thử áp dụng những cách dưới đây để luôn nạp đủ dinh dưỡng mỗi sớm mai, trước khi được bổ sung năng lượng vào bữa trưa.
    Nhấm nháp nước quả hay sữa trên đường đi làm. Nên dùng sữa ít béo có thêm 1 - 2 thìa sữa chua.
    Mua vài gói ngũ cốc và uống một gói ở nơi làm việc vào mỗi sáng cùng với vài lát quả. Bạn cũng có thể ăn một chút cháo đặc rắc chút nho khô hay hạnh nhân.

    Thử ăn chuối vào buổi sáng. Kali trong chuối sẽ giúp giảm cảm giác nôn nao.

    Đồ ăn vặt và đồ uống
    Ở thời điểm bầu bí này, bạn không cần phải nạp quá nhiều năng lượng trừ khi cân nặng của bạn chưa đạt chuẩn. Nếu muốn ăn vặt trong ngày hãy chọn hoa quả, sữa chua hay sữa ít béo.
    Nếu ăn vào là cho ra hết thì bạn cần tới bác sĩ ngay.
    Nhớ uống 8 - 10 ly nước mỗi ngày cùng với các loại chất lỏng khác. Luôn chuẩn bị các món ăn từ thực phẩm tươi và giàu dinh dưỡng.
    Luôn kiểm tra kỹ thành phần khi mua thực phẩm đóng gói. Hạn chế các thực phẩm này dù là súp hay mỳ hộp vì chúng thường chứa các chất bảo quản có hại cho sự phát triển của thai nhi.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  16. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 13-16

    Từ tuần 13 trở đi, mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái hơn vì chứng ốm nghén hầu như đã chấm dứt.

    Trong khi 12 tuần đầu tiên thai kỳ tập trung chủ yếu vào sự phát triển của các cơ quan chính, xương, mô và tế bào thì 3 tháng tiếp theo này, tập trung vào sự tăng trưởng nhanh chóng của em bé.


    Thời gian này, mỗi ngày mẹ bầu cần ăn đủ 300 calo mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe – tương đương với một quả táo, 3-4 bát cơm và 2 ly sữa. Thời gian này, bạn cần tăng khỏe 0,5-0,7 kg/tuần.

    Trong thời gian này, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với chứng táo bón và bệnh trĩ. Để giảm bớt nguy cơ này, mẹ bầu cần ăn nhiều chất xơ, uống ít nhất 8 ly nước và tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  17. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Vừng đen, siêu tốt cho bà bầu!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 17-20

    - Nguồn: DanTri.com.vn
    Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của bạn cũng có khả năng hấp thụ canxi từ các thực phẩm tốt hơn và vì thế điều quan trọng là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi. Canxi không chỉ tốt cho bé mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật ở mẹ.
    Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của bạn cũng có khả năng hấp thụ canxi từ các thực phẩm tốt hơn và vì thế điều quan trọng là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi. Canxi không chỉ tốt cho bé mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật ở mẹ.

    Thời điểm nghỉ ngơi, vui chơi?
    Đây là thời điểm tốt để bạn có những chuyến vui chơi. Bạn cảm thấy khoẻ khoắn hơn và các hormon trong cơ thể đang khá ổn định. Một kỳ nghỉ sẽ là cơ hội tốt để bạn tập luyện, có một giấc ngủ sâu và ăn uống ngon lành hơn. Các nguy cơ sẩy thai đã tạm lui và các chuyến bay an toàn với bạn.
    Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi. Tránh những kỳ nghỉ dài, đặc biệt là tránh mất nhiều thì giờ chờ đợi các chuyến bay, tàu hoả hay xe buýt. Cũng nên nắm rõ về các món ăn, các bữa ăn mà bạn sẽ có trong kỳ nghỉ.
    Tránh tới những nơi có khí hậu quá khác biệt với nơi bạn đang sống, tốt nhất là chọn nơi khí hậu ôn hoà, mát mẻ, trong lành, chan hoà ánh nắng bởi vitamin D rất quan trọng với bạn trong những ngày này.

