Hãy loại bỏ thói quen tặc lưỡi!

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi mycheese, 25/6/2006.

  1. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Hãy loại bỏ thói quen tặc lưỡi!


    Lâu nay, một ai đó khi nói đến những khó khăn trong việc tiếp cận thông tin hay đến làm việc tại các cơ quan hành chính thì thường nhận được cái "tặc lưỡi" đầy thông cảm.

    sự mù mờ thông tin sẽ là một rào chắn, hạn chế quyền làm chủ của người dân. Và hậu quả là cái dân muốn làm thì không biết, cái không biết thì làm.

    Có người mua được mảnh đất, căn nhà phàn nàn vì có tiền mua được rồi mà thủ tục chưa xong. Khi đến cơ quan hành chính thì họ lại được hẹn lên hẹn xuống. Khi tâm sự với người khác thì nhận được cái tặc lưỡi "thủ tục hành chính mà, nên nhờ người quen thân nếu không thì nhờ tới "cò" cho nhanh, tốn thêm mấy trăm ngàn nhưng khỏe cái thân. Có người khi gặp khó khăn trong chuyện xin cho con vào lớp 1 học bán trú thì thường nhận được lời khuyên: muốn con được nhận vào học bán trú để yên tâm đi sớm, về muộn thì phải tìm cách chạy, nếu không chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời: Hết chỗ!?

    Nhiều người khi thấy mấy cô cậu đầu tóc nửa xanh nửa đỏ ngoài đường thì chua thêm mấy câu: Chỉ biết học đòi, mà không biết nâng niu các giá trị truyền thống và không quên cái tặc lưỡi: Kệ...! Có người khi nghe chuyện ông quan chức nọ bị pháp luật sờ gáy vì tội tham ô, tham nhũng thì cũng tặc lưỡi: Làm quan mà, ít nhiều thôi, ai mà chả có, không biết "lách" nên mới bị đưa ra... Thấy đứa bạn mới ra trường nhận được nơi công tác tốt, lương bổng khá cũng khiến nhiều người tặc lưỡi, tỏ ra nghi ngờ những người này là con ông này cháu ông nọ...

    Vậy là cái "tặc lưỡi" hằng ngày trở thành thói quen xấu. Người nói cố tình làm nhiễu thông tin để nói xấu người khác mà mình đang rắp tâm muốn đánh gục. Còn những gì họ nói ra đúng với thực tế cuộc sống, thì sẽ hình thành nên một thói quen luôn đả kích công việc của người khác, và không tin tưởng vào thể chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước cũng như sự điều hành quản lý.

    Do vậy, những thông tin không ảnh hưởng hay nguy hại tới an ninh quốc gia thì phải được thông tin tới người dân một cách minh bạch mọi lúc, mọi nơi. Nếu không, sự mù mờ thông tin sẽ là một rào chắn, hạn chế quyền làm chủ của người dân. Và hậu quả là cái dân muốn làm thì không biết, cái không biết thì làm. Đến khi vi phạm thì cả xã hội cùng phải gánh chịu hậu quả. Xã hội luôn phải giải quyết những mâu thuẫn đáng ra không được phép tồn tại trong ý thức của mỗi người dân.

    Cần có một cơ chế thông tin được xây dựng theo từng kênh, từng bộ ngành riêng biệt, từ cấp trên cho tới cấp dưới một cách liên hoàn. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn thông tin về cơ chế chính sách luật pháp của Nhà nước. Cơ chế này sẽ đảm bảo sự công bằng cho mọi người dân về chế độ và các chính sách cũng như đảm bảo các quy trình vận hành bộ máy quản lý hành chính đạt hiệu quả cao, đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển lớn mạnh.

    Lê Trang Tuấn (Theo Thanh niên)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mycheese
    Đang tải...


Chia sẻ trang này