Thông tin: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 15 tuổi

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi nguyenvan1848, 20/8/2014.

  1. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TUỔI SƠ SINH ĐẾN HÀI NHI TỪ 1 THÁNG - 1 NĂM
    1. Trẻ sơ sinh
    - Trẻ sơ sinh tính từ lúc lọt lòng mẹ cho đến 1; 2 tháng. Đứa trẻ lọt lòng mới ra đời còn bất lực hơn những con vật con của đại đa số động vật. Bé mới chỉ có một số phản xạ không điều kiện để thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong đó, có những phản xạ điều chỉnh diễn biến những chức năng sinh lý khác nhau như: phản xạ bú, phản xạ tự vệ và phản xạ định hướng
    - Đến tháng thứ 2 và 3, bé xuất hiện hình thức phản ứng đặc biệt với người lớn. Dần dần, bé hình thành phản ứng xúc cảm như vui khi mẹ bế, khóc thét khi người lạ bế...Phản ứng đó gọi là phức cảm hớn hở, được biểu hiện bằng những cử động như rối rít chân tay khi nhìn thấy mẹ. Bé tập trung nhìn vào mặt người cúi xuống với nó và cười với người đó. Khi bé xuất hiện "phức cảm hớn hở" được xem là kết thúc thời kỳ sơ sinh và bắt đầu tuổi hài nhi.
    2. Tuổi hài nhi
    - Giới hạn của tuổi hài nhi là từ 1 tháng cho đến 1 năm. Trong suốt năm đầu của cuộc sống, bé đạt được những thành tựu lớn về phát triển cử động và hình thành những quá trình và phẩm chất tâm lý. Bé tập giữ thẳng đầu, tập ngồi, tập bò, cuối cùng tập đứng và tập đi vài bước.
    - Tháng thứ 3 và thứ 4, bé bắt đầu phát triển cử động cầm nắm đồ vật, trẻ trườn về phía đồ vật có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn bé, vươn tay lấy nó và cố gắng cầm nắm đồ vật
    - Nhờ hoạt động cầm nắm đồ vật này mà bé có những kỹ xảo vận động cần thiết. Khi cầm nắm đồ vật, bé hiểu được các thuộc tính của đồ vật. Tri giác của bé phát triển từ đây.
    - Đến cuối tuổi hài nhi, bé bắt chước được rất nhiều hành động theo người lớn. Hàng động bắt chước này chính là thể hiện sự phát triển về mặt trí tuệ của trẻ. Khi trẻ có những hành động tự gõ, rung, lắc đồ chơi là kết quả của quá trình phát triển mạnh mẽ về tư duy và trí tuệ. Bố mẹ ở giai đoạn này nên dành nhiều thời gian vui chơi cùng con để kích thích sự phát triển của trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenvan1848
    Đang tải...