    Thực phẩm cho bé
    Bé yêu lúc này rất cần được bổ sung vitamin D và canxi để phát triển răng và hệ xương. Cá là một nguồn thực phẩm giàu vitamin D vì vậy hãy ăn nhiều cá trong tuần này. Trứng cũng rất giàu vitamin D và là một lựa chọn thay thế nếu bạn không thích cá. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng bạn nên bổ sung thêm 10mcg vitamin D mỗi ngày và để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại vitamin bổ sung nào.
    Tiếp xúc với ánh nắng vừa phải cũng giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể nhưng nhớ là ở mức hợp lý để tránh nguy cơ ung thư da. Nửa tiếng mỗi ngày vào đầu giờ sáng là thích hợp nhất. Hãy bôi kem chống nắng để bảo vệ da.
    Một nguồn vitamin D khác là các thực phẩm làm từ sữa, đặc biệt là sữa bổ sung vitamin D, bơ, margarine. Các loại ngũ cốc như gạo nâu, bột mỳ nguyên ncám, trứng vàc cá hồi, cá ngừ cũng rất tốt.

    Thực phẩm cho mẹ

    Canxi rất quan trọng đối với sự truyền tín hiệu thần kinh và co bóp cơ và tất nhiên là cũng tối cần thiết đối với sức khoẻ răng miệng và hệ xương. Khi bạn bổ sung canxi, lưu ý là chọn các loại thực phẩm giàu canxi, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa và các loại cá đóng hộp không rút xương.
    Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của bạn cũng có khả năng hấp thụ canxi từ các thực phẩm tốt hơn và vì thế điều quan trọng là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi,đặc biệt là nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật. Bác sĩ cũng thường kê viên bổ sung canxi cho bạn trong thời điểm này.
    Những thực phẩm giàu canxi bao gồm:
    Các loại quả khô như các loại hạt điều, hạnh nhân, quả sung, quả óc chó
    Mơ (khô), lạc
    Dừa
    Đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương
    Phô mai
    Cá hộp chưa rút xương
    Sữa bò, sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa
    Đậu phụ
    Các loại rau xanh như súp la xanh, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan, ớt, rau rền
    Hạt sen khô
    Sữa chua, kem
    Cam, dâu, kiwi, bưởi, chanh, xoài

    Ăn nhẹ và đồ uống
    Nếu bạn muốn ăn nhẹ, hãy luôn lựa chọn hoa quả, sữa trong thực đơn của mình. Bạn cũng có thể nhấm nháp mơ khô, hạnh nhân và phô mai ít béo để bổ sung thêm canxi cho cơ thể.
    Nếucảm thấyđói vào giờđi ngủ, hãy uống1 ly sữa hay một tách trà hoa cúc La Mã.
    Uống 8 - 10 cốc nước/ngày cùng với các loại nước khác, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức. Tránh các loại đồ uống có chứa cafein hay hương vị nhân tạo và chọn những loại nước tốt cho sức khoẻ như nước quả tươi, nước rau ép, nước dừa, súp, sữa...
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  18. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Hãy chung tay cùng Jade xây dựng cẩm nang cho cha mẹ và con nhé!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 21-24

    - Nguồn: DanTri.com.vn

    Đây là thời điểm hệ miễn dịch cũng như của thai nhi chuỗi chất béo bảo vệ cơ thể được kích hoạt. Vì thế cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt, một vi chất rất thiết yếu cho giai đoạn này. >> Ăn uống khi bầu bí: Tuần từ 17 - 20
    (Dân trí) - Đây là thời điểm hệ miễn dịch cũng như của thai nhi chuỗi chất béo bảo vệ cơ thể được kích hoạt. Vì thế cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt, một vi chất rất thiết yếu cho giai đoạn này.

    Sự thay đổi của cơ thể

    Bạn giờ trông đã ra dáng bà bầu và lúc này bạn có cảm giác đã sẵn sàng để ăn cho 2 người. Cơ thể bạn hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm hiệu quả hơn vì vậy không cần thiết phải ăn quá nhiều hơn bình thường.

    Tuy nhiên, bạn cần ăn thật đa dạng trong ngày: vài loại rau, vài loại quả, một chút chất đường bột (tốt nhất là ngũ cốc nguyên cám), thịt, trứng, các loại hạt, đậu lăng và các sản phẩm từ sữa (ít béo).

    Ở giai đoạn thai nghén này, rất khó để chấp nhận dáng vẻ mới của mình và bạn có cảm giác như là các số đo sẽ mất đi mãi mãi. Bạn không nhất thiết phải ăn quá nhiều vì tăng quá cân có thể gây khó cho việc giảm cân sau này.

    Nhu cầu chỉ là 200 - 300 calo/ngày. Tương đương với 2 lát bánh mỳ phết bơ, một đĩa khoai tây nhỏ, 1 lát phô mai nướng, hay một ly sữa lớn.

    Ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn không bị nhanh đói bụng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé và bạn, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng.


    Nếu muốn nhấm nháp túi bánh bích quy thì tại sao không thay thế bằng một bát hoa quả trộn? Một quả táo, lê sẽ cung cấp chất đường từ từ cho cơ thể, giúp ngăn chặn hạ huyết áp gây ra do ăn không đủ.

