Thông tin: Hiểu đúng về răng của trẻ em.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi ecarestore, 12/3/2015.

  1. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Người lớn có 32 răng cố định. Ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa.

    Nhiều ông bố bà mẹ chưa hiểu biết nhiều về những chiếc răng tạm thời này, và dưới đây là những ngộ nhận phổ biến nhất:

    1. Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường:
    Nhiều người rất lo lắng khi con mình chưa bắt đầu mọc răng khi tròn 6 tháng tuổi. Thực ra, thời gian mọc răng không chỉ phụ thuộc sức khỏe của bé mà còn có tính di truyền.

    Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng.

    Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh; và cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới.

    Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn.

    2. Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm:
    Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng.

    Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại siro giảm đau và chống viêm.

    3. Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay:
    Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu, mà sâu răng cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, bị vẩu hoặc móm sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.

    VẬY NÊN CHĂM SÓC RĂNG CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
    Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, bạn nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi, và không cần dùng kem.

    Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, không có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng, đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.

    Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường chia tay với răng sữa sớm hơn em của nó.

    Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần cho tư vấn bác sĩ nha khoa.

    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ecarestore
    Đang tải...


  2. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]
    Không chỉ là nỗi khổ của các bà mẹ Việt, dạy con đánh răng cũng là nỗi khổ của các bà mẹ Anh.

    Sâu răng có thể dẫn đến các biến chứng như hỏng, mất răng. Vì vậy rất quan trọng để trẻ học đánh răng đúng cách. Thông thường ở độ tuổi từ 2-6 tuổi, bé đã có 1 bộ răng sữa gần như hoàn hảo. Do đó việc chăm sóc và hỗ trợ bé có thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng vô cùng quan trọng.

    Ép trẻ đánh răng là một vấn đề khá phổ biến và thường gây ra nhiều tranh cãi cũng như căng thẳng giữa bố mẹ và bé. Cứ 10 bà mẹ thì có một người thường xuyên phải tranh luận với con cái về thời gian đánh răng của chúng.

    Đáng lo ngại là 2% các bà mẹ thú nhận con họ không bao giờ đánh răng và 24% cho biết con họ chỉ đánh răng một lần trong ngày trong khi đó có đến 12% các bà mẹ thậm chí không biết con cái họ nói dối về việc đánh răng.

    Sau đây, E+Care xin chỉa sẻ 7 lời khuyên hữu ích giúp bé tự giác đánh răng:

    1. Để cho bé tự chọn bàn chải của mình:
    Bạn đã dạy cho bé biết phân biệt giữa bàn chải đánh răng và kem đánh răng chưa? – Hãy đưa bé đi chọn mua bàn chải đánh răng chúng yêu thích. Hiện giờ có rất nhiều mẫu mã đáng yêu và phù hợp cho bé. Chúng sẽ hào hứng đánh răng hơn với bàn chải mình tự chọn. “Con gái tôi cuối cùng đã bớt gay gắt khi đó là một bàn chải đánh răng có hình nàng công chúa Cinderella.” -Whitney Của Playdateson Fridays

    2. Bật bài hát bé yêu thích trong khi bé đánh răng, hầu hết các bài hát thường kéo dài 2 đến 3 phút là thời gian phù hợp cho việc đánh răng.

    3. Cha mẹ nên đánh răng cùng với con vì bé rất thích bắt chước bố mẹ. Có thể luân phiên nhau đánh răng. Hãy để bé đánh răng cho bạn, còn bạn đánh răng cho bé.
    [​IMG]

    4. Nếu trong gia đình bạn có ông bà sử dụng răng giả. Hãy nhờ ông bà giả vờ làm rơi răng giả khiến bé ngạc nhiên và kể cho chúng nghe câu chuyện về sức khỏe răng miệng, đây cũng là động lực tốt khuyến khích bé chịu khó đánh răng hơn.
    Cho bé biết những gì xảy ra nếu không đánh răng và đánh răng có lợi như thế nào để bé sớm nhận thức được việc đánh răng là tốt cho bản thân chứ không nên trốn tránh nó.

    5. Tạo sự hứng thú cho bé.
    Hãy tạo ra một cuộc thi ai là người chăm chỉ đánh răng, đánh răng sạch và lâu hơn, ai thắng cuộc sẽ được chọn câu chuyện kể trước khi ngủ. Nhưng đừng quên thay đổi luân phiên người thắng cuộc để bé luôn hào hứng nhé.