  2. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 1 tuôi

    SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI VƯỜN TRẺ - TỪ 1 – 3 TUỔI
    1. Sự phát triển về mặt ngôn ngữ
    - Thời kỳ đầu từ 1 – 2 tuổi là thời kỳ của những từ và những câu bé nói gồm những từ căn, vô định hình. Như những từ chỉ có 1 đến 2 từ . Ngôn ngữ của bé ít giống với ngôn ngữ của người lớn, như từ pa..pa, măm..măm. Bé thường dùng những từ mà người lớn không dùng, loại ngôn ngữ này gọi là ngôn ngữ “tự trị”.
    - Thời kỳ thứ 2 của sự phát triển về mặt ngôn ngữ kéo dài cho tới 3 tuổi: Ngôn ngữ của bé bắt đầu phát triển mạch lạc và bé biết biểu thị điều bé hiểu với xung quanh như biết nói “con yêu mẹ”...Các ngôn ngữ của cha, mẹ nói với bé, bé bắt đầu hiểu như khi cha mẹ yêu cầu bé “để đồ chơi vào tủ”, bé biết hành động theo. Bé biết học theo tiếng mẹ đẻ, nếu giai đoạn này, mẹ bé có phát âm không chuẩn như âm “L” và âm “N” thì bé cũng phát âm không chuẩn như mẹ.
    2. Sự phát triển về mặt tư duy
    - Sự phát triển về tư duy của bé ở giai đoạn này phụ thuộc vào 2 yếu tố căn bản: bản thân bé và sự dạy bảo của người lớn. Sự phát triển tư duy của bé thông qua chính hành động thực tế với đồ vật. Ví dụ: khi cha mẹ dạy bé màu sắc của đồ vật:xanh, đỏ, tím, vàng thì phải kết hợp với chỉ đúng vào màu sắc của đồ chơi. Sau đó, khi cha mẹ hỏi màu vàng đâu thì bé sẽ đi tìm những đồ vật có màu vàng để chỉ cho bạn
    3. Sự phát triển về nhân cách
    - Ở giai đoạn này, bé bắt đầu có thể tự phục vụ bản thân mình, như khi vần lấy phấn, đồ chơi...bé có thể tự đi tìm lấy. Bé cố gắng hoạt động không có sự giúp đỡ của người lớn. Vì thế, cha mẹ nên để con tự làm những việc mà bé thích và động viên con kịp thời vì ở giai đoạn này những lời khen của cha mẹ là động lực thúc đẩy tính độc lập của trẻ
    - Đến tuổi lên 3, bé phát triển mạnh mẽ tính độc lập của mình. Trong khi đó, cha mẹ vẫn giữ nguyên cách quan tâm như lúc trẻ 1 tuổi, điều này sẽ hạn chế tính tích cực của trẻ. Vì thế, cha mẹ thường thấy con của mình làm những điều hoàn toàn trái ngược với mệnh lệnh của người lớn.
    Ví dụ: khi người lớn ra lệnh bé cất đồ chơi đi, bé không những không cất, thậm chí còn lấy đồ chơi thêm ra để chơi
    - Sự khủng hoảng về mặt tâm lý của trẻ lên 3 chỉ mang tính chất nhất thời, còn những cấu thành mới có liên quan đến hiện tượng như tách mình với thế giới xung quanh, bé tự so sánh mình với người khác là một bước phát triển mới về mặt tâm lý.
    - Cách giải quyết tốt nhất của cha mẹ đối với con ở giai đoạn này là đưa trẻ vào thế giới đồ chơi để bé phát triển tư duy của mình như đồ chơi nấu ăn...
     
    Sửa lần cuối: 3/12/2014
    shopbong68 thích bài này.
  3. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 3 tuổi

    ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TUỔI MẪU GIÁO - TỪ 3 - 5 TUỔI
    1. Tác dụng của trò chơi đối với trẻ
    - Trong tuổi mẫu giáo, trò chơi đóng vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ. Bé thích chơi các trò chơi như: cô giáo; gia đình; bác sĩ...Thông qua trò chơi, tạo nên sự thay đổi về chất trong tâm lý của trẻ vì bé được thể hiện khát vọng làm người lớn của mình. Bé bắt đầu nhận thức được rằng: khi tham gia hoạt động, mỗi người đều thể hiện một vai trò nhất định và đem lại cho người đó nhiều quyền hạn
    - Ví dụ: Khi con yêu của bạn chơi trò bán hàng, bé đóng vai trò là người mua hàng thì bé sẽ nhận thức được rằng phải xem xét cẩn thận cài gì định mua và bé có nhiệm vụ phải trả tiền khi đã chọn mua.
    - Trong khi các bé chơi với nhau, bé học được cách phối hợp hành động với bạn bè, biết giúp đỡ bạn bè, có tình thương yêu lẫn nhau mỗi khi bạn gặp khó khăn.. Như vậy, việc con yêu chơi trò chơi giúp cho bé được làm quen với hoạt động và những quan hệ qua lại với người lớn, điều này rất bổ ích cho con bạn biết đối nhân xử thế khi ở ngoài cuộc sông.
    - Bạn đừng ngạc nhiên vì sao con mình lại chơi trò chơi trong thời gian dài mà không biết chán, vì bé được học cách khái quát các hành động, tập sử dụng được cách khái quát các từ ngữ. Khi bé tham gia trò chơi phân vai như bác sĩ với bệnh nhân, bé được đã bắt đầu phát triển khả năng hành động trong bình diện tư duy. Sự sáng tạo trong trò chơi thể hiện trí thông minh của bé.
    2. Sự phát triển cảm giác trong tuổi mẫu giáo
    - Tuổi mẫu giáo là giai đoạn phát triển trí tưởng tượng mạnh mẽ. Những dạng hoạt động có sản phẩm như xé dán, vẽ, xếp hình, nặn tượng...có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển tri giác nhìn hình dáng đồ vật. Khi bạn hỏi “hình tam giác” giống cá gì ? thì thường bé hay trả lời “giống cái nhà con” hoặc “giống mái nhà”...điều đó thể hiện bé chưa nắm được những chuẩn chung được mọi người chấp nhận.
    - Ở giai đoạn này, để kích thích sự phát triển tư duy, trí thông minh của con, cha mẹ khi tổ chức trò chơi cho con nên rèn luyện cho con biết so sánh hình dáng, đặc điểm của sự vật, hiện tượng với chuẩn chung được nhiều người chấp nhận. Dạy con biết so sánh đồ vật của trò chơi với các hình dáng sự vật bên ngoài thực tế.
    Ví dụ: hình tròn giống quả gì ?...
     
    Sửa lần cuối: 5/12/2014
  4. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 3 tuổi

    SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI MẪU GIÁO - TỪ 3 - 5 TUỔI
    3. Sự phát triển trí tuệ của con ở tuổi mẫu giáo
    - Ở tuổi mẫu giáo, con bạn giải các bài toán đơn giản bằng 3 cách khác nhau: bằng hành động trực quan – như đếm ngón tay; bằng hình ảnh trực quan – đếm bao nhiêu con chim đậu trên cây; bằng tư duy logic. Con bạn càng nhỏ thì khi tính toán càng hay sử dụng bằng thực hành.
    - Việc bé sử dụng những lập luận bằng lời nói tuyệt nhiên không có nghĩa là bé tư duy những khái niệm trừu tượng. Trẻ mẫu giáo có trí tưởng tượng rất phong phú, điều này được thể hiện trong trò chơi, trong các bức tranh vẽ...
    - Ở lứa tuổi mẫu giáo, bé chưa hiểu được vai trò của người lớn và ảnh hưởng của họ, bé cũng chưa hiểu được bản thân mình. Giữa bé và người lớn nảy sinh mối quan hệ nguyên tắc. Bé bắt đầu tách mình ra khỏi bố mẹ. Bạn được thường được nghe con nói những từ như: “Con muốn”, tức là bé đã ý thức được nguyện vọng của mình.
    4. Sự hình thành tâm lý sẵn sàng đi học
    - Việc chuẩn bị tâm thế cho con trước khi vào lớp 1 rất khó khăn đối với bố mẹ bé. Vì đây là giai đoạn mở đầu hoàn toàn mới đối với bé. Bố mẹ phải chuẩn bị đầy đủ cho con trước khi bước vào giai đoạn đó. Bé có quyền đòi hỏi bố mẹ tôn trọng giờ học cá nhân của bé khi ở nhà, đồng thời bố mẹ cũng nên tạo cho con phải thực hiện nghĩa vụ hoàn thành hệ thống các bài tập mà giáo viên giao cho và phải biết xử sự phù hợp với nội quy của nhà trường; điều này không tùy thuộc vào chỗ ở thời điểm đó bé có muốn hay không muốn làm như vậy.
    - Đa số trẻ em 6 tuổi đều hướng tới địa vị của người học sinh, lý do không phải bé đã ý thức được nghĩa vụ của mình mà chỉ vì những lý do đơn giản: Vì mẹ mua cho chiếc cặp sách đẹp; muốn khẳng định mình đã lớn...
     
    Sửa lần cuối: 5/12/2014
  5. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 5 tuổi

    SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TỪ 6 - 10 TUỔI - HỌC SINH CẤP 1
    1. Những đặc điểm giải phẫu, sinh lý của con ở tuổi từ 6 - 10 tuổi
    - Ở tuổi cấp 1, con bạn có những thay đổi cơ bản trong tất cả cac cơ quan và các tổ chức cơ thể. Chẳng hạn như toàn bộ độ cong của xương sống - ở cổ, ở ngực, ở thắt lưng – được hình thành. Tuy nhiên sự cốt hóa của bộ xương lại chưa kết thúc, từ đó sự mềm dẻo của xương tạo ra nhiều khả năng to lớn cho việc giáo dục thể chất đúng đắn và học tập nhiều dạng thể thao.
    - Vì thế ở giai đoạn này, cha mẹ đặc biệt chú ý đến bàn ghế của con khi ngồi học; tư thế ngồi của con vì tư thế ngồi đúng ở bàn là điều kiện quan trọng nhất của sự phát triển thể chất bình thường. Nhiều trẻ em bị cong vẹo cột sống cũng ở giai đoạn này.
    - Ở giai đoạn này, cơ bắp và dây chằng của con được tăng cường nhanh chóng, thể tích của cơ bắp cũng tăng lên. Vì vậy, con có khả năng nhiều hơn với những cử động mạnh như chạy nhảy không biết mệt mỏi, nhưng con lại khó thực hiện những cử động đòi hỏi tính chính xác. Sự cốt hóa các đốt ngón tay kết thúc ở tuổi lên 9 – 11 tuổi, còn cốt hóa ở cổ tay từ 10 – 12 tuổi. Nếu tính đến điều đó thì bố mẹ có thể tự hiểu tạo sao con nhiều khi khó khăn lắm mới hoàn thành xong bài tập viết vì bàn tay của con chóng mỏi, không thể viết nhanh và quá lâu.
     
    shopbong68 thích bài này.
  6. Monalisa Miky

    Monalisa Miky Hotline: 0906242868

    Tham gia:
    30/6/2009
    Bài viết:
    6,044
    Đã được thích:
    1,201
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Khi mẹ mang thai bé cũng nên nói chuyện với bé, kể cho bé nghe những câu chuyện ý nghĩa. Vì thực tế khi trong bụng mẹ trẻ đã phát triển thính giác. có thể khi trẻ trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời trẻ chưa thể hiểu những câu chuyện mà bố mẹ kể những lời mà bố mẹ nói nhưng sẽ rất tốt cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này
     
  7. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Giai đoạn mẹ mang thai con, mẹ nên thường xuyên nói chuyện cùng con để gắn kết tình thương yêu, giai đoạn này như vậy gọi là giai đoạn "thai giáo". Rất vui được làm quen với bạn
     
  8. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    2. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP CỦA CON KHI VÀO HỌC LỚP 1

    2.1.Chế độ học tập mới mẻ
    - Khó khăn đầu tiên khi con vào lớp 1 bắt buộc phải quen đó chính là chế độ học tập mới mẻ: dạy đúng giờ; không được bỏ học; phải giữ in lặng khi cô giáo giảng bài...Về mặt tâm lý, con dễ dàng tạo lập được thói quen đó nếu như có sự hướng dẫn của cha mẹ và giáo viên. Điều cơ bản cha mẹ và cô giáo phải diễn đạt thật dễ hiểu các yêu cầu đối với bé và biết dùng đúng lúc, đúng thời điểm lời khen khích lệ bé hoặc dùng hình phạt nhưng phải tính đên đặc điểm tâm lý của trẻ.
    2.2.Khó khăn trong mối quan hệ giữa giáo viên và bé; giữa các bé với nhau
    - Ở trường dù giáo viên có niềm nở và nhân từ với con thì họ cũng là người dạy dỗ có uy tín và nghiêm khắc, đưa ra những quy tắc nhất định của hành vi mà bắt buộc con phải thực hiện.
    - Giáo viên thường xuyên đánh giá công việc của bé từ việc hoàn thiện bài tập ở nhà, đến cách ăn mặc quần áo; giữ vệ sinh cá nhân; việc giữ cho bàn tay và bàn chân sạch sẽ. Địa vị của giáo viên làm cho trẻ không thể không rụt rè trước mặt họ. Vì thế, bố mẹ có thể hiểu “ tại sao con mình lại sợ cô hơn cả sợ bố mẹ”.
    - Mối quan hệ của con trong lớp học với bạn bè trở nên bình thường nếu giáo viên công bằng và yêu cầu như nhau đối với mọi đứa trẻ, khi khen ngợi các em học yếu vì cần cù lao động, có thể quở trách những em học giỏi nhưng tự tin thái quá...
    - Từ khi con yêu đến trường làm cho vị thế của con trong gia đình cũng thay đổi. Con có trách nhiệm mới và quyền hạn mới. Chẳng hạn con cần có chỗ riêng để học tập và bố mẹ phải tôn trọng chế độ hàng ngày của con.
    2.3.Khó khăn đứa trẻ nào cũng gặp vào giữa năm học
    - Lúc mới vào học lớp 1, con rất vui vẻ đến trường vì trường mới, cô giáo mới, bạn bè mới, sách vở đẹp và chũng vui vẻ khi phải làm bài tập. Tuy nhiên, quá trình học tập lớp 1 thường được tổ chức theo hình thức bé thu nhận kiến thức và định nghĩa có sẵn mà bắt buộc con phải ghi nhớ và áp dụng trong những tình huống cần thiết. Chính vì vậy, con dễ nảy sinh tư tưởng chán nản, không muốn đi học, con mất dần khát vọng học tập ban đầu, trẻ trở nên uể oải và thờ ơ. Bố mẹ phải là người thường xuyên gần gũi, khuyến khích động viên con khi con làm bài tốt hoặc khi con làm được việc có ích để con có động lực trong học tập
     
    shopbong68 thích bài này.
  9. MarukoLinh

    MarukoLinh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/10/2014
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy từ 4- 8 tuổi tư duy và thế giới quan của trẻ được hình thành mạnh mẽ nhất.
     
    nguyenvan1848 thích bài này.
  10. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Hoạt động chủ đạo của học sinh cấp 1 (từ 6 - 10 tuổi) là hoạt động học tập, vì thế có thể giải thích tại sao ở giai đoạn này tư duy và thế giới quan của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Cảm ơn bạn.
     
  11. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    3. SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA CON
    3.1. Giai đoạn đầu
    - Tư duy của con ở tuổi cấp 1, được chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu (lớp 1 và 2), tư duy của con gần giống với tư duy của trẻ mẫu giáo. Con nhận biết được sự vật thông qua hình tượng trực quan.
    Ví dụ: khi cha mẹ yêu cầu con miên tả tai con voi to bằng gì ? Muốn con nhận biết được hình dáng cái tai con voi thì phải cho con xem thực tế con voi và cái tai của nó thì con sẽ trả lời được.
    - Chính vì thế, cha mẹ muốn kích thích sự phát triển trí tuệ của con ở giai đoạn này cần dạy cho con các khái niệm hoặc đặc điểm của sự vật, hiện tượng thông qua trực quan.
    3.2. Giai đoạn 2
    - Khi con vào lớp 3, tính chất tư duy của con sẽ phát triển ở bình diện mới. Các bậc cha mẹ thường khó trả lời những câu hỏi của con như: tạo sao con voi lại to như vậy ? Tại sao con voi lại ăn cỏ ? Hoặc cái bát làm như thế nào ? Đối với lứa tuổi mẫu giáo, khi con hỏi như vậy, bố mẹ trả lời như thế nào thì chúng đều thỏa mãn. Nhưng khi con học cấp 1, tình hình hoàn toàn khác hẳn. Nhờ sự tiếp thu kiến thức từ cô giáo, báo, đài, bạn bè...con nhiều khi không hài lòng với câu trả lời của bố mẹ.
    - Khả năng trí tuệ của con ở giai đoạn cấp 1 mở rộng hơn và phong phú hơn so với những điều mà trước đây bố mẹ vẫn tưởng. Những lời giải thích đầy đủ của bố mẹ sẽ giúp con biết phân tích và tổng hợp các sự vật xung quanh bằng trí tuệ của minh.
     
  12. shopbong68

    shopbong68 Thời trang trẻ em

    Tham gia:
    24/5/2014
    Bài viết:
    5,253
    Đã được thích:
    585
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Toàn kiến thức bổ ích.....................................
     
  13. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Cảm ơn mn, ...............................................................
     
  14. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    tâm lý bọn trẻ biến đổi ko ngừng, đòi hỏi bố mẹ phải luôn đồng hành cùng con ạ
     
  15. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Ý kiến của bạn rất hay.................................
     
  16. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    4. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH CẤP 1
    4.1. Sự lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức của con

    - Việc giáo dục đạo đức cho con yêu trước khi con đi học , nhưng ở trường, con mới được học hệ thống đầy đủ các chuẩn mực đạo đức và được kiểm tra thường xuyên, có mục đích. Ở trường, con được học những chuẩn mực và quy tắc hành vi mà bắt buộc con phải tuân theo.
    Ví dụ: Con được học trong mối quan hệ ứng xử với bạn bè, với thầy cô, biết chia sẻ khó khăn với bạn, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp hoạn nạn hoặc biết “nhặt của rơi trả người đánh mất”...
    - Trẻ em, bảy đến tám tuổi được chuẩn bị về mặt tâm lý để hiểu biết rõ ràng những chuẩn mực đạo đức và quy tắc này cũng như hằng ngày phải thực hiện chúng. Trong khi đó, bố mẹ nhiều khi giáo dục những chuẩn mực đạo đức cho con trẻ lại giải thích quá kỹ càng và kéo dài, nặng về lý thuyết, mà không kiểm tra nghiêm ngặt việc con mình thực hiện những điều mà mình đã chỉ dạy.
    - Chính quy nghĩ đó của cha mẹ làm cho con trẻ nghĩ rằng: việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức là tùy thuộc vào tâm trạng của người lớn. Vì vậy, khi dạy con thực hiện những quy tắc và chuẩn mực đạo đức, cha mẹ phải thực hiện song song giữa việc giải thích và giám sát con thực hiện có theo đúng chuẩn mực đó không.
    4.2. Sự phát triển xúc cảm của con
    - Ở cấp 1, sự tăng cường tính tự kiềm chế và tính tự giác được bộc lộ trong những biểu hiện của xúc cảm. Các con biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí đôi khi còn biết che đậy cảm xúc. Những tâm trạng sảng khoái, vui tươi bền vững và cân bằng hơn so với trẻ em mẫu giáo và tuổi thiếu niên.
    - Ví dụ: Khi con được điểm cao, con hãnh diện khoe ngay với bố mẹ hoặc người thân, nhưng cũng có trường hợp con có cảm xúc tiêu cực như rất buồn bã, chán nản khi bị cô trách mắng, thậm chí có con còn không muốn đi học. Có trường hợp khi đi thi học sinh giỏi hoặc thi đấu thể thao nếu con không được giải, con có xúc cảm tiêu cực, buồn bã, ủ rũ, chán nản...
    - Để ngăn chặn sự bùng nổ cảm xúc tiêu cực của con, trước hết cha mẹ phải hiểu rõ cá tính riêng của con mình, biết động viên con kịp thời để con tự đứng dậy, trưởng thành hơn, sống có nghị lực vươn lên. Bố mẹ không nên trách mắng, đánh con khi con bị điểm kém hay chê cười con khi con bị thất bại. Nếu không, cha mẹ sẽ không được con mình thổ lộ những tâm tư, nguyện vọng của chúng và khoảng cách giữa cha mẹ với con cái ngày càng xa
     
  17. sau0111235

    sau0111235 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/11/2014
    Bài viết:
    1,762
    Đã được thích:
    249
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    cảm ơn mn vì bài viết hữu ích nhé. Sâu nhà em 13 th, con đáng yêu quá đi thôi, iiuiu
     
  18. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    Cảm ơn mn đã đọc bài của mình.........................
     
  19. nguyenvan1848

    nguyenvan1848 0969.784.478 - Sữa chua Truly Milk Mộc Châu

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    1,796
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 10 tuổi

    SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA CON Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN
    1. Sự phát triển về mặt giải phẫu, sinh lý của cơ thể thiếu niên
    - Giới hạn tuổi thiếu niên từ 11 – 15 tuổi, thời gian của tuổi thiếu niên có thể sớm hơn hoặc chậm hơn. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ “tuổi khó khăn” hay “tuổi khủng hoảng”. Tên gọi này nói lên sự phức tạp và quan trọng của quá trình phát triển ở lứa tuổi này.
    - Sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng và vòng vực là những yếu tố đặc biệt của sự phát triển thể chất, thường được biểu thị bằng thuật ngữ đặc biệt “sự nhảy vọt về tầm vóc”. Gương mặt của tuổi thiếu niên biến đổi so với gương mặt của trẻ nhỏ và thân thể đã xấp xỉ thân thể của người lớn.
    - Ở bé gái, sự phát triển của xương chậu có thể kéo dài đến 20 – 21 tuổi, tuy nhiên ở giai đoạn này sự hỏng tư thế thường xảy ra nhiều nhất. Khi nhảy ở độ cao quá lớn xuống, xương chậu và những xương chưa phát triển có thể bị trệch đi, có thể gây biến dạng, ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ sau này
    - Ở các bé trai, sự phát triển của cơ bắp và sức mạnh của cơ bắp tăng cường mạnh nhất. Các em trai ý thức được điều đó và điều đó có ý nghĩa to lớn đối với các em.
    - Đối với lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển mạnh mẽ bên trong cơ thể do những thay đổi về hệ thống nội tiết đang hoạt động tích cực trong đó. Sự phát dục và những biến chuyển trong cơ thể của lứa tuổi thiếu niên có ý nghĩa quan trọng đối với sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới. Các em nam đã biểu lộ sự quan tâm đến người khác giới.
    - Ở giai đoạn này, cha mẹ phải quan tâm đến sự phát triển cơ thể của con, hướng dẫn con biết quan tâm và tự chăm sóc cơ thể của mình. Bố mẹ định hướng cho con có hành vi ứng xử phù hợp.
     
  20. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Hiểu con để dạy con - Tâm lý trẻ 0 - 15 tuổi

    nhiều thế hả bác ?
     
    nguyenvan1848 thích bài này.

Chia sẻ trang này