    Nếu bạn thực sự thèm ăn bánh bích quy thì hãy ăn hoa quả trước rồi hãy ăn bánh. Đây là cách bổ sung vi chất rồi mới bổ sung năng lượng, giúp tiết chế năng lượng nạp vào cơ thể.

    Luôn mang theo bên người hoa quả, bánh mỳ, các loại hạt khô khi ở nhà hay nơi làm việc để phục vụ cho các bữa ăn phụ.

    Lưu ý: Nếu có một chế độ ăn đa dạng thì cũng nên tránh những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể. Ví như uống trà hay cà phê trong bữa ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Đó là vì những thực phẩm này có chứa chất tannin, gây trở ngại cho khả năng hấp thu khoáng chất. Chỉ nên uống trà hay cà phê ít nhất 30 phút sau ăn.

    Có cần bổ sung chất sắt?

    Mặc dù một số bác sĩ khuyên nên uống viên sắt bổ sung trong giai đoạn bầu bí nhưnng chúng lại là thủ phạm gây ra táo bón. Nếu bác sĩ nói rằng bạn bị thiếu máu thì mới cần uống bổ sung viên sắt và ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh, nho đen và lựu.

    Một số thực phẩm giàu chất sắt khác là thịt nạc, ngũ cốc ăn sáng, cám gạo, men bột mỳ, hoa quả khô như nho khô, chà là và cá mòi đóng hộp.

    Nên bổ sung vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

    Thực phẩm cho bé

    Đây là thời điểm hệ miễn dịch cũng như của thai nhi chuỗi chất béo bảo vệ cơ thể được kích hoạt. Vì thế cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt, một vi chất rất thiết yếu cho giai đoạn này.

    Ăn nhẹ và đồ uống

    Ở giai đoạn này, nhu cầu năng lượng của bạn chỉ tăng rất ít. Nếu bạn cần ăn nhẹ, thì có thể ăn theo các gợi ý sau:

    - Ngũ cốc trộn sữa. Có thể thêm dinh dưỡng cho bữa sáng với hạnh nhân, nho khô và quả óc chó.

    - Hoa quả trộn sữa chua. Bao gồm: chuối, đào, mơ, lựu, xoài, lê, mận và mơ khô.

    - Sa lát rau gồm hành tây, khoai tây, súp lơ.

    Đừng quên uống nhiều nước. Ít nhất là 8 - 10 ly nước mỗi ngày.

    Các loại nước uống giàu dinh dưỡng khác như nước dừa, nước sữa cũng nên được chú trọng.

    Vào mùa đông, khi cà rốt, cam vào vụ, bạn có thể trộn chúng với các món rau quả để ăn hằng ngày.

    Súp rau là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  19. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Hãy chung tay cùng Jade xây dựng cẩm nang cho cha mẹ và con nhé!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 25-28

    (Dân trí) - Táo bón, ợ nóng, khó tiêu hóa, nóng bức... là những hiện tượng phổ biến trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Và thật tuyệt là những thực phẩm giúp giảm thiểu những khó chịu này lại cũng rất tốt cho sự phát triển của bé.


    Hỗ trợ cảm xúc

    Giai đoạn giữa thai kỳ luôn chứa đựng đủ các cung bậc tình cảm. Dự dâng tràn của hormone có thể làm cho bạn trở nên sexy hơn nhưng sự “lớn nhanh” của bé lại chèn ép dạ dày và gây ợ nóng. Bạn cũng dễ bị táo bón ở giai đoạn này hơn!

    Rất thú vị là thực phẩm tối ưu cho sự phát triển của bé giai đoạn này lại cũng hỗ trợ rất tốt cho cảm xúc thăng hoa. Ví như: con hàu rất giàu kẽm, măng tây là nguồn bổ sung folate và dâu tây rất giàu vitamin C và ma giê.

    Nóng bức?

    Trong khi bầu bí, sự chuyển hóa trong cơ thể tăng khoảng 20%. Điều này có nghĩa, thậm chí ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, cơ thể bạn cũng sẽ nóng bức hơn bình thường. Khi thời tiết đặc biệt oi bức và ẩm ướt, bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn và cũng cảm thấy bức bối hơn.

    Nếu bạn cảm thấy quá ngột ngạt, hãy uống nhiều nước hơn bình thường để bù đắp lượng nước thất thoát qua mồ hôi.

    Vào những tháng mùa hè nóng bức, cần tránh tập luyện ngoài trời từ 8h - 20h mà hãy tập trong phòng nát, thoáng gió.