    6. Nếu bạn có con lớn đã nhận thức tốt thì hãy nhờ chúng dạy cho em mình cách đánh răng, điều này khiến bé cảm thấy vui vẻ hơn
    [​IMG]

    7. Hãy để bé đánh răng với đồ chơi yêu thích của chúng.
     
  3. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Bé nhà mình thích phun nước nên rủ đánh răng là đi luôn
     
  4. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Sức khỏe răng miệng kém có thể làm xỉn màu nụ cười vui vẻ của con bạn và thậm chí có thể gây ra các vấn đề răng miệng không khắc phục được. Cần bắt đầu thực hiện sớm các thói quen tốt về sức khỏe nha khoa ngay sau khi chiếc răng đầu tiên nhú lên khỏi lợi. Hãy tặng cho con bạn món quà tuyệt vời nhất: hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tỏa sáng!

    Các biện pháp phòng ngừa để có sức khỏe răng miệng tốt
    [​IMG]

    [​IMG]

    Nguồn: http://www.ecare.vn/bai-viet/de-chang-tien-rang-luon-vui-ve

     
  5. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    nói về răng lợi mà chán! chăm sóc lắm mà răng con mình vẫn sâu, vẫn sún.
     
  6. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Bé nhà bạn mấy tuổi rồi. Nếu bé nhận thức được rồi, bạn dùng kem đánh răng ngừa sâu răng cho bé, có nồng độ Flour nhẹ phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài việc chăm sóc răng 1 cách kỹ lưỡng ở nhà ra, định kỳ 6 tháng bạn cũng nên đưa bé đi khám răng nhé.
     
  7. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Phần 1: Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

    Tổng quát
    Khi một em bé mới ra đời, người mẹ thường cảm thấy quá sức với những trách nhiệm mới của mình. Có ba việc quan trọng cần nhớ trong giai đoạn này.

    Về chất Fluoride
    Khi em bé được khoảng 6 tháng tuổi, người mẹ nên hỏi bác sĩ của con mình về các chất bổ dưỡng fluoride cho em bé. Tùy thuộc vào lượng fluoride trong nước uống và người mẹ cho con bú sữa mẹ hay bú sữa bình, bác sĩ có thể kê toa nước rỏ fluoride hoặc thuốc kết hợp sinh tố-fluoride cho em bé. Fluoride thực ra ảnh hưởng tới răng sữa và răng khôn khi chúng đang mọc để giúp hàm răng chắc khỏe hơn và ngừa sâu răng hiệu quả hơn. Tất cả các toa thuốc fluoride cần phải được làm theo đúng vì fluoride hấp thụ ở lứa tuổi này có thể ngăn ngừa sâu răng sau này. Nếu nước uống không có chất fluoride – hoặc nếu gia đình sử dụng nước đóng chai để uống và nấu nướng – cần tiếp tục sử dụng các chất bổ dưỡng cho tới khi đứa trẻ được 16 tuổi và đã mọc hết toàn bộ răng khôn.

    Ngăn ngừa “Tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ”
    [​IMG]

    - Điều quan trọng thứ hai cần nhớ đối với một em bé sơ sinh là KHÔNG để em đi ngủ trong khi đang ngậm bình. Việc không bao giờ bắt đầu thói quen này thì dễ HƠN NHIỀU so với ngừng thói quen này khi răng sữa bắt đầu mọc. Để trẻ nhỏ ngủ khi đang ngậm bình – hoặc liên tục bú sữa mẹ, nếu bú sữa mẹ – có thể gây sâu răng nghiêm trọng, gọi là “Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ”. Điều quan trọng cần lưu ý là, mặc dù nhiều chuyên gia đồng ý rằng bú sữa mẹ tốt hơn cho con các bạn, sữa mẹ có thể gây chứng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ cũng giống như sữa bột hoặc sữa pha chế.
    - Chứng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ được thể hiện bởi qui luật đặc biệt về sâu răng, bắt đầu từ hàm răng cửa phía trên, sau đó là các răng hàm chính, theo thứ tự mọc răng. Bệnh này có thể gây sâu răng, đau răng, mất răng, nhiễm trùng, và mất ngủ.

    Chùi nướu răng cho trẻ
    Lời khuyên thứ ba cho nhóm tuổi này là hướng dẫn những người chăm sóc lau nướu răng của em bé hàng ngày. Sau khi cho ăn, người chăm sóc nên sử dụng một chiếc khăn lau sạch và ẩm, dùng đầu ngón tay hoặc gạc vuông để lau nhẹ nhàng phần nướu răng và lưỡi của em bé. Nếu em bé mọc răng trước khi được sáu tháng tuổi, đừng quên chùi răng cho em. Sức khỏe răng miệng của người mẹ cũng vẫn rất quan trọng. Một điều cũng quan trọng là người mẹ cần tiếp tục chăm sóc hàm răng của mình vì sức khỏe của bản thân và sức khỏe của con mình. Nghiên cứu mới cho thấy rằng càng có nhiều lỗ sâu răng không hàn, người mẹ càng có nhiều vi trùng gây sâu răng. Các vi trùng gây sâu răng này có thể truyền sang người con qua tiếp xúc hàng ngày như ăn chung thức ăn và để em bé chọc ngón tay vào miệng của người mẹ. Đây là một lý do khác mà các mẹ nên đi hàn răng sâu.

    Cần nhớ:
    1. Lau nướu răng của em bé hàng ngày
    2. Tránh để em bé đi ngủ trong khi đang ngậm bình
    3. hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ của quý vị về các loại chất bổ dưỡng fluoride.

    Đón xem phần sau: Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi.

    (Theo Dental Care Today)
     
  8. hoanghoanghoang

    hoanghoanghoang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2011
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Con em 5 tuổi rồi cháu đang bị sâu 2 răng hàm bên trong cùng sưng hết cả mồn miệng lên, hàn rồi lại bông xong lại hàn mà vẫn chẳng biết có cách nào ổn định cả. Hàng ngày ăn uống phải ăn những thứ thật mềm, em cũng không dám cho con ăn thịt gà và xôi.
     
  9. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Nguyên nhân khiến cho răng của chúng ta bị sâu đây ạ !!!

    [​IMG]
     
  10. hoanghoanghoang

    hoanghoanghoang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2011
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    vậy có cách nào có thể hạn chế được răng k sâu nữa không ạ?
    cũng cậu này răng lúc nhỏ rất trắng đều và đẹp giờ 2 cái răng của tự nhiên lại dần bị hơi đen nữa?
     
  11. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm hay quá thank chủ top nhé
     
  12. Mecuping

    Mecuping Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    6,310
    Đã được thích:
    1,879
    Điểm thành tích:
    913
    Cái vệ sinh thì đúng rồi
    Đoạn răng miệng của mẹ hay quá, giờ mới tỉnh ngộ, tks chủ top
     
  13. ecarestore

    ecarestore Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Tham gia:
    3/3/2015
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Phần 2: Trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi

    Tổng quát
    Khi được sáu tháng tuổi, răng em bé bắt đầu nhú ra. Chiếc răng sữa cuối cùng mọc khi em bé được khoảng 24 tháng tuổi.

    Tầm quan trọng của răng sữa.
    Nhiều người không biết được tầm quan trọng của răng sữa. Hàm răng khỏe mạnh cần có răng sữa khỏe mạnh để cắn và nhai, do đó ảnh hưởng tới dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Những trẻ em có răng cửa nhổ sớm do mắc chứng sâu răng ở trẻ nhỏ, có thể khó ăn trái cây tươi, thịt, và rau. Đây là các loại thực phẩm quan trọng! Răng sữa cũng giữ chỗ cho răng khôn. Nếu răng sữa bị mất sớm do sâu răng, răng khôn có thể mọc khấp khểnh. Cũng cần phải có răng sữa để nói năng rõ ràng. Những trẻ em nói năng không rõ ràng có thể không đạt kết quả học tập tốt ở trường.

    Ngăn ngừa chứng sâu răng ở trẻ nhỏ
    Ở lứa tuổi từ 6 tới 12 tháng, các em nhỏ sẽ bắt đầu uống nước từ ly hút. Đa số trẻ em bắt đầu với các đồ vật ở độ tuổi này và đây là thời điểm tuyệt vời để dạy em uống bằng ly. Khi được 12 tới 14 tháng tuổi, các em bé cần được cai sữa bình.

    Chăm sóc hàm răng của em bé.

    [​IMG]
    Khi em bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, cần chùi răng hàng ngày cho em. Những người chăm sóc nên dùng một chiếc bàn chải mềm cỡ dành cho trẻ nhỏ hoặc khăn lau sạch và ẩm để lau nhẹ nhàng hàm răng và nướu răng của em bé. Nhưng bao giờ cũng vậy, sau khi em bé tròn một tuổi là tới lúc đưa em đi khám nha khoa tổng quát lần đầu! Các mẹ cũng nên vạch môi của em bé để kiểm tra xem có sâu răng hay không. Sâu răng ở lứa tuổi này trông sẽ giống như những đốm nhỏ màu trắng hoặc nâu. Nếu em bé có các đốm đáng ngờ trên răng, các mẹ nên lấy hẹn khám răng ngay cho em. Nếu những đốm sâu răng này được phát hiện ngay từ đầu, việc điều trị sẽ chỉ ở mức độ không đáng kể.

    Ghi nhớ
    1. Cho em bé uống nước trái cây/sữa trong ly hút (vào 6 tháng tuổi)
    2. Tránh để em bé vừa đi vừa ngậm bình
    3. Cai sữa bình cho em bé khi em được 12 tới 14 tháng tuổi
    4. Chùi răng em bé hàng ngày
    5. Đi khám răng tổng quát với nha sĩ khi được 12 tháng tuổi

    Đón xem phần sau: Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi.

    (Theo Dental Care Today)
     

Chia sẻ trang này