hãy đọc sách cho con trước khi ngủ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi ANHLHA1975, 13/10/2005.

  1. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    @ Mẹ Luti : Chị khen con bé nhà em biết ý tứ, em chẳng biết nên vui hay nên buồn. Có lẽ con không gần bố mẹ thì khôn trước tuổi hả chị ???
     
    Đang tải...


  2. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Cái cách "rút ván" dần dần của anh Khanh thật là hay.

    Nhưng mình xin bổ xung thêm tý ty lý thuyết nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm thực tế. Theo nhiều nhà tâm lý trẻ con thì trẻ ở tuổi lên 2 đến 4 tuổi rất cần có những điểm tựa lặp đi lặp lại hàng ngày để tạo được thói quen, để có được cảm giác an toàn, để được sống trong thế giới đầy huyễn tưởng của các câu chuyện mà không phải sợ hãi...Tất cả những cái đó tạo nền tảng cho swuj phát triển cảm xúc và trí tuệ. Chính vì vậy mà họ đều khuyên cha mẹ không nên sốt ruột khi thấy các bé ở tuổi này đòi cha mẹ đọc đi đọc lại hoặc kể đi kể lại một chuyện, nếu cha mẹ sốt ruột mà ép bé chuyển sớm quá có thể gây cảm giác bất an cho bé. Theo lý thuyết thì cái này sẽ dần mất đi khi trẻ lớn lên chút nữa.

    Trên thực tế, mình cũng thấy các em mình, rồi đến các cháu mình và con mình cũng đều như vậy, hồi 2-3 tuổi quanh quẩn chỉ thích vài chuyện quen thuộc thôi. Dù lắm lúc nghe đọc hoặc kể đến đâu là chúng đã thuộc làu từng chi tiết rồi. Có đứa chuyển nhanh, có đứa chuyển chậm, con mình thì đến 4 tuổi là không thích lặp lại nữa. Riêng bản thân mình đến bây giờ vẫn nhớ cảm giác hồi 3 tuổi nằm cạnh Bố Mẹ, nghe kể chuyện "lưỡi búa chú trời" ngày nào cũng vậy mà không thấy chán, hôm nào Bố buồn ngủ hoặc đi vắng, mẹ kể sai chi tiết nào là nhổm dậy nhắc ngay, mẹ mình bực lắm vì muốn thay chuyện nhưng cứ thay chuyện là mình khóc nhè, vậy mà đến 5 tuổi khi Bố kể chuyện "lưỡi búa chúa trời" cho thằng em mình là mình chán lắm, tránh sang giường mẹ ngay.
     
  3. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng cùng ý kiến với Mẹ Luti. Trẻ con 3-4 nó không thích thay đổi nhiều, con bé nhà mình hồi xưa xem phim Nàng tiên cá tới thuộc lòng, thằng cu bây giờ cũng vậy. Ngoài ra trí óc trẻ con có lẽ chưa phát triển nhiều, kể đi kể lại giúp nó ghi nhớ và hiểu dần ra câu chuyện, kể nhiều nội dung mới quá có khi chỉ khiến nó quên mất truyện cũ, làm mất tác dụng của truyện. Vì thế mình cho là không cần cố gắng đổi hẳn truyện mới nhiều để làm gì.

    Một cách làm tốt là bố mẹ tự biến tấu câu truyện cũ, vẫn giữ cốt truyện cũ, nhưng mỗi lần kể theo một kiểu khác nhau. Kể lệch đi một chút trẻ con nó dễ dàng chấp nhận hơn là kể cả một câu chuyện mới.

    Ví dụ:

    Truyện 3 chú lợn con, lúc thì nhấn mạnh vào sự chăm chỉ/lười biếng; lúc thì nhấn mạnh vào việc kẻ gian ác bị trừng phạt; lúc thì nhấn mạnh vào chuyện anh em thương nhau. Mỗi lần chỉ nên nhấn mạnh vào một chủ đề, nhiều quá trẻ con nó không nhớ nổi, mà chủ đề gì thì mình tự nghĩ ra cũng được, không dứt khoát cứ phải đúng như nội dung chính của câu chuyện.

    Hoặc truyện sư tử và chuột. Vẫn cốt truyện đó nhưng có thể lấy chủ đề "giúp đỡ lẫn nhau", "có ơn có trả", "người nhỏ làm việc nhỏ", "nhỏ cũng hữu ích", "bạn bè giúp nhau trong hoạn nạn", vân vân và vân vân để kể lại cho con.