    Xông hơi hay tắm suối nước nóng sẽ càng làm thân nhiệt tăng vì thế tốt nhất nên tránh.

    Ợ nóng và khó tiêu hóa

    Đây là những phàn nàn phổ biến trong giai đoạn bầu bí.

    Progesterone làm giảm cảm giác đói, cộng thêm vào đó là sức ép từ sự lớn lên của bé, khiến các dịch vị dễ bị trào ngược. Để giảm chứng ợ nóng, bạn cần ăn nhiều bữa. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn được tiêu hóa một lượng thức ăn nhỏ.

    Tránh ăn các đồ cay nóng, các thực phẩm nhiều chất béo, các loại đồ uống có ga. Nên ăn nhiều quả tươi, các loại sa lát tốt cho sức khỏe và các đồ uống bổ dưỡng.

    Không nằm sau ăn và mặt quần áo rộng rãi cũng sẽ giúp giảm ợ nóng và khó tiêu hóa.

    Vấn đề cholesterol

    Nếu bạn xét nghiệm máu ở giai đoạn này, bạn có thể phát hiện ra mức cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường. Đừng lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường thôi. Mức cholesterol cao hơn chỉ là dấu hiệu của sự hiện diện nhiều loại hormone.

    Bạn không cần điều chỉnh mức cholesterol trong giai đoạn bầu bí và cũng nên tránh các thực phẩm có thể làm giảm mức cholesterol như protein đậu này, trừ khi bác sĩ khuyến cáo.

    Táo bón

    Tránh để bị táo bón hơn là đi giải quyết “hậu quả”. Vậy nên hãy uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong bữa ăn.

    Chế độ ăn giàu chất xơ có thể gây ra táo bón cho những chị em không uống nước. Vậy nên điều quan trọng là uống nhiều nước trong giai đoạn này.

    Ngoài ra, cũng nên duy trì các vận động thể lực như đi bộ hay bơi lội.

    Tập trung vào chất xơ

    Chất xơ vô cùng thiết yếu đối với hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Nó cũng giúp ổn định đường huyết.

    Chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, như các loại hạt họ hướng dương, ngũ cốc, hoa quả, rau xanh. Chất xơ có nguồn gốc từ động vật gồm các loại thịt. Các sản phẩm từ sữa hay sữa không có chất xơ.

    Có 2 loại chất xơ: hòa tan được và không hòa tan được. Cả 2 loại này đều cần cho chế độ dinh dưỡng.

    Chất xơ hòa tan giúp bạn no lâu hơn và duy trì sự ổn định đường huyết. Chất xơ không hòa tan giúp ngăn ngừa táo bón bằng cách thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn và các chất thải cũng được đẩy nhanh ra ngoài.

    Một số thực phẩm có thể lựa chọn

    - Nhóm thực phẩm chứa chất xơ hòa tan chính: táo, lê, chuối, dâu, đậu tương, đỗ xanh, đen, đậu Hà Lan); cà rốt, súp lơ xanh, yến mạch, lúa mạch, các loại củ như hành tây, khoai mỡ, khoai lang, khoai tây...

    - Nhóm thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan: đỗ que, ngô, hoa quả và rau xanh (đặc biệt là các loại có vỏ như cà chua, súp lơ trắng, cần tây, rau lá xanh, đậu lăng, các loại hạt họ hướng dương, gạo trắng, gạo cẩm, ngũ cốc nguyên cám.

    Nên trao đổi trước với bác sĩ về nhu cầu muốn tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Không uống các loại thuốc bổ sung trừ khi bác sĩ kê đơn.

    Một số cách đơn giản để tăng cường chất xơ trong bữa ăn:
    - Ăn hoa quả thay vì uống nước hoa quả
    - Thêm món rau xanh hay sa lát trong mỗi bữa ăn.
    - Ăn các loại hạt họ lạc, bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên cám.

    Ăn nhẹ và đồ uống

    Nếu đói, hãy ăn một cái gì đó. Ví như nếu đói lúc đi ngủ, hãy uống cốc sữa ấm, cốc sữa chua ít béo...

    Hạnh nhân cũng là nguồn bổ sung chất xơ, kẽm, phốt pho và ma giê hiệu quả

    Lưu ý là uống ít nhất 8 - 10 cốc nước mỗi ngày và nhớ uống thêm các loại đồ uống bổ dưỡng như chanh, nước dừa...
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013
  20. jadecloudshop

    jadecloudshop

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    19,131
    Đã được thích:
    7,925
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Hãy chung tay cùng Jade xây dựng cẩm nang cho cha mẹ và con nhé!!!

