Hãy làm người bạn của con mình

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Ngô Phương Loan, 30/10/2004.

  1. Ngô Phương Loan

    Ngô Phương Loan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/10/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Hãy làm người bạn của con mình

    Một ông bố tâm sự: "Con trai tôi 14 tuổi, nó hư quá, tôi không thể dạy được, tôi và nhà tôi đều rất bận công việc cơ quan. Vì vậy, xin chị giới thiệu cho một chỗ nào để tôi gửi hẳn nó vào đấy, bao giờ nó ngoan tôi đón nó về. Chứ bây giờ ở nhà, nó bán xe máy của tôi, nó mắng lại mẹ rồi bỏ học liên miên". "Tôi có con gái 16 tuổi, nó đây, nhờ chị nói chuyện với nó. Tôi đau khổ quá, nó uống rượu và đi qua đêm. Bố nó và tôi đã ly dị" - Một người mẹ khác khóc nức nở trong điện thoại. Cô con gái cầm máy, không nói gì, dấm dẳng bảo: "Cô nghe rồi đấy, mẹ cháu kể xấu về cháu còn gì. Mẹ cháu lúc nào cũng không tin cháu, lúc nào cũng cho là cháu dễ hư hỏng, đua đòi, chả có cái gì mẹ cháu bảo cháu là tốt cả. Cháu cũng chán lắm rồi, ở nhà toàn nghe ca cẩm, rồi đừng thế này đừng thế kia. Làm như cháu là người vứt đi rồi không bằng".

    Khi chuyên viên tư vấn 108 nói với người mẹ rằng, chị hãy đi ra ngoài, để cháu có thể nói chuyện riêng với chuyên viên tư vấn, thì em gái còn nói nhiều tâm sự khác nữa. Nỗi cô đơn trống vắng, cảm giác hẫng hụt của sự thiếu cha, sự tự ti và xấu hổ với bạn bè về gia đình tan vỡ, khao khát yêu đương và cả những thất vọng trong tình cảm này....

    - Em không phải là đứa con ngoan trong gia đình. Em hay đi chơi suốt đêm, hay uống rượu, quậy phá và bỏ ngoài tai mọi lời giáo huấn của các bậc phụ huynh. Nhưng quả thực, nếu mẹ em không cư xử như thế, có lẽ em đã khác... Có một lần, em uống rượu say ở nhà bạn, đã hai gờ sáng, trời lại mưa không về nhà được, em gọi điện về báo, mẹ em ra lệnh: Một tiếng sau con phải có mặt ở nhà. Chị ơi, em làm sao đi được nữa. Giá mẹ em cứ đồng ý cho em ở lại, rồi sáng sau về mắng mỏ thế nào cũng được. Thế là mẹ không thương em. Nhưng bố em thì khác. Ông hỏi em ở đâu rồi lẳng lặng dắt xe đến chở em về. Trời mưa, ông lạnh cóng trong chiếc áo khoác cũ, hình ảnh ấy khiến em ân hận mãi và chừa được thói đi đêm, về hôm được một thời gian. Nhưng rồi, cha mẹ em ly dị ở tuổi gần 50. Và em lại chứng nào tật nấy.

    - Bố mẹ em là chủ một công ty lớn, em tiêu tiền thoải mái. Có tiền thì phải nếm cho biết đủ mùi sung sướng. Em nghiện độ một nǎm thì cả nhà mới biết. Đánh chửi, doạ nạt, cấm đoán, trừng phạt, thôi thì đủ cả. Không có tiền thì em đi ǎn cướp, cướp được mấy vụ thì bị bắt vào tù. Nói thật với chị nhé, không biết chị có tính nói dai, đay nghiến không, chứ mẹ em thì... mà không có tác dụng gì đâu. Em càng tức, về nhà, chưa để cho ai nói câu nào, em lại biến luôn. Thế nhưng, nhìn thấy bà nội 80 tuổi ngồi khóc, em thấy mình tệ quá, cũng nhờ thế mà quyết tâm cai nghiện đấy.

    Trên đây là những tình huống có thật trong một số cuộc đàm thoại giữa chuyên viên tư vấn tâm lý - tình cảm 108 hà Nọi với các bậc phụ huynh và các em đang ở độ tuổi vị thành niên. Có thể bình thường, các em chỉ có phản ứng mà không tâm tình những bất bình với cách ứng xử của cha mẹ như vậy. Cùng một đối tượng, một sự việc, nhưng nếu hai cách ứng xử khác nhau, có thể dẫn đến hai kết quả trái ngược hoàn toàn. Cha mẹ nào cũng thương con, cũng muốn con ngoan ngoãn nên người. Nhưng ý muốn và thực tế không phải lúc nào cũng đồng nhất. Và muốn thực hiện được một điều gì, người ta ta không chỉ phải đầu tư công sức mà còn phải quan tâm đến phương pháp nữa. Nếu gia đình bạn quan tâm đến điều này từ khi con còn bé để không xảy ra những chuyện đau đầu thì tốt nhất. Vì "làm đi không tày làm lại:, "Bé không vin, cả gãy cành", "Dạy con từ thuở còn thơ...". Nhưng nếu đã chẳng may có con hư, thì phải xác định rằng giáo dục lại là một công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, đòi hỏi thời gian lâu dài và phải học những phương pháp để không sai lầm. Nhà giáo dục nào, trung tâm cải tạo nào cũng cần có sự hỗ trợ của giáo dục gia đình. Không có phép nhiệm màu nào biến một đứa trẻ hư bỗng thành ngoan. Cũng không có ai thay thế toàn bộ được cho cả cả phần cha mẹ. Mọi yếu tố khác, mọi tổ chức khác cũng chỉ là hỗ trợ cùng với cha mẹ. Trẻ vị thành niên muốn khẳng định với mọi người, cả trong gia đình và ngoài xã hội rằng chúng đã trưởng thành, chúng muốn tự mình quyết định những công việc cá nhân. Tình thương yêu là một thái độ tôn trọng trong ứng xử sẽ có tác dụng thuyết phục hơn là giáo huấn cứng nhắc hay trừng phạt nặng nề. Đừng vội nghĩ những đứa trẻ những thanh niên ương bướng, mắc sai lầm như vậy không thương gì cha mẹ. Các em rất nhạy cảm với những biểu hiện tình cảm của người thân, nhưng đặc tính của lứa tuổi này là cố cường điệu sự kiêu hãnh của bản thân nên tỏ ra không thừa nhận những tình cảm đó. Thực ra, các em biết cả, nhưng họ tiếp nhận theo lối riêng của họ.

    Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài những yếu tố khác, các bậc phụ huynh hãy cố gắng làm một người bạn của con cái mình. Chỉ có như vậy, mới có thể lắng nghe được những tâm sự thật của con và có phương hướng tác động hiệu quả tới quá trình hình thành nhân cách.

    Hồng Hạnh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngô Phương Loan
    Đang tải...


  2. concòbébé

    concòbébé Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/10/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài những yếu tố khác, các bậc phụ huynh hãy cố gắng làm một người bạn của con cái mình. Chỉ có như vậy, mới có thể lắng nghe được những tâm sự thật của con và có phương hướng tác động hiệu quả tới quá trình hình thành nhân cách.

    Thú thật khi mình còn nhỏ, không phải bao giờ cũng được ba mẹ tâm tình hỏi han như một người bạn cả, thuờng chỉ là giáo huấn mà thôi . :( :(
     

Chia sẻ trang này