    Kể đi kể lại thì nhàm, nhưng sáng tạo trong cách kể và chủ đề của cùng một cốt truyện thì cũng có sự lý thú của nó.

    Nhớ hồi xưa có lần mình định viết một bài về cách kể truyện cho con, nhưng sau bỏ ko viết vì sợ bị vợ chê là "lý thuyết" :(.

    Có điều là không hiểu sao đa phần đàn bà sẵn sàng bỏ 30 phút cho việc lau sạch cái sàn nhà, chứ 10 phút cho việc kể truyện cho con thì họ lại rất lười.
     
  4. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Bác TanNg lâu quá mới thấy xuất hiện :lol: :lol:
     
  5. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Dạo này bận quá :(

     
  6. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Đàn ông còn tệ hơn bác ạ, họ ko lau sàn nhà, ko kể chuyện cho con mà ngồi đọc báo hoặc làm gì đó họ cho là hữu dụng cho họ (ví dụ tetris chẳng hạn, hoặc ngủ).

    Thế bác có kể chuyện cho con bác ko? Nếu bác ko kể mà chỉ viết bài về kể chuyện thì đúnglà lý thuyết rồi còn gì :D
     
  7. nguyentranlananh

    nguyentranlananh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ Bong &Bambee nói đúng đấy các bác ạ, Phỗng nhà em rất thích bố hát hoặc kể chuyện cho nghe, nhưng lúc nào cũng dừa cho vợ, và toàn bảo với Phỗng: "Mẹ kể chuyện rất hấp dẫn, mẹ hát rất hay".... Thế có tức không cơ chứ :evil: :evil: :evil:
     
  8. Me Nice

    Me Nice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/12/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Nhưng đọc chuyện gì?

    Mình cũng thường xuyên đọc sách cho con trai nghe trước khi đi ngủ và bé rất thích.
    Nhưng mình không thích các truyện cổ tích. Mình không biết suy nghĩ có sai không nữa. Nhưng trong các truyện cổ tích thường có công chúa, hoàng tử, không sát với đời thường. Lại hay có những chuyện biến hóa, ăn thịt, phù thủy... Mình chẳng thích kể những chuyện đó cho bé của mình nghe. Ngoài ra, như nhiều cuộc nói chuyện của các ông bố bà mẹ, mình cũng thấy là trong các câu truyện này, người tốt thì đẹp đẽ về bề ngoài và tính tình, còn người xấu thì thường là xấu tính. Như vậy thì những người bị tật là xấu à? Trong khi đó mình đang dạy bé là phải biết giúp đỡ người bị tật, vì đi đâu cũng thấy những chỗ ưu tiên cho người khuyết tật.
    Và hình như bé của mình cũng không thích những truyện loại này. Hôm nọ mình thử đọc truyện "Con chim khách màu nhiệm" thì bé cũng chẳng thích và không tiếp thu. Nhưng khi đọc những truyện đơn giản như "Bé Hiền đi học mẫu giáo" kể về 1 ngày của 1 em bé ở trường, rất sát với đời thường thì bé thích và tiếp thu rất nhanh, làm theo những điều hay trong truyện. Ngoài ra, vì đang ở bên Pháp nên mình cũng cho bé đọc sách của bên này. Có những tờ báo dành cho em bé từ 1 tuổi (thay đổi theo độ tuổi) với nhiều nội dung trong 1 số báo như: trò chơi, chỉ dẫn những điều cơ bản về cuộc sống, 1 câu truyện dài, làm quen với thiên nhiên, thông tin theo "thời sự" như những chuyện về Noel được đăng vào tháng 12.... Cũng hay lắm.
    Vì vậy mình toàn chọn những truyện "hiện đại", gần với đời thường để kể cho bé nghe, mà gần như chẳng kể những chuyện về dân gian hay cổ tích. Không biết như vậy có hay không. Vì ví dụ, cho bé xem truyện Sọ dừa thì bé sợ vì sao người mà hình kỳ quái quá!
    Một vài ý kiến trò chuyện cùng các bố các mẹ, mong được biết ý kiến của mọi người.
     
  9. mebina

    mebina Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/1/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các bố các mẹ có những tên sách nào hay không - cho em danh sách phù hợp với lứa tuổi 2 - 4 tuổi với - em cũng muốn tối đi ngủ sớm đọc truyện cho bé để nó bớt nghịch mà thấy những chuyện hiện tại bây giờ cách viết không hấp dẫn lắm ma dài dòng nữa - hiện tại em chi kể cho bé mỗi chuyện cô bé quàng khăn đỏ thôi.. :oops:
     
  10. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mami,

    Chết thật hôm nay chị mới có tý thời gian xem kỹ mục này, chị khen là khen thật đấy chứ, chị nghĩ cái gì tích cực vẫn nên đánh giá là tích cực. Có phải bé nào phải sống xa bố mẹ thì cũng khôn trước tuổi đâu, chị cũng có đứa cháu hay phaỉ xa bố mẹ do hoàn cảnh gia đình không được như mọi người, vậy nhưng cháu lại vụng dại chứ không ý tứ như bé nhà Mami đâu. Luti nhà chị thì phai dạy nhiều lắm mới có ý tứ đấy.
    Mà em buồn gì nữa, mấy hôm nữa gia đình sum họp rồi cơ mà.
    Bé có vui vì sắp được gần bố mẹ không ?
     
  11. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103

    Những cách biến tấu của Tanng hay nhỉ, con mình bây giờ lớn rồi thì độ biến tấu lúc kể chuyện đòi hỏi càng ngày càng nhiều. Nhiều lúc mình cũng thấy bí, nhưng hai mẹ con mình có một câu chuyện tự nghĩ ra về đời sống của một nhóm các con vật trong một khu rừng, cu nhà mình rất thích.
    Đồng ý với tất cả các mẹ ở đây về ý nghĩa của việc kể chuyện. Mình thấy qua các câu chuyện mình lồng được bao nhiêu điều cần nói, cần dạy con trong cuộc sống.
    Tanng đừng sợ bị vợ chê là lý thuyết mà không viết bài về cách kể truyện cho con. Có phải bài viết nào cũng lý thuyết đâu nhỉ ? Hơn nữa có lý thuyết rồi chọn ra áp dụng vào thực tế thì lại thành thực tế rồi mà.

    B&B ơi, đừng mắng chị nhé :lol: Chị cũng đồng ý với em là nhiều khi đàn ông chăm lo cái việc đọc báo và công việc của bản thân họ nên sao nhãng việc chăm sóc con. Anh nhà chị cũng năm thì mươì hoạ mới kể được cho con một chuyện, nhưng mà chính cái cách kể khác mình, cái sự thỉnh thoảng ấy lại nâng tầm của Ba cháu lên đấy, thằng cu luôn xem chuyện được ba nằm cạnh đọc chuyện, kể chuyện là một cơ hội vui thích. Chị thấy ở trong DD này, ngoài anh QM và anh Lê Khanh, chưa thấy có Bố nào dành thời gian chăm sóc con đều đều như các mẹ cả, thôi tự nhủ đàn ông là vậy, phụ nữ mình mới kiên cường việc nước việc nhà đuợc chứ.
    Anh nhà chị còn luôn tự phong cho mình vị trí tiên phong đưa đường dẫn lối trong gia đình, khẩu hiệu "người đưa ra đường lối là quan trọng hơn cả" luôn luôn được giương cao, ngày trước nhiều lúc mình cũng bực nghĩ bác này chỉ lý thuyết là giỏi. Nhưng con càng lớn càng phục cái lý thuyết của bác ấy, nhờ đường lỗi của bác ấy đưa ra mà mình vững tin hơn trong việc dạy con He, he, :lol: thôi thế là tha thứ cho bác ấy cái tội "nói mà ít làm" :wink: Mà Bố mình ngày trứoc cũng vậy đấy, mẹ mình toàn bảo nhờ có bố mà các con mới được thế này :lol:

    Nghĩ lại bản thân mình thấy lắm lúc cũng lý thuyết phết đấy các mẹ ạ, nào là ăn cá thì bổ não, ít cholesterole, nhiều Omega 3... thế là chuyên bắt chồng con ăn cá, thằng cu nhà mình hôm nào mẹ làm cá là con bịt mũi từ ngoài cửa, ấy vậy mà ...Nào là uống nhiều sữa thì cải tạo chiều cao, túm lại là như cô bạn mình, chiều cao đâu chẳng thấy, chỉ thấy mỗi ngày hai mẹ con mất đứt 3 giờ vàng ngọc để thằng cu nhà ấy uống đủ 600 ml sữa, thằng cu đấy còi vẫn hoàn còi...hehe, thế chả là lý thuyết à :?: :?: :?:

    B&B, tóm lại là em hãy động viên bác Tangng nhà em viết ra bài cách kể truyện cho con cho bà con soi sáng tý nhé, biết đâu bài viết của bác ấy sau này trở nên thực tế chưa từng thấy đấy chứ :lol: . Cám ơn em trước đấy :lol: :D

    Mà cũng hay cho cái nhà Tanng B&B này nhỉ, hai VC cùng vào DD, cùng trao đổi, cùng hích nhau, vậy mà vẫn giữ được hoà khí :p
     
  12. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Re: Nhưng đọc chuyện gì?

    @ Mẹ Nice,

    Đúng là truyện cổ tích thì có một số nhược điểm thật, chị cũng hay phải lựa chọn truyện để kể, ví dụ Tấm Cám thì đến đoạn Tấm trả thù là mình không kể nữa, mình tìm cách rút ngắn truyện đến đoạn Tấm lấy được hoàng tử thôi. Nhưng truyện cổ tích cũng cần cho đời sống trẻ em đấy chứ. Chị nhớ ngày đi học ở khoa tâm lý trường 13, thầy có hẳn một bài giảng và thảo luận trong 4 giờ về tác dụng của truyện cổ tích lên trẻ con dưới 5-6 tuổi. Trẻ con từ 2-5 tuổi sống trong thế giới huyễn tưởng rất nhiều, truyện cổ tích đóng vai trò rất lớn trong việc nuối dưỡng tâm lý huyễn tưởng và giúp trẻ đi qua thời kỳ đó một cách hoà bình khi đầu óc bắt đầu có tính phê phán. Trẻ con là trẻ con, trẻ con nhìn nhận các vấn đề theo con mắt và trí tường tượng của trẻ con mà, không lo nó tin theo những chuyện mù quáng đâu, ngày bé mình cũng nghe nhiều truyện cổ tích, nhưng đâu có mù quáng tin vào việc cứ người đẹp thì tốt và người xấu thì ác .... Luti nhà chị hồi 2 tuổi đọc truyện Tích Chu thì thương Bà Tích Chu lắm, Luti không thích TC mải chơi quên chăm sóc bà, nhưng đến 4 tuổi thì Luti bảo "cũng tại Bà TC nữa mẹ nhỉ, lúc Bà còn khoẻ Bà không dạy TC làm việc, Bà chiều Tc quá đáng, làm TC hư và làm cho TC phải khổ, bé thế mà phải vượt qua bao nhiêu cánh rừng, bao nhiêu con suối để tìm Bà...".

    Từ 6 - 7 tuổi trở đi thì truyện cổ tích còn ít vai trò nhưng huyền thoại, sử thi bắt đầu lên ngôi đóng vai trò quan trọng, mình thấy bến này trong phần văn học cho trẻ con người ta cũng chú ý nhiều đến phần huyền thoại và sử thi .

    Mình cũng thích xen kẽ truyện cổ tích và truyện kể đời thường cho con như mẹ Nice đấy.
     
  13. cuhanhtay

    cuhanhtay Thành viên mới

    Tham gia:
    12/5/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chủ đề này hay quá. Con gái của em được 23 tháng rồi, cũng ham nghe kể chuyện lắm nhưng chỉ thích nghe kể thôi chứ không thích nghe đọc. Khổ một cái là mẹ không thể nào kể suông sẻ được một câu chuyện cả, kể chuyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn mà mẹ chỉ mới kể được đến đoạn "hoàng hậu bị kim châm vào tay, một giọt máu nhỏ ra, bà bèn ước gì mình sinh được một nàng công chúa da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun..." thì bé nói " câu chuyện đến đây là hết rồi", làm mẹ cụt cả hứng. Cũng may mẹ còn nhớ câu chuyện bằng thơ " con cáo va tổ ong" mới có thể kể được suông sẻ thu hút được sự chú ý của bé.
    Bé nhà em chỉ thích nghe những chuyện ngắn nói về con vật ví dụ như :"ngày xửa ngày xưa, có một chú gấu dạo chơi trong rừng, tìm hoa kiếm quả. Gió thổi hiu hiu, gấu ta ngủ gật, các bạn đến bên, đánh thức gấu dậy- gấu ơi!, dậy chơi. Thế là gấu ta tỉnh dậy kêu lên "Ùm". Đây là câu chuyện em "dịch" lại từ lời kể của bé nhà em đó. Vì chị giúp việc kể cho bé nghe và bé kể lại cho mẹ nghe vậy đó!
     
  14. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Kể truyện cho trẻ con không phải chỉ để giáo dục đạo đức hay kiến thức mà còn để giúp bé nhận biết cuộc sống, đáp ứng và phát triển nhu cầu tưởng tượng, xây dựng tình cảm mẹ/con. Nói chung truyện cho con một mặt phải có tính giáo dục, nhưng mặt khác phải hay và hấp dẫn. Thế nên tớ nghĩ nếu làm như mẹ Nice căn cứ trên việc nội dung có gì đó không hay mà bỏ cả truyện cổ tích không kể, hoặc cắt ngắn, biến tấu đi quá mức theo dụng ý đào tạo của bố mẹ không phải đã là hay.

    Cũng không cần phải lo quá là cứ nghe được gì cái gì xấu trong truyện là trẻ con bắt chiếc hoàn toàn. Như truyện Tấm-Cám ấy, nếu bỏ đoạn trừng phạt đi thì lại mất mất ý tội lỗi thì phải bị trừng phạt, nếu để nguyên như vậy thì với người lớn là hơi man rợ, nhưng với trẻ con chưa chắc đã vấn đề gì. Nếu bố mẹ cảm thấy không ổn thì nên sửa nội dung đi một chút, dùng một hình phạt gì đó thay vào cho đỡ ác. Thi thoảng mình vẫn đùa con là "ba là con sói ăn thịt đây", nó rất khoái trò chơi đó, cười khanh khách chứ chắc không nghĩ rằng cuộc đời này toàn kẻ ăn thịt người đâu?
     
  15. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Cái này mình đồng ý với Tanng, kể chuyện còn là cách truyền cho con lòng yêu thích văn học nữa .

    Cái này cũng biết là đúng , mình biết nhiều người cũng nói không nên giấu trẻ con cái ác, nhưng cũng nên chọn cách nói sao cho đừng dã man quá. Nhưng bản thân mình chưa làm được, đọc đến cái đoạn Cám chết nhăn răng đã thấy kinh tởm quá
     
  16. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Thế thì cho mẹ con cám úp mặt vào tường cả ngày vậy, hoặc chọn hình thức trừng phạt gì đó mà bé ghét nhất ấy, chắc sẽ khoái chí cười khanh khách.

     
  17. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Lệch hướng một chút. Mình còn cho rằng xem phim hoạt hình cùng bé, giải thích và trao đổi với bé về nội dung phim cũng hữu ích không khác gì đọc truyện.
     
  18. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Đúng là hồi trước mình cũng hay cho con mẹ cám phải đứng trong xó nhà, nhưng chỉ ổn đến lúc 3 tuổi thôi, sau 3 tuổi cu cậu bảo "ngưòi lớn mà cũng chịu đứng trong xó nhà à mẹ".
    Nhưng cũng may là trong các chuyện cổ tích VN, hình như chỉ có truyên tấm cám là hình thức trừng phạt dã man nhất thì phải
     
  19. Me Nice

    Me Nice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/12/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Nghe mẹ Luti và anh TanNg nói, mình cũng muốn thử kể chuyện cổ tích cho bé của mình. Nhưng hôm nọ kể 1 câu chuyện, có bà phù thủy (mà mình giải thích bà phù thủy là gì bây giờ nhỉ, là bà già hay ăn thịt trẻ con à?? Nghe ghê quá!) độc ác bắt em bé để chuẩn bị ăn thịt, sau đó bị em bé xô luôn vào lò lửa. Mình thấy em bé dễ thương như vậy mà làm hành động ghê quá! Cũng sửa lại là em bé nhốt bà vào cái chuồng mà bà đã nhốt. Nhưng câu truyện có hình, thế là cu Nice tự đoán ra nội dung thật. Mình cứ thậy nội dung như vậy nó ghê ghê sao đó! Chắc như anh TanNg nói, hy vọng các bé cảm nhận khác mình.
     
  20. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Híc, mẹ cu Nice, có phải bà phù thuỷ nào cũng là bà già ăn thit trẻ con đâu . Bà phù thuỷ là cái bà làm nhiều trò ma thuật, bí mật, có lúc rất độc ác, nhưng cũng có bà phù thuỷ chỉ làm trò ma thuật biến hoá thôi, có bà cũng hiền đấy chứ.

    Để bé không nhìn tranh đoán ra nội dung truyện thì cần lọc truyện trước, truyện có tranh kinh quá thì thôi không mượn hoặc không mua nữa. Em bé mà hành động thế thì kinh thật.
     

Chia sẻ trang này