    ĂN UỐNG KHI BẦU BÍ TUẦN TỪ 29-32

    - Nguồn: DanTri.com.vn
    Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, bé sẽ lớn rất nhanh. Bạn cũng bắt đầu thấy tình trạng ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa quay trở lại. Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
    (Dân trí) - Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, bé sẽ lớn rất nhanh. Bạn cũng bắt đầu thấy tình trạng ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa quay trở lại. Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

    Thực phẩm cho mẹ và bé

    Nếu giấc ngủ đêm thường xuyên bị quấy rầy, mệt mỏi có xu hướng quay trở lại thì việc bà bầu nên làm lúc này là dành thời gian vào bếp để chuẩn bị một bữa ăn. Thời gian nấu nướng tốt nhất nên nhanh chóng, bữa ăn đơn giản, phù hợp với sức khỏe của bà bầu. Hãy chọn những món ăn giúp thỏa mãn cơn đói mà vẫn đủ dinh dưỡng, không quá cầu kỳ.

    Đừng quên mệt mỏi có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Vì thế cũng nên ăn các món ăn giàu chất sắt. Thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt nạc, cá, đậu lăng, rau chân vịt, rau lá xanh và ngũ cốc bổ sung sắt. Nên nấu thành súp và chia vào các hộp đựng có nắp đậy cất vào tủ lạnh, ăn trong 1 - 2 ngày. Không như vitamin C, sắt không bị hủy hoại bởi không khí vì vậy có thể bảo quản được.

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, bé sẽ lớn rất nhanh. Bạn cũng bắt đầu thấy tình trạng ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa quay trở lại. Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

    Cần có những suy nghĩ tích cực ngay cả khi bạn cảm thấy trong người khó chịu. Điều này sẽ giúp bé phát triển tốt và mẹ lên cân đều. Lên cân ít có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong những năm đầu đời cũng như sau này.

    Giấc ngủ bị “quấy rối”

    Bé lúc này khá hiếu động, chuyển động liên tục và thích “múa may” tay chân. Nhịp sinh học lúc này gần như không có giá trị đối với bé. Vì thế, bạn cũng nên làm quen với sự tinh nghịch của bé ngay cả giữa đêm khuya.

    Căn phòng “buồng ối” giờ ngày càng chật chội, gây áp lực cho bàng quang khiến bạn cứu phải chạy vô toilet liên tục (khoảng 2 tiếng/lần).

    Đừng vội ngừng uống nước để mong không bị đánh thức vào buổi đêm bởi vì nhu cầu cơ thể bà bầu vẫn cần rất nhiều nước trong giai đoạn này, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực.

    Để ngủ ngon

    Thực phẩm và đồ uống có thể giúp bạn ngủ ngon hơn trong trường hợp đang khó ngủ. Việc chuẩn bị món ăn sẽ giúp giảm thời gian bạn thức trong đêm và giúp bạn có cảm giác được nghỉ ngơi nhiều hơn.

    Hãy thư giãn với một loại đồ uống nào đó nếu cảm thấy khó ngủ. Có thể uống trà hoa cúc hay sữa ấm trước khi lên giường.

    Nên ăn các loại thực phẩm đường bột như bánh mỳ, cơm, khoai tây vào buổi tối.

    Nhớ để nước và bô ở ngay gần giường ngủ để tránh phải đi lại nhiều. Nếu thức dậy và cảm thấy đói thì hãy pha một cốc sữa nóng. Nhấm nháp một ly sữa sẽ khiến mắt nhanh “nhíu” lại hơn. Lượng nước bọt sẽ giảm tiết ra vào buổi tối vì vậy đừng ăn uống các thực phẩm ngọt, trừ khi bạn sẵn sàng đánh răng.

    Thực phẩm cho IQ của bé

    Các loại axit béo không no rất cần cho sự sống và đặc biệt quan trọng đối với các bà bầu. Axit béo omega-3 DHA và EPA giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh.

    Các bé sinh non hoặc nhẹ cân thường bị bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này và cần được sự chăm sóc đặc biệt, trong đó phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu axit béo omega-3. Các bác sĩ nhi thường khuyên các bà mẹ cho trẻ sinh non bú mẹ hay dùng sữa công thức loại đặc biệt.

    Thai phụ nên cố gắng bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:

    - Ăn 2 bữa cá/tuần hoặc uống dầu cá nếu không thích ăn cá.

    - Ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân...

    - Ăn các loại ra lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, đỗ xanh

    - Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành, canola
     
    Sửa lần cuối: 25/7/2013

Chia sẻ